Ung thư buồng trứng sống được bao lâu là vấn đề chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là những người đang bị ung thư giai đoạn nặng, tế bào ung thư có dấu hiệu di căn và không thể kiểm soát. Nguyên nhân là do bản chất ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó bệnh lý này khó được phát hiện ở giai đoạn sớm, có diễn tiến nhanh, tế bào ung thư dễ lây lan sang các hạch bạch huyết và những cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời dễ tái phát sau quá trình điều trị.
Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
Ung thư buồng trứng là bệnh nguy hiểm đặc trưng bởi sự xuất hiện và tiến triển của một hoặc nhiều khối u ác tính tại buồng trứng của nữ giới. Khối u ác tính có thể chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng hoặc cả hai bên tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, đây là sự phát triển bất thường và mất kiểm soát của những tế bào tại buồng trứng.
Hiện tại nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, vấn đề thừa cân béo phì, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài, mãn kinh muộn…
Do triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề về dạ dày hoặc những bệnh phụ khoa khác hay triệu chứng không rõ ràng nên đa số trường hợp phát hiện ung thư buồng trứng khi bệnh đang trong giai đoạn nặng.
Về vấn đề ung thư buồng trứng sống được bao lâu, các chuyên gia giải đáp như sau:
Thời gian sống của bệnh nhân sau khi mắc bệnh ung thư buồng trứng còn phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
- Thể trạng và độ tuổi của từng bệnh nhân
- Thời gian phát hiện bệnh ung thư buồng trứng
- Giai đoạn tiến triển của bệnh hay giai đoạn ung thư buồng trứng
- Khả năng đáp ứng của cơ thể đối với phác đồ điều trị.
So với các bệnh ung thư khác thì ung thư buồng trứng là loại ung thư có tiên lượng sống tốt, nhất là khi bệnh nhân sớm phát hiện bệnh lý, điều trị kịp thời và đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dựa vào từng giai đoạn phát triển của bệnh, tiên lượng sống của bệnh ung thư buồng trứng như sau:
- Giai đoạn 1: Bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có tiên lượng sống cao nhất. Đối với giai đoạn này, tỉ lệ sống sót trên 5 năm của phụ nữ bị ung thư buồng trứng đạt mức 94%. Trong đó ung thư buồng trứng giai đoạn 1A có tỉ lệ sống trên 5 năm là 94%, 92% đối với giai đoạn 1B và 85% đối với giai đoạn 1C. Đặc biệt những trường hợp sớm phát hiện và điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn 1 đều được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên do biểu hiện không rõ ràng và dễ nhầm lẫn nên rất ít trường hợp phát hiện và trị ung thư ở giai đoạn này.
- Giai đoạn 2: Tiên lượng sống được đánh giá là khá tốt khi bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn 2. Đối với giai đoạn 2, tỉ lệ sống sót trên 5 năm của phụ nữ bị ung thư buồng trứng đạt mức 78%. Trong đó ung thư buồng trứng giai đoạn 2A có tỉ lệ sống trên 5 năm là 78%, giai đoạn 2B là 73% và 57% đối với giai đoạn 2C. Đối với ung thư buồng trứng giai đoạn 2, bệnh nhân vẫn có khả năng chữa khỏi bệnh.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 được xác định là giai đoạn muộn và nặng của bệnh ung thư buồng trứng. So với giai đoạn 1 và 2, tiên lượng sống của giai đoạn 3 đã giảm đi rất nhiều. Theo kết quả nghiên cứu, tỉ lệ sống trên 5 năm của phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 là là 59%. Trong đó, tỉ lệ sống trên 5 năm đối với ung thư buồng trứng giai đoạn 3A là 59% đối với giai đoạn 3B và 52% và đối với giai đoạn 3C là 39%.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối và là giai đoạn nặng nhất, có nguy cơ tử vong cao nhất của bệnh ung thư buồng trứng. Bởi trong giai đoạn này, tế bào ung thư có dấu hiệu phát triển mạnh, đã lan rộng đến buồng trứng còn lại, mô, hạch bạch huyết và cả những cơ quan bên trong và bên ngoài của ổ bụng. Đối với nữ giới bị ung thư buồng trứng giai đoạn 4, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 17%.
Bị ung thư buồng trứng có chết không?
Thự
c tế cho thấy bệnh ung thư buồng trứng có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khiến bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên nguy cơ tử vong của bệnh còn phụ thuộc vào khả năng di căn của tế bào ung thư, giai đoạn phát triển của bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể đối với các phương pháp điều trị.
Đối với ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt, không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này khiến bệnh khó được phát hiện trong giai đoạn sớm.
Theo kết quả thống kê, đa số bệnh nhân phát hiện ung thư buồng trứng khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng (thường là giai đoạn 4). Điều này khiến tiên lượng sống của bệnh nhân giảm đáng kể và có nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng sẽ không được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn sang nhiều cơ quan khác. Lúc này phác đồ điều trị ung thư được áp dụng với mục đích làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Đối với ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể tử vong sau khi phát hiện bệnh từ vài tháng đến 2 năm, rất ít trường hợp kéo dài thời gian sống được trên 5 năm.
Biện pháp giúp kéo dài tiên lượng sống cho người bị ung thư buồng trứng
Do là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao nên bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng cần chú ý đến những phương pháp giúp kéo dài tiên lượng sống được liệt kê dưới đây:
1. Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ
Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, giai đoạn tiến triển, mức độ lây lan của tế bào ung thư và khả năng đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh còn phụ thuộc vào sự nghiêm túc của bệnh nhân.
Việc tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian kiểm soát các tế bào ung thư, điều trị bệnh hiệu quả, phòng ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu hoặc gây biến chứng. Đồng thời tránh bệnh ung thư buồng trứng tái phát.
Ngoài ra việc chủ động thăm khám và nghe theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa còn giúp bệnh nhân loại bỏ tế bào ung thư triệt để hơn, kéo dài thời gian sống. Điều này vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn.
2. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý
Tồn tại rất nhiều trường hợp bị ung thư buồng trứng tử vong do kiệt sức trong quá trình điều trị bệnh, không đủ sức khỏe để sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư. Chính vì thế bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị (đặc biệt trong giai đoạn hóa trị ung thư buồng trứng), người bệnh cần chú ý dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Sau khi được đưa vào cơ thể, các chất dinh dưỡng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh, giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng và khả năng chống chịu của cơ thể đối với tế bào ung thư. Đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị bệnh của các phương pháp.
Ngoài ra người bệnh cần ăn uống lành mạnh, hợp lý và khoa học ngay cả trước, trong và sau quá trình chữa bệnh ung thư buồng trứng để làm giảm nguy cơ mắc phải những vấn đề hay tác dụng phụ từ hóa trị liệu, xạ trị hay các phương pháp điều trị khác. Đồng thời giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó chịu, kéo dài thời gian sống và tăng chất lượng sống cho bệnh nhân.
Người bị ung thư buồng trứng cần tuân thủ những nguyên tắc sau để cải thiện bệnh:
- Đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt người bị ung thư buồng trứng nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, vitamin, các loại cá, trái cây tươi, rau xanh (đặc biệt là rau họ cải), thịt gà,ngũ cốc, nấm…
- Người bệnh cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Nên uống nhiều nước lọc để thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố. Nên tăng cường dung nạp thêm nước ép rau củ và trái cây để bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể.
- Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, tránh ăn món ăn ngọt, chứa nhiều đường, đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, các món ăn muối chua, thực phẩm giàu chất béo bảo hòa. Đồng thời không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có gas và những loại đồ uống có cồn.
- Nên sử dụng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe để thay thế cho mỡ động vật.
- Để các dưỡng chất được hấp thu một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn, người bệnh nên sử dụng 5 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì sử dụng 3 bữa ăn lớn. Tránh ăn quá no hoặc ăn quá nhiều đồ ăn trong một ngày.
Đặc biệt trong mỗi bữa ăn hàng ngày, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết sau:
- Chất đạm: Người bị ung thư buồng trứng nên bổ sung chất đạm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh cần lưu ý tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm để cân đối hàm lượng protein có trong thực vật và protein động vật. Bên cạnh đó người bệnh cần ưu tiên sử dụng thịt trắng, bổ sung đạm từ hải sản và thịt đỏ một cách hợp lý.
- Tinh bột: Người bệnh nên ưu tiên bổ sung tinh bột cho cơ thể thông qua các loại củ hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những thực phẩm sẵn có chứa chất phụ gia và đường đơn.
- Chất béo: Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng có thể bổ sung vào chế độ ăn uống nguồn chất béo không no, tuy nhiên không được phép dung nạp trên 50% tổ
ng năng lượng. - Vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây tươi và rau xanh chính là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất nên được ưu tiên. Tuy nhiên để tránh gây độc cho cơ thể và làm nặng hơn bệnh ung thư người bệnh nên lựa chọn và sử dụng những loại rau củ quả, trái cây tươi sạch, đảm bảo vệ sinh, không chứa thuốc bảo quản.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học chính là phương pháp tự nhiên giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện bệnh. Đồng thời giúp bệnh nhân bị ung thư buồng trứng kéo dài thời gian sống hiệu quả.
3. Liệu pháp tâm lý
Không chỉ riêng chế độ ăn uống, tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng có khả năng đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân bị ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng.
Trên thực tế, những người có tâm lý không ổn định sẽ thường xuyên mắc những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó thường xuyên stress, căng thẳng quá mức còn gây rối loạn các chức năng trong cơ thể,làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, việc có tâm lý không ổn định cùng với sức khỏe suy yếu sẽ khiến tiên lượng sống suy giảm. Do đó việc kiểm soát căng thẳng, stress, thực hiện những giải pháp giúp ổn định tâm lý là điều vô cùng cần thiết.
Để ổn định tâm lý, giải tỏa căng thẳng, stress, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, cần đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày và hạn chế ngủ sau 23 giờ.
- Không nên làm việc gắng sức, cần tránh làm việc nhiều vào buổi tối.
- Có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách tham gia vào các hoạt động thường ngày như nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tập yoga, vui chơi cùng với người thân hoặc bạn bè….
- Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, vui vẻ và giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
- Trong trường hợp căng thẳng và lo lắng kéo dài, không thể ổn định tâm lý bằng các biện pháp thông thường, người bệnh nên liên hệ với các bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn xử lý với những biện pháp thích hợp hơn.
4. Tham gia vào các hoạt động thể chất
Những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng nên thường xuyên vận động, tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho các bài tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Theo các chuyên gia, sức khỏe cùng hệ miễn dịch sẽ tăng lên khi người bệnh duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 20 – 30 phút/ ngày. Bên cạnh đó việc duy trì thói quen này còn giúp bệnh nhân nâng cao hiệu quả kiểm soát tế bào ung thư và điều trị bệnh của các phương pháp chuyên sâu.
Ngoài ra, nếu vận động thể chất đúng cách, duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày, người bệnh có thể giảm bớt việc đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực từ các loại thuốc hay các phương pháp điều trị ung thư. Đồng thời kéo dài tiên lượng sống cũng như thời gian sống cho những trường hợp ung thư buồng trứng nặng.
Tùy thuộc vào thể trạng của bản thân mà người bệnh có thể lựa chọn cho mình một bộ môn vận động phù hợp nhất. Đối với bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, những bộ môn như yoga, đạp xe, chạy bộ, đi bộ… đều rất tốt cho quá trình nâng cao sức khỏe và điều trị ung thư.
Bài viết là những thông tin giúp giải đáp vấn đề ung thư buồng trứng sống được bao lâu, các biện pháp giúp kéo dài tiên lượng sống. Hy vọng sau khi tham khảo thông tin này, người bệnh có thể hiểu hơn về bệnh ung thư buồng trứng, thời gian sống và các biện pháp kéo dài tiên lượng sống như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt… để từ đó có những biện pháp hỗ trợ thích hợp, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Bài viết liên quan:
- Ung thư buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì giảm bệnh?
- Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?
Xem thêm: 9 lợi ích sức khỏe từ đậu nành Nhật bạn có thể chưa biết