Ung thư miệng hiện nay đang là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới trong số những bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư thực quản, dạ dày… Bởi những thói quen không lành mạnh của nam giới như hút thuốc, uống rượu bia nhiều đã làm ảnh hưởng tới các cơ quan tiếp xúc như vùng môi, lưỡi, lợi… gây nên bệnh ung thư miệng.
Ung thư miệng xảy ra thường gặp nhất tại vùng môi, lưỡi, miệng (nướu răng hoặc khu vực vòm miệng) và phần giữa của họng (hầu họng).
Theo thống kê được thực hiện tại trung tâm Ung thư Vương quốc Anh, ung thư miệng hiện đang là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới hiện nay trong số các bệnh ung thư dạ dày, thực quản, phổi…
Trong thập kỷ qua, các trường hợp ung thư miệng đã tăng từ khoảng 4.500 trở lại trong năm 2002. Tỷ lệ mắc bệnh đã tăng một phần ba hơn 10 năm, tăng từ 9 trên 100.000 người trong năm 2002 lên 12 trên 100.000 trong năm 2012.
Dữ liệu được công bố vào năm 2012 cho thấy: có trên 7.300 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng ở Anh, trong đó có 4.900 nam và 2.400 nữ. Tiến sĩ Richard Roope tại trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết, việc kết hợp sử dụng thuốc lá cùng các loại rượu, bia và nhiễm HPV… làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư phổi, dạ dày hoặc bàng quang…
Khoảng 9 trong số 10 trường hợp ung thư miệng ở Vương quốc Anh có liên quan đến lối sống và các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh. 65 % bệnh nhân mắc ung thư miệng ở Anh có liên quan đến hút thuốc lá. Ngoài ra, các loại vi rút u nhú ở người (HPV), uống rượu và có một chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có liên quan đến bệnh ung thư miệng.
Giáo sư Damien Walmsley, trưởng cố vấn khoa học của Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết: “Tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân mắc ung thư miệng có thể đạt 90% nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.”
Theo số liệu ghi nhận tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc UT miệng được phát hiện ở giai đoạn đầu không cao và có trên 65% bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.
Việc chẩn đoán bệnh trong những giai đoạn này khiến công tác điều trị không đạt được hiệu quả như mong đợi, chi phí điều trị thường tăng cao rất nhiều. Chính vì lý do này, các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị mọi người nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư hàng năm để biết rõ thể trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng lưu ý về vấn đề khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường cần được đi khám lập tức để biết rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ chữa trị thích hợp.
Ung thư miệng là loại ung thư đứng thứ 6 ở đàn ông và thứ 14 phụ nữ với hơn 30.000 trường hợp được chẩn đoán mới mỗi năm. Đây không phải là loại ung thư phổ biến thường gặp nên những thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh này không có nhiều trên các phương tiện truyền thông.
Ung thư miệng thường ảnh hưởng nặng tới cuộc sống bình thường của con người, từ ăn uống đến nói năng, giao tiếp….Rất ít trường hợp được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi người bệnh hay nhầm lẫn là mắc nhiệt miệng hoặc loét miệng.
1 . Nguyên nhân dẫn đến ung thư miệng
Người mắc ung thư miệng 1 thời gian sẽ thấy các triệu chứng khó nuốt, chán ăn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Chính vì vây việc tìm ra các yếu tố nguy cơ, triệu chứng nguyên nhân được khá nhiều người quan tâm nhất là khi tỷ lệ mắc người mắc căn bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng.
Các biểu hiện ung thư vòm họng và miệng ban đầu có thể quan sát bằng mắt thường như nuốt đau, chảy máu miệng không lý do, để lâu có thể nặng hơn với dấu hiệu lở loét miệng. Vì thế, khi thấy các biểu hiện ung thư vòm họng, miệng cần đi khám ngay để được chẩn đoán ung thư miệng chính xác.
Các yếu tố nguy cơ cần kể đến như thuốc lá, rượu, tuổi tác. Đặc biệt, tên 1 loại virus thường nhắc tới trong ung thư cổ tử cung đó là HPV. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng HPV được coi là nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh này.
HPV có nguy cơ lây cao qua đường quan hệ bằng miệng không an toàn. Vì thế, với những người có thói quen này không nên lạm dụng, các hoạt động tình dục an toàn sẽ giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Dưới đây là các nguyên nhân ung thư vòm họng, miệng còn bỏ ngỏ.
Rượu, thuốc lá:
Rượu, thuốc lá được nhắc tới nhiều nhất trong nhóm các tác nhân dễ gây các bệnh ung thư nguy hiểm. Người nghiện thuốc lá có tuổi thọ thấp, về già dễ phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm liên quan tới phổi, vòm họng, miệng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra người có thói quen hút thuốc sẽ tăng gấp 3 lần mắc ung thư miệng. Vì thế, với đối tượng nghiện thuốc lá, rượu nên đi khám khi thấy các biểu hiện ung thư miệng giai đoạn đầu.
Tia tử ngoại:
Tia tử ngoại được nhắc nhiều tới ung thư hắc tố. Nhưng trên thực tế ánh nắng mặt trời có thể là nguyên nhân ung thư môi. Vì thế, các bác sỹ đều khuyên khi đi ra ngoài cần đội mũ, mặc áo chống nắng, hạn chế đi ra ngoài vào thời điểm nắng gay gắt để bảo vệ da.
Ăn trầu:
Thói quen nhai trầu có từ xa xưa ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Ăn trầu ngoài những tác dụng tuyệt vời thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ung thư. Đài Loan một trong những nước có nhiều người dân có thói quen nhai trầu nhất đã thực hiện 1 cuộc nghiên cứu.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có 4.700 người mắc ung thư vòm họng, miệng thì có tới 80% duy trì thói quen này thường xuyên. Mặc dù vậy, nhưng ăn trầu là nguyên nhân ung thư vòm họng, miệng vẫn còn là điều bí ẩn, bỏ ngỏ, chưa có tính chắc chắn.
HPV:
HPV là tên viết tắt của 1 loại virus gây u nhú sinh dục. HPV được nhắc tới nhiều đối với nguyên nhân ung thư miệng. Sex bằng miệng có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm này. Vì thế, những đối tượng có thói sex miệng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao.
Đây là bệnh nguy hiểm, có nhiều yếu tố nguy cơ vì thế khi thấy dấu hiệu lạ nên đi chẩn đoán ung thư vòm họng và miệng tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu.
Không thường xuyên vệ sinh răng miệng:
Nhiều người nghĩ đơn giản vệ sinh răng miệng kém chỉ khiến hơi thở có mùi hoặc nhiệt, viêm thông thường. Tuy nhiên, thói quen vệ sinh răng miệng có liên quan nhiều tới ung thư miệng. Người vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trên đây, là các nguyên nhân ung thư vòm họng miệng còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý vì đây là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa ung thư miệng nên duy trì thói quen tốt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn thức ăn nhanh..
2 . Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng
Ung thư khoang miệng là khối u ác tính trong khoang miệng. Đây là loại ung thư hay gặp ở vùng đầu cổ. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40-60 nhưng nay đang có xu hướng trẻ dần.
Ung thư khoang miệng là loại ung thư có thể dễ dàng quan sát được và nếu để ý thì người bệnh cũng có thể tự phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư khoang miệng không có cảm giác đay ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, triệu chứng đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra.
Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu khác mà nếu người bệnh chịu khó để ý cũng có thể tự phát hiện ra, như:
– Xuất hiện các vết loét, sùi ở các bộ phận bên trong khoang miệng như lưỡi, niêm mạc má, lợi… nhưng không dễ khỏi dù đã uống thuốc điều trị.
Nếu có biểu hiện này trong vòng 2 tuần mà không khỏi thì bạn cần phải nghĩ đến khả năng ung thư khoang miệng.
– Xuất hiện điểm sưng tấy hoặc nổi u bên trong khoang miệng.
– Cảm giác khó nuốt, khó phát âm.
– Cảm giác tê dại hoặc mất cảm giác ở điểm nào đó bên trong khoang miệng.
– Xuất hiện các nốt màu đỏ, màu trắng bên trong khoang miệng.
Lưu ý trong quá trình điều trị ung thư khoang miệng
– Ăn những thức ăn dễ tiêu, ít béo. Ăn đúng giờ giấc, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Tránh ăn các đồ chua, cay, thức ăn nguội, nóng, khô cứng, ăn quá no, quá đói… Tránh xa thuốc lá, rượu, bia, cà phê…
– Có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya.
– Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuân thủ đúng thời gian uống thuốc thì mới phát huy tác dụng, uống đủ liều lượng, không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết.
3 . Ung thư miệng là bệnh nguy hiểm nhưng dễ phòng ngừa
Ung thư vòm họng và ung thư miệng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, điều đáng mừng đây là căn bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng.
Vị trí có thể mắc ung thư miệng: lưỡi, môi, má, vòm miệng, họng..Ung thư miệng giai đoạn đầu tỷ lệ % điều trị thành công cao. Tiên lượng bệnh sẽ giảm dần theo giai đoạn. Ung thư miệng ở giai đoạn muộn chỉ có thể kéo dài thời gian sống trong vòng 5 năm.
Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng phòng ngừa và phát hiện sớm không quá khó.
Điều trị ung thư miệng bằng 3 phương pháp chính: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong trường hợp các khối u đặc thường sử dụng phương pháp phẫu thuật. Sau phẫu thuật nếu di căn bác sỹ có thể áp dụng xạ trị hoặc hóa chất.
Xạ trị trong điều trị ung thư miệng thường được áp dụng trong trường hợp diện tích khối u đã bắt đầu lan rộng hơn vị trí ban đầu. Nhược điểm của điều trị xạ trị có thể gặp phải như rụng tóc, buồn nôn..
4 . Làm cách nào để bạn có thể phòng ngừa bệnh nguy hiểm này?
Không hút thuốc lá, uống rượu ít (không uống càng tốt). Với người hay hút thuốc lá, uống rượu nhiều cần chú ý theo dõi sức khỏe hơn khi thấy các biểu hiện ung thư miệng cần tới bệnh viện để được chẩn đoán ung thư vòm họng, miệng chính xác.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây là cách đơn giản chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh. Hãy đảm bảo đánh răng 2 lần một ngày sáng và tối trước khi đi ngủ.
Ăn rau xanh, hoa quả đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn ít thực phẩm chiên xào. Nên bổ sung các loại thực phẩm có thành phần chống oxy hóa cao để đẩy lùi các căn bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư miệng.
Tăng cường hoạt động thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Người mắc ung thư miệng khó khăn trong việc ăn uống, họng đau. Vì thế, nên cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ nuốt khi thấy các biểu hiện ung thư vòm họng, miệng lạ nên đi khám sớm.
Ung thư miệng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới sau một số loại ung thư khác, xếp thứ 4 trong các ca ung thư ở nam và thứ 8 trong các ca ung thư ở nữ. Ung thư miệng có nguy cơ rõ rệt đối với người ở độ tuổi sau 40, gặp nhiều nhất là ở độ tuổi 60 – 70.
Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Luôn dùng kem chống nắng, vật bảo vệ môi và vùng da mặt bất cứ lúc nào ra ngoài trời nắng gắt.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
Tập thể dục và chơi thể thao. Hoạt động thể dục thể thao giúp cho cơ thể tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật.
5 . Người bị ung thư miệng nên ăn gì?
Người bị ung thư miệng nên ăn gì khi mà họ thường xuyên gặp phải tình trạng chán ăn, buồn nôn, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, suy kiệt và sụt cân nhanh? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch ăn uống tốt hơn cho người bệnh ung thư miệng.
Bệnh nhân ung thư miệng không chỉ gặp phải triệu chứng chán ăn, buồn nôn, khô miệng, đau miệng mà còn gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt. Vì khối u chèn ép trong khoang miệng nên việc điều trị bệnh chủ yếu là phẫu thuật hoặc xạ trị, gây nên những tổn thương khó lành trong khoang miệng.
Bởi vậy, bệnh nhân càng đau đớn và khó chịu hơn, dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu chất, suy nhược và sụt cân nhanh. Vậy người bị ung thư miệng nên ăn gì? Bạn có thể tham khảo các thực phẩm dưới đây:
Trứng:
Trứng không chỉ là loại thực phẩm rất mềm mà còn cung cấp khá nhiều chất đinh dưỡng cho cơ thể bệnh nhân. Trứng có thể thêm vào cùng cháo hoặc nấu cùng với súp để giúp bệnh nhân ung thư miệng dễ dàng khi ăn uống và dễ nuốt hơn.
Người bệnh không nên ăn trứng theo dạng luộc vì có thể gây nghẹn, còn chế biến bằng cách rán lên thì lại khá nhiều dầu mỡ và không phù hợp đối với bệnh nhân.
Bánh mềm:
Những loại bánh mềm có thể tan ngay khi ăn và còn giúp người bệnh ung thư miệng thấy ngon miệng hơn, dễ ăn và cung cấp đủ chất cho cơ thể. Một số loại bánh mềm như bánh gato, bánh bông lan cùng với sữa tươi, sữa chua không chỉ giàu chất dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư mà còn có thể giúp người bệnh nhanh phục hồi sau điều trị bệnh, tăng cường hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân.
Vì chúng khá dễ ăn và dễ nuốt nên bệnh nhân ung thư miệng có thể bổ sung các loại bánh mềm và sữa tươi, sữa chua trong các bữa ăn phụ hoặc khi tráng miệng để bổ sung đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
Tinh bột và rau xanh, hoa quả:
Những loại ngũ cốc được xay mịn thành bột như gạo, bột yến mạch, lúa mì,… là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư miệng.
Chất tinh bột còn có rất nhiều trong một số loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn dây, củ từ,… mà bệnh nhân ung thư miệng có thể ăn trực tiếp hoặc xay, luộc rồi xay nhuyễn để nấu thành các món soup, cháo tốt cho cơ thể.
Người bị ung thư miệng cũng nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây và nước trái cây để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Rau xanh thì nên chọn những loại rau non, mềm, được chế biến bằng cách xay với cháo hoặc lọc lấy nước, nấu cùng cháo hoặc soup. Rau xanh và nước trái cây cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể mà bạn không nên bỏ qua.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư miệng cũng cần tránh một số loại thực phẩm không tốt, có thể gây kích ứng miệng hoặc cản trở quá trình điều trị, hồi phục như: một số loại quả chua có thê gây kích ứng các vết loét trong miệng, làm bệnh nhân đau đớn, khó chịu hơn.
Các loại thịt đỏ, kể cả thịt kẹp trong bánh mì, thịt nướng hoặc thịt đã qua chế biến như giăm bông, xúc xích,… đều không tốt cho bệnh nhân ung thư miệng và bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không sử dụng. Bạn cũng không nên ăn những loại thực phẩm quá cứng, chắc như hạt điều, hạt dẻ,… vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
Xem thêm: Điều trị bệnh tiểu đường: Đâu là giải pháp giúp ngăn ngừa biến chứng?