Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- 1. Nguyên nhân ung thư buồng trứng
- Lịch sử gia đình, gen di truyền
- Phụ nữ mãn kinh
- Béo phì, thừa cần khó kiểm soát
- Phụ nữ vô sinh hoặc sử dụng các loại thuốc nội tiết tố, thuốc kích trứng
- 2. Dấu hiệu ung thư buồng trứng
- Đầy hơi, chướng bụng
- Đau bụng hoặc đau âm ỉ kéo dài
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Chảy máu âm đạo
- 3. Chẩn đoán ung thư buồng trứng như thế nào?
- Kiểm tra sàng lọc
- Khám vùng chậu
- Siêu âm âm đạo
- Kiểm tra CA-125
- 4. Ung thư buồng trứng giai đoạn 0, 1 (1a, 1b, 1c), 2 (2a, 2b, 2c), 3 (3a, 3b, 3c), 4 (giai đoạn cuối) sống được bao lâu?
- Giai đoạn 0
- Giai đoạn 1 (1a, 1b, 1c)
- Giai đoạn 2 (2a, 2b, 2c)
- Giai đoạn 3 (3a, 3b, 3c)
- Giai đoạn 4 – giai đoạn cuối
- 5. Điều trị ung thư buồng trứng
- Phẫu thuật ung thư buồng trứng
- Hóa trị ung thư buồng trứng
- Xạ trị ung thư buồng trứng
- 6. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ
- 6.1. Ngăn ngừa mắc mới ung thư buồng trứng
- 6.2. Phòng tái phát ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư thường gặp thứ 5 ở phụ nữ. Nó được gọi với cái tên là “kẻ hủy diệt thầm lặng” của phụ nữ. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó diễn ra âm thầm, lặng lẽ, từ từ tàn phá sức khỏe người phụ nữ. Những kiến thức sau sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quát về căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư buồng trứng
1. Nguyên nhân ung thư buồng trứng
Bệnh phát triển dựa trên sự phân chia không kiểm soát của các tế bào trong buồng trứng. Khối u có thể xuất phát từ buồng trứng, tuy nhiên nó cũng có thể di căn đến từ các cơ quan khác trong cơ thể.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay chưa có nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi, rối loạn quá trình sản sinh ra tế bào mới thay thế tế bào đã chết tại buồng trứng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm điều trị thực tiến, bệnh có thể phát triển từ các nguyên nhân sau:
Lịch sử gia đình, gen di truyền
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đến 10% bệnh nhân mắc bệnh là kết quả của một xu hướng di truyền. Sự đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể dẫn tới một người phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh về buồng trứng
Phụ nữ mãn kinh
Hầu hết các trường hợp bệnh phát triển sau khi phụ nữ đã bước vào giai đoạn mãn kinh, với đa số các trường hợp được chẩn đoán ở phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Béo phì, thừa cần khó kiểm soát
Nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ có tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng cao hơn ở phụ nữ béo phì. Việc dư thừa năng lượng cùng khối lượng chất béo lớn ở vùng bụng có thể cản trở quá trình lưu thông máu và các hoạt động sinh lý tự nhiên, nội tiết tố tại buồng trứng.
Phụ nữ vô sinh hoặc sử dụng các loại thuốc nội tiết tố, thuốc kích trứng
Phụ nữ không có con hoặc đã từng sử dụng thuốc các nhóm thuốc nội tiết tố, thuốc kích trứng để kích thích các nang trứng phát triển, tạo điều kiện để làm UIU hoặc VIF có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn so với phụ nữ đã có con, phụ nữ bú mẹ và phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai đường uống.
Nguyên nhân ung thư buồng trứng
2. Dấu hiệu ung thư buồng trứng
Buồng trứng của phụ nữ nằm sâu trong cơ thể vì vậy những triệu chứng ban đầu rất khó để nhận biết. Thường các dấu hiệu của ung thư được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn sau. Vì vậy để chủ động bảo vệ sức khỏe và tầm soát sớm ung thư, bạn không nên bỏ qua các dấu hiệu sau:
Đầy hơi, chướng bụng
Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ ung thư buồng trứng. Tuy nhiên nó thường được bỏ qua hoặc dễ gây nhầm lần với các bệnh đường tiêu hóa khác.
Đau bụng hoặc đau âm ỉ kéo dài
Những cơn đau xuất hiện bất thường hoặc âm ỉ kéo dài kèm theo đó là sự rối loạn, thất thường của kinh nguyệt hàng tháng
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Hầu hết phụ nữ mắc căn bệnh này thường cảm thấy chán ăn, không thèm ăn và ăn ít cũng thấy nhanh no. Đây cũng là một vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Chảy máu âm đạo
Hiện tượng chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng cảnh báo các bệnh nguy hiểm.
Nếu bạn nhận thấy âm đạo có máu bất thường, cùng những cơn đau âm ỉ kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Dấu hiệu ung thư buồng trứng
3. Chẩn đoán ung thư buồng trứng như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, 77% trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối khi khối u bắt đầu di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết các bệnh nhân nhập viện điều trị khi những biểu hiện của ung thư buồng trứng đã thể hiện ra bên ngoài như đau bụng, chảy máu vùng kín, rối loạn kinh nguyệt, giảm cân đột ngột…Để phát hiện và có hướng điều trị kịp thời, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình và thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ.
Kiểm tra sàng lọc
Các nhà khoa học và các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng các phương pháp sàng lọc đáng tin cậy để phát hiện sớm ung thư buồng trứng. Hiện nay, có một số xét nghiệm có thể có lợi cho phụ nữ có nguy cơ đặc biệt đối với bệnh này:
Khám vùng chậu
Mặc dù khám vùng chậu dường như không giúp phát hiện trực tiếp được các dạng ung thư buồng trứng sớm, nhưng nó vẫn có thể là một công cụ hữu ích để giúp các bác sĩ phát hiện ra các biến đổi từ các điều kiện cơ bản. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích phụ nữ từ 18 tuổi nên đi kiểm tra định kỳ và phụ nữ từ 35 tuổi nên có các cuộc khám nghiệm trực tràng hàng năm (trong đó bác sĩ sẽ khám trực tràng và âm đạo cùng lúc để phát hiện sưng và dị ứng bất thường).
Siêu âm âm đạo
Thường được thực hiện như là một biện pháp phòng ngừa cho những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư buồng trứng. Các hình ảnh siêu âm bên trong âm đạo sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của buồng trứng. Từ đó làm cơ sở đưa ra các chẩn đoán lâm sàng và phương pháp điều trị hợp lý
Kiểm tra CA-125
Xét nghiệm máu này đánh giá mức độ CA-125, một protein sản sinh từ một số tế bào ung thư buồng trứng. Nó có khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
Nếu các phương pháp sàng lọc sơ bộ cho thấy có sự hiện diện của tế bào ung thư trong buồng trứng, các bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị tiến hành chụp CT, X-quang hoặc sinh thiết để xác nhận kết quả.
Chấn đoán ung thư buồng trứng
4. Ung thư buồng trứng giai đoạn 0, 1 (1a, 1b, 1c), 2 (2a, 2b, 2c), 3 (3a, 3b, 3c), 4 (giai đoạn cuối) sống được bao lâu?
Các giai đoạn của ung thư buồng trứng thường phát triển âm ỉ, khó phát hiện. Thông thường bệnh nhân chỉ đến các bệnh viện chuyên khoa thăm khám khi bệnh đã có những triệu chứng ung thư buồng trứng rõ ràng. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về các giai đoạn tiến triển của bệnh:
Giai đoạn 0
Khối u bắt đầu hình thành ở lớp niêm mạc buồng trứng. Giai đoạn này khối u bắt đầu hình thành nên khó có thể phát hiện bằng các phương pháp siêu âm, chụp hình ảnh. Bên cạnh đó, giai đoạn hình thành bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng.
Giai đoạn 1 (1a, 1b, 1c)
Ung thư bị giới hạn ở giai đoạn một (giai đoạn 1A) hoặc cả hai buồng trứng giai đoạn (giai đoạn 1B). Nếu ung thư giai đoạn 1 và nó có mặt ở bề ngoài của một hoặc hai buồng trứng, khối u đã vỡ hoặc có các tế bào ung thư trong dịch bụng, thì ung thư là giai đoạn 1C (cuối giai đoạn 1). Ở giai đoạn này, thời gian sống tiên lượng khá tốt:
- Ung thư buồng trứng giai đoạn 1A tỷ lệ sống sau 5 năm là 94%
- Giai đoạn 1B tỷ lệ sống sau 5 năm chiếm 92%
- Giai đoạn 1C là 85%
Tiên lượng tốt và thời gian sống khá dài, vì thế người ung thư buồng trứng nên tuân thủ tốt các phương pháp điều trị để đạt hiệu quả cao nhất.
Ung thư buồng trứng giai đoạn 1a, 1b, 1c
Giai đoạn 2 (2a, 2b, 2c)
Ung thư nằm bên trong một hoặc hai buồng trứng và lan rộng trong vùng chậu. Ung thư có thể lan đến tử cung và / hoặc ống dẫn trứng (giai đoạn 2A) hoặc các cơ quan vùng chậu khác (giai đoạn 2B). Nếu ung thư là giai đoạn 2 và nó có mặt ở bề mặt ngoài của một hoặc cả hai buồng trứng, khối u đã vỡ hoặc các tế bào ung thư nằm trong dịch bụng, ung thư giai đoạn 2C (cuối giai đoạn 2)
Tiên lượng về thời gian sống sau 5 năm là:
- Ung thư buồng trứng giai đoạn 2A tỷ lệ là 78%
- Ung thư buồng trứng giai đoạn 2B tỷ lệ là 73%.
Tuy ở giai đoạn 2, nhưng tiên lượng bệnh vẫn khá tốt, vì thế, người ung thư buồng trứng nhất định không được từ bỏ mà cần phối hợp với các bác sĩ cho hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ung thư buồng trứng giai đoạn 2a, 2b, 2c
Giai đoạn 3 (3a, 3b, 3c)
Ung thư liên quan đến một hoặc cả hai buồng trứng và đã lan rộng ra ngoài vùng chậu. Nếu phát hiện ung thư ở thành bụng, ung thư giai đoạn 3A. Giai đoạn 3B liên quan toàn bộ các cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, đại tràng, tử cung, âm đạo…. Trong giai đoạn 3C, ung thư có thể lan ra các hạch bạch huyết.
Tỷ lệ thời gian sống sau 5 năm là:
- Giai đoạn 3A: 59%
- Giai đoạn 3B: 52%
- Giai đoạn 3C: 39%
Khoa học ngày càng phát triển, vì thế việc điều trị ung thư buồng trứng sẽ ngày càng được nâng cao về tính hiệu quả, người bệnh cần giữ vững niềm tin và kiên trì chiến đấu với căn bệnh này.
Ung thư buồng trứng giai đoạn 3a, 3b, 3c
Giai đoạn 4 – giai đoạn cuối
Ung thư lan đến một hoặc cả hai buồng trứng và cũng xâm chiếm sâu vào trong các hệ bạch huyết và lan ra các cơ quan ở xa hơn như gan, phổi hay di căn xương…
Ung thư buồng trứng là kẻ thù thầm lặng của phụ nữ. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn có thể chiến thắng căn bệnh này nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Thời gian sống sau 5 năm chiếm tỷ lệ là: 17%. Tỷ lệ này thấp hơn các giai đoạn trước, nhưng nó chưa phải là con số 0, vì thế, không có lý do gì mà người bệnh chấp nhận đầu hàng. Hãy giữ tư duy tích cực để cuộc sống trọn vẹn nhất.
ung thư buồng trứng giai đoạn 4, giai đoạn cuối đã di căn
5. Điều trị ung thư buồng trứng
Hiện nay, trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và vị trí khối u, bác sĩ thường kết hợp giữa 3 phương pháp phẫu thuật và hóa trị liệu.
Phẫu thuật ung thư buồng trứng
Điều trị theo phương pháp phẫu thuật nói chung bao gồm việc cắt bỏ cả buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung cũng như các hạch bạch huyết lân cận và một phần mô mỡ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ càng nhiều khối u ung thư càng tốt.
Phần cắt bỏ có thể ít hơn nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn rất sớm. Đối với phụ nữ ở giai đoạn I, phẫu thuật có thể bao gồm việc cắt một buồng trứng và ống dẫn trứng của nó. Điều này có thể bảo vệ khả năng có con của người phụ nữ.
Hóa trị ung thư buồng trứng
Sau khi phẫu thuật, bạn có thể sẽ được điều trị bằng hóa trị để diệt các tế bào ung thư còn lại. Thuốc hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc trực tiếp vào khoang bụng hoặc cả hai. Hoá trị liệu có thể được sử dụng như là phương điều trị ban đầu nếu bệnh chuyển biến vào giai đoạn sau để thu nhỏ khối u, diệt vùng khối u lan rộng trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ung thư và phần mô, hệ bạch huyết xung quanh.
Xạ trị ung thư buồng trứng
Mặc dù xạ trị hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng, nhưng nó có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn lại trong vùng chậu. Nó cũng có thể được sử dụng nếu ung thư tái phát lại sau khi điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu chính của xạ trị là kiểm soát các triệu chứng như đau, không phải để điều trị ung thư.
Xạ trị ung thư buồng trứng
6. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ
Ngăn ngừa ung thư buồng trứng thường có 2 mục đích là ngăn ngừa ung thư buồng trứng tái phát và ngăn ngừa mắc mới ung thư. Ở hai mục đích này sẽ có cách thức khác nhau.
6.1. Ngăn ngừa mắc mới ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là mối lo lắng của phái đẹp, đặc biệt khi bước qua tuổi 35 hay giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa căn bệnh này nhờ các biện pháp hữu hiệu sau:
Biện pháp tránh thai an toàn
Phụ nữ đã sử dụng thuốc ngừa thai trong 5 năm liên tiếp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh về buồng trứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngừa thai có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú ở một số phụ nữ.
Cho con bú và mang thai – thực hiện thiên chức làm mẹ là 1 cách ngăn ngừa ung thư buồng trứng
Một người phụ nữ mang thai và cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng thấp hơn phụ nữ không cho con bú hoặc vô sinh.
Thắt ống dẫn trứng hoặc loại bỏ tử cung, buồng trứng
Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh và những người sống ngoài năm sinh sản, các thủ thuật phẫu thuật như thắt ống dẫn trứng (buộc ống dẫn trứng), cắt bỏ tử cung và cắt bỏ buồng trứng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, tất cả các thủ tục phẫu thuật đều có rủi ro và cần được thảo luận đầy đủ với bác sĩ của bạn.
Thắt ống dẫn trứng phòng ung thư buồng trứng
6.2. Phòng tái phát ung thư buồng trứng
Tạm thời lui bệnh ung thư buồng trứng sau khi điều trị tích cực tại bệnh viện giúp phụ nữ vơi đi phần nào sự lo sợ. Nhưng có một nỗi “sợ” ẩn sâu trong mỗi người bệnh và người thân, thậm chí là bác sĩ đó là nỗi lo ung thư buồng trứng hoặc 1 bệnh ung thư thứ 2 mới có thể ập đến hoặc quay lại bất kỳ lúc nào.
Chính điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian và chất lượng sống của người bệnh. Vậy, làm cách nào để người bệnh có cuộc sống tốt hơn sau khi đẩy lui bệnh ung thư buồng trứng. Hãy tham khảo một số cách sau nhé.
Gạt bỏ nỗi sợ hãi
“Sinh lão bệnh tử”, là con người đâu có ai có thể không theo quy luật này. Thay vì suy nghĩa “ung thư là cửa tử” không sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị nó quật ngã. Hãy học cách chấp nhận và sống chung với nó.
Sự đau đớn, mệt mỏi của quá trình điều trị ung thư tại bệnh viện bạn đã vượt qua được, vậy có lý gì mà những ngày sau đó bạn không sống một cuộc sống ý nghĩa nhất cho chính mình và người thân yêu.
Hãy gạt bỏ mọi nỗi lo, phiền muộn và làm những điều có ích nhất. Hãy sống như mỗi ngày là ngày cuối cùng của cuộc đời, bạn sẽ không phải hối hận và tiếc nuối vì việc gì cả.
Biến sợ hãi thành hành động hữu ích
Chú ý chăm sóc bản thân hơn, duy trì nếp sống khoa học và sử dụng các biện pháp phòng ngừa ung thư chính là điều bạn cần làm.
Ung thư thường phát sinh khi có sự đột biến trong cơ thể, vì thế, phòng ngừa một cách chủ động sẽ là cách để ngăn cho ung thư không dễ dàng quay trở lại.
Sản phẩm được các bác sĩ điều trị ung thư bệnh viện K, 108 và Bạch Mai khuyên sử dụng
Sử dụng Fucoidan Nhật Bản là một cách hay để bạn tiêu diệt mầm mống ung thư ngay từ trong trứng nước. Hai hoạt chất Fucoidan là sự kết hợp tuyệt vời để tạo nên sức mạnh kỳ diệu trợ thủ đắc lực cho bạn.
Bạn cần tìm hiểu rõ về nó trước khi quyết định, hãy xem bài viết Fucoidan Nhật Bản có thực sự TRỊ được ung thư? hay gọi tới số 18000069 miễn cước trong giờ hoặc 02439963961 ngoài giờ hành chính để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Bênh tiểu đường là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?