Ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Đây là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm, nhất là những phụ nữ vẫn còn mong muốn tiếp tục sinh thêm con. Tuy nhiên, việc bảo tồn khả năng sinh sản của bệnh nhân còn dựa trên mức độ ảnh hưởng của ung thư đến tử cung và phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh.
Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nữ giới?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của nữ giới. Sau ung thư vú, ung thư cổ tử cung được xếp vào danh sách bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, căn bệnh quái ác này chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, phụ nữ có thể phòng bệnh thông qua tiêm phòng vắc xin và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Ung thư cổ tử cung có diễn biến phức tạp. Giai đoạn tiền ung thư không có triệu chứng nhận biết. Khi ung thư bước vào giai đoạn đầu, những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề phụ khoa thường gặp khác. Do đó, hầu như người bệnh chỉ phát hiện sau khi ung thư cổ tử cung khởi phát những dấu hiệu nặng nề. Lúc này, bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị vô cùng khó khăn.
Trong quá trình can thiệp điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng về sức khỏe như:
- Mãn kinh sớm: Bình thường, phụ nữ đến độ tuổi ngoài 50 sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung, khi điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ buồng trứng trị bệnh hoặc xạ trị ung thư có nhiều khả năng khiến buồng trứng bị tổn thương. Điều này khiến cho quá trình mãn kinh của phụ nữ đến sớm hơn bình thường. Người bệnh sẽ cảm nhận được các biểu hiện của mãn kinh sớm như khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, tiểu tiện không kiểm soát, hay đổ mồ hôi vào ban đêm, tâm trạng thay đổi, loãng xương,…Để cải thiện những vấn đề này, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số thuốc giúp kích thích sản sinh hormone sinh dục.
- Hẹp âm đạo: Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Tuy nhiên, khi trải qua quá trình điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ là hẹp âm đạo. Điều này khiến cho việc quan hệ tình dục gây cảm giác đau và khó khăn hơn.
- Phù bạch huyết: Trường hợp ung thư cổ tử cung di căn phải phẫu thuật vét hạch, loại bỏ hạch huyết ở khung chậu có thể gây phá vỡ hệ thống hạch bạch huyết. Điều này khiến cho một lượng chất lỏng bị tích tự lại trong mô khiến hai chân bị sưng phù.
- Vô sinh: Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao và cũng là bệnh có khả năng gây vô sinh phổ biến hiện nay. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể phải buộc loại bỏ hoàn toàn tử cung để bảo tồn tính mạng. Điều này đồng nghĩa với việc, phụ nữ sẽ không còn khả năng sinh con trong tương lai.
Trên đây là những vấn đề về sức khỏe mà người mắc ung thư cổ tử cung có thể gặp phải trong quá trình điều trị. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà các phương pháp được áp dụng sẽ khác nhau.
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Những phương pháp này giúp loại bỏ tế bào ung thư nhưng cũng khiến cho phụ nữ mất đi khả năng sinh sản về sau, nhất là trường hợp ung thư ở giai đoạn muộn, bắt buộc loại bỏ hoàn toàn tử cung, buồng trứng,…
Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?
Như đã đề cập, bệnh ung thư cổ tử cung có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe sinh sản mặc dù đã trải qua điều trị. Sự hình thành khối u bất thường ở cổ tử cung ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản, đời sống tình dục và nội tiết của phụ nữ.
Một số trường hợp bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung hiện nay vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, việc duy trì chức năng sinh sản còn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và phương pháp điều trị được sử dụng.
Trường hợp ung thư đã ở giai đoạn cuối, tế bào ác tính đã lan rộng ra tử cung, buồng trứng và các cơ quan lân cận
, việc phụ nữ vẫn còn mong muốn mang thai nhưng phải bắt buộc loại bỏ tử cung để bảo vệ tính mạng. Do đó, sau khi điều trị, phụ nữ sẽ mất hoàn toàn khả năng mang thai.
Hiện nay, để điều trị chứng bệnh này có hai hướng chính là dị sản và điều trị ung thư tại chỗ. Ở các trường hợp phát hiện sớm ung thư, tế bào ác tính vẫn còn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát, các phương pháp như đốt điện, laser hoặc sử dụng khí đông lạnh sẽ được áp dụng.
Trường hợp những tế bào ác tính bắt đầu xâm lấn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Việc điều trị ở giai đoạn sớm có nhiều hy vọng chữa khỏi bệnh hoàn toàn, mang lại hy vọng kéo dài tiên lượng sống và bảo vệ chức năng làm mẹ cho phụ nữ.
Do đó, bạn nên kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao. Các phương pháp điều trị được áp dụng cho những đối tượng phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát giúp tiêu diệt tế bào ác tính, không ảnh hưởng các tế bào khỏe mạnh cũng như cơ quan sinh sản.
Ngược lại, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn III, giai đoạn cuối, việc điều trị đòi hỏi chuyên sâu hơn nhằm loại bỏ triệt để tế bào ung thư. Lúc này, tử cung và những bộ phận sinh sản bị ảnh hưởng bởi khối u phải cắt bỏ, người bệnh hoàn toàn không còn khả năng mang thai hay sinh con.
Điều trị ung thư cổ tử cung bảo tồn chức năng sinh sản
Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc điều trị ung thư cổ tử cung đã có nhiều bước phát triển mới. Theo đó, nếu phát hiện sớm bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp sao cho sau quá trình can thiệp loại bỏ ung thư bệnh nhân vẫn giữ được thiên chức làm mẹ. Điển hình như các phương pháp:
Điều trị nội tiết ung thư cổ tử cung
Phương pháp này hoạt động dựa trên việc điều tiết cơ thể bệnh nhân sản sinh ra hormone và cân bằng nội tiết tự nhiên, với mục đích ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị nội khoa thông qua việc sử dụng một số thuốc chuyên dụng, làm tăng nồng độ progesterone. Tuy nhiên, thuốc có thể sẽ làm thay đổi một số vấn đề về sinh lý cho cơ thể người bệnh.
Điều trị nội tiết có thể giúp phụ nữ duy trì chức năng sinh sản trong tương lai. Mặc dù vậy, dưới tác động của việc thay đổi các yếu tố sinh lý liên quan khác, việc thụ thai lúc này có thể sẽ trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, phương pháp này chỉ phù hợp cho đối tượng bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Những trường hợp nặng hơn sử dụng thuốc thường không mang lại hiệu quả.
Khoét chóp cổ tử cung
Phương pháp khoét chóp cổ tử cung hay còn được gọi là sinh thiết hình nón, sau điều trị người bệnh vẫn có thể duy trì chức năng sinh sản. Bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật đơn giản để loại bỏ một số mảnh mô chứa khối u theo hình dạng của hình chóp nón tại vị trí cổ tử cung.
Phương pháp điều trị này thường được áp dụng cho đối tượng bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn khởi phát. Hiệu quả sau điều trị được ghi nhận cho thấy cơ thể người bệnh phục hồi tương đối khả quan. Bệnh nhân có thể tiếp tục mang thai sau khi điều trị khoét chóp cổ tử cung.
Trường hợp ung thư không cải thiện mặc dù đã áp dụng phương pháp can thiệp cơ bản, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành các liệu pháp y tế chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, khoét chóp cổ tử cung trong một số trường hợp có thể để lại biến chứng hoặc bỏ sót mô bệnh làm tái phát ung thư. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần tái khám theo lịch để được kiểm tra, xử lý khi cần thiết.
Phẫu thuật cổ tử cung
Cổ tử cung của người bệnh có thể bị cắt bỏ một phần hay toàn phần. Ngoài ra, những vị trí có dấu hiệu xuất hiện tế bào ác tính di căn cũng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Các trường hợp phụ nữ sau điều trị phẫu thuật vẫn có khả năng mang thai là khi cắt một phần cổ tử cung và phần đáy tử cung vẫn được giữ nguyên vẹn.
Tuy nhiên, những trường hợp mang thai này, quá trình sinh nở sẽ không thể diễn ra theo ngả âm đạo bình thường mà phải tiến hành mổ để lấy thai. Các trường hợp còn lại, khi ung thư đã di căn rộng hơn, bắt buộc bác sĩ phải điều trị bằng phương pháp phức tạp như cắt tử cung, vét hạch kết hợp hóa trị, xạ trị. Tỷ lệ mang thai và sinh con của bệnh nhân sau điều trị chiếm tỷ lệ rất thấp.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bảo vệ sức khỏe sinh sản
Ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm có hy vọng điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, trường hợp bệnh đã chuyển nặng, khả năng điều trị khỏi càng thấp, đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ có thể mất hoàn toàn khả năng sinh con. Do đó, chuyên gia luôn khuyến khích nữ giới trong việc chủ động phòng tránh bệnh. Một số lưu ý như sau:
- Không quan hệ tình dục khi còn quá sớm, không quan hệ với nhiều bạn tình bởi khả năng lây nhiễm virus HPV (virus gây ung thư cổ tử cung) cao.
- Sử dụ
ng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm HPV. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý do virus còn có thể lây lan chỉ qua đường tiếp xúc da ở bộ phận sinh dục, ngoài ra còn có thể lây lan khi quan hệ tình dục bằng miệng. - Không sử dụng thuốc lá là yếu tố giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ. Bởi theo nghiên cứu, khả năng mắc bệnh ở phụ nữ có thói quen hút thuốc cao hơn 14 lần so với phụ nữ bình thường, đặc biệt là tăng tốc độ loạn sản ở người đã nhiễm phải HPV.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì vóc dáng cân đối, luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và duy trì hệ miễn dịch hoạt động tốt.
- Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, vào những ngày hành kinh, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh nấm mốc, viêm nhiễm hoặc vi khuẩn xâm nhập.
- Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV, định kỳ khám phụ khoa, tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm, điều trị dễ dàng hơn, giảm thiểu nhiều rủi ro đối với sức khỏe sinh sản.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp các vấn đề liên quan đến: “Ung thư cổ tử cung có mang thai được không?”. Theo đó, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao, đồng thời có thể bảo tồn chức năng sinh sản sau điều trị. Ngoài ra, phụ nữ nên chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ, thăm khám phụ khoa nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, kịp thời điều trị để bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Có thể bạn quan tâm:
- Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?
- Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?
- Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
Xem thêm: Tại sao viêm họng lại sốt? Người bệnh nên uống thuốc gì?