Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư tuyến tiền liệt – Nguyên nhân và cách điều trị

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư nguy hiểm thứ 3 có thể lấy đi tính mạng của đàn ông ngay sau ung thư đại trực tràng và ung thư phổi. Người mắc bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn lúc đi tiểu, hay bị rối loạn chức năng cương dương, quan hệ tình dục cũng gặp vấn đề.


 

 
Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, tuy nhiên, có những trường hợp ung thư di căn.

Các tế bào ung thư có thể di căn (lan) từ tuyến tiền liệt sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục gặp vấn đề, hoặc rối loạn chức năng cương dương. Các triệu chứng khác có khả năng phát triển trong giai đoạn sau của bệnh.
 
Tỷ lệ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt khác sau đối với các vùng trên toàn thế giới, ở miền Nam Á và Đông Nam Á ít hơn ở Châu Âu, và đặc biệt là Hoa Kỳ. Ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển ở nam giới trong độ tuổi 50.
 Mặc dù nó là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, nhưng nhiều người không bao giờ có các triệu chứng, không trải qua điều trị, và cuối cùng chết vì các nguyên nhân khác.
Nguyên nhân là do ung thư tuyến tiền liệt, phát triển chậm trong nhiều trường hợp, triệu chứng tự do, và những người đàn ông mắc bệnh thường lớn tuổi nên thường chết vì các nguyên nhân không liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn như bệnh tim/mạch, viêm phổi, hay chết già. Khoảng 2/3 các trường hợp ung thư tiến tiền liệt là phát triển chậm, 1/3 còn lại phát triển nhanh chóng và di căn.
 
1 . Nghiên cứu dịch tễ học bệnh ung thư tuyến tiền liệt
 
Ung thư tuyến tiền liệt là ung thư ở đàn ông được chẩn đoán nhiều nhất ở Đức và sau ung thư phổi và ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ ba trong số các bệnh ung thư gây ra cái chết ở đàn ông.
 
 Khoảng 26 phần trăm tất cả các loại ung thư phát ra mỗi năm ở nam giới là từ tuyến tiền liệt. Theo một thống kê 2013 ở Đức mỗi năm 67.600 người đàn ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các quan sát, có sự gia tăng từ các thập kỷ sau này là do sự cải tiến về các phương pháp chẩn đoán và do sự gia tăng về tuổi thọ.
 
Hàng năm tỷ lệ tử vong (tổng số trường hợp tử vong) là khoảng 12.000.Ở nam giới dưới 40 tuổi, ung thư tuyến tiền liệt hầu như là không có. Sau đó tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi tác rất cao.
 
Qua khám nghiệm tử thi, người ta khám phá ra rằng, có đến 80% những người trên 70 tuổi có bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiềm ẩn nhưng không chết vì nó. Độ tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 71 năm.
 
Sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền và chế độ ăn uống. Ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện từ các triệu chứng, kiểm tra thể chất, xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), hoặc sinh thiết.
 
Xét nghiệm PSA làm tăng khả năng phát hiện bệnh ung thư tuy nhiên vẫn không làm giảm tỷ lệ tử vong. Trường hợp nghi ngờ bị ung thư tuyến tiền liệt thường được xác định bằng cách lấy sinh thiết tuyến tiền liệt và kiểm tra dưới kính hiển vi. Các kiểm tra sau đó, chẳng hạn như quét CT và chụp cắt lớp xương, có thể được thực hiện để xác định di căn.
 
Vấn đề tuổi tác và sức khỏe cơ bản của người đàn ông, mức độ di căn, hình dạng khối u dưới kính hiển vi, và đáp ứng của bệnh ung thư với các điều trị ban đầu rất quan trọng trong việc tiên lượng bệnh.
 
Quyết định có hay không điều trị ung thư tuyến tiền liệt cục bộ (khối u được chứa trong tuyến tiền liệt) với mục đích chữa bệnh là sự đánh đổi của bệnh nhân giữa lợi ích được mong đợi và những ảnh hưởng có hại về thời hạn tồn tại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
 
Tuyến tiền liệt là một phần của hệ sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và lưu trữ tinh dịch. Ở nam giới trưởng thành, tuyến tiền liệt điển hình dài khoảng 3 cm và nặng khoảng 20gr.
 
Nó nằm trong khung chậu, dưới bàng quang và trước trực tràng. Tuyến tiền liệt bao quanh một phần của niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang trong quá trình tiểu tiện và tinh dịch trong quá trình xuất tinh.
 
Do vị trí của nó, cho nên các bệnh về tuyến tiền liệt thường ảnh hưởng đến việc đi tiểu, xuất tinh, hiếm khi ảnh hưởng đến đại tiện. Tuyến tiền liệt có nhiều tuyến nhỏ sản xuất khoảng 20% chất lỏng tạo thành tinh dịch.
 
Trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt, các tế bào của các tuyến tiền liệt biến đổi thành tế bào ung thư. Các tuyến tiền liệt cần các kích thích tố nam được gọi chung là androgen để có thể hoạt động.
 
Androgen bao gồm; testosterone được sản xuất trong tinh hoàn, dehydroepiandrosterone được sản xuất tại các tuyến thượng thận, và dihydrotestosterone được chuyển đổi từ testosterone trong chính tuyến tiền liệt. Androgen cũng là tác nhân ảnh hưởng về các đặc điểm giới tính thứ cấp như râu và cơ bắp.
 
2 . Các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt
 
 
Một phần quan trọng của việc đánh giá bệnh ung thư tuyến tiền liệt là xác định các giai đoạn của bệnh, hoặc xác định ung thư đã di căn bao xa. Biết được giai đoạn sẽ giúp xác định chẩn đoán và rất hữu ích khi lựa chọn phương pháp điều trị.
 
Phổ biến nhất là hệ thống phân loại TNM (viết tắt của các từ khối u/hạch/di căn tumor/nodes/metastasis) gồm 4 giai đoạn. Các thông tin của hệ thống này bao gồm kích thước của khối u, số lượng hạch bạch huyết có liên quan, và sự hiện diện của bất kỳ di căn nào khác.
 
Sự phân biệt quan trọng nhất đối với bất kỳ hệ thống chia giai đoạn ung thư nào đó là ung thư vẫn còn nằm giới hạn trong tuyến tiền liệt hay đã di căn ra ngoài. Trong hệ thống TNM, giai đoạn ung thư lâm sàng T1 và T2 chỉ nằm trong tuyến tiền liệt, còn T3 và T4 có nghĩa là ung thư đã di căn sang nơi khác.
 
Có thể thực hiện thêm một số thử nghiệm để tìm ra bằng chứng di căn, bao gồm chụp cắt lớp điện toán (CT) để đánh giá lan truyền trong khung xương chậu, sử dụng kỹ thuật ảnh nhận phóng xạ (scintigraphy) xương để tìm các di căn đến xương, và chụp cộng hưởng từ xoắn ốc nội trực tràng (endorectal coil MRI) để xem xét cẩn thận các nang tuyến tiền liệt và túi tinh.
 
Sau khi làm sinh thiết tuyến tiền liệt, một nhà nghiên cứu bệnh học sẽ xem xét các mẫu dưới kính hiển vi. Nếu có sự hiện diện của ung thư, nhà nghiên cứu bệnh học sẽ báo cáo tình trạng cấp độ của khối u.
 
Cấp độ này cho biết có bao nhiêu tế bào khối u khác nhau từ các mô tuyến tiền liệt bình thường và cho biết khối u có khả năng phát triển nhanh như thế nào. Hệ thống Gleason được sử dụng để chia cấp độ các khối u tuyến tiền liệt từ 2 cho đến 10. Chia giai đoạn theo kiểu Whitmore-Jewett là một phương pháp khác đôi khi cũng được sử dụng.
Ung thư tuyến tiền liệt phát triển qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1,2 : Không có dấu hiệu khối u lan ra khỏi tuyến tiền liệt, u khu trú.
+ Giai đoạn 3: U xâm lấn qua vỏ bao tuyến hoặc lan tràn đến các mô lân cận.
+ Giai đoạn 4: Có di căn xa
Tỷ lệ sống 5 năm theo giai đoạn: Giai đoạn 1, 2 tỷ lệ sống là 90%, giai đoạn 3 là 80% giai đoạn 4 là 28%
 
3 . Triệu chứng của những người mắc ung thư tuyến tiền liệt
 
 
Ung thư tuyến tiền liệt thời kỳ đầu thường không có triệu chứng. Nó thường được chẩn đoán khi nhận thấy PSA cao trong một lần khám bệnh định kỳ.
 
Tuy nhiên, đôi khi ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra một số triệu chứng thường tương tự như của các bệnh khác ví dụ như bệnh tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Các triệu chứng bao gồm đi tiểu thường xuyên, đi tiểu đêm, khó tiểu hoặc tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu (máu trong nước tiểu), đau khi tiểu.
 
Bởi vì tuyến tiền liệt bao quanh một phần của đường niệu đạo cho nên ung thư tuyến tiền liệt có thể làm rối loạn chức năng tiết niệu và tuyến tiền liệt cũng tiết chất dịch tao thành tinh dịch theo ống dẫn tinh vào niệu đạo cho nên ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra rối loạn các chức năng và hoạt động tình dục, chẳng hạn như khó đạt được sự cương cứng hoặc đau khi xuất tinh.
 
Ung thư tuyến tiền liệt ở các giai đoạn sau có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng khác. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau xương, thường ở các đốt sống (xương cột sống), xương chậu, hay xương sườn.
 
Ung thư còn di căn vào các xương khác, thường là phần gần đầu của xương đùi. Ung thư tuyến tiền liệt di căn vào cột sống cũng có thể đè lên tủy sống gây ra yếu chân và đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
 
4 . Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt
 
 
Vẫn chưa biết chính xác các nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên các yếu tố nguy cơ chính là vấn đề tuổi tác và tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh.
 
Tuổi tác:
Ung thư tuyến tiền liệt rất hiếm gặp ở đàn ông trẻ hơn 45 tuổi, nhưng càng về già thì tỉ lệ mắc bệnh càng tăng. Độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán là 70, tuy nhiên nhiều người đàn ông không bao giờ biết họ có bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

 
Nghiên cứu khám nghiệm tử thi của một số đàn ông Trung Quốc, Đức, Israel, Jamaica, Thụy Điển, và Uganda bị chết vì các nguyên nhân khác thì đồng thời phát hiện thấy bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong 30% các xác chết nam ở tuổi 50, và 80% trong độ tuổi 70.
 
 Nam giới trong những gia đình có lịch sử mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt mức độ 1 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với những người trong gia đình không có ai bị ung thư tuyến tiền liệt. Một người nếu có anh hoặc em trai mắc bệnh thì có nguy cơ cao hơn là có cha mắc bệnh.
 
 Ở Hoa Kỳ năm 2005 ước tính có khoảng 230.000 trường hợp mắc bệnh mới phát hiện và 30.000 ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt.Nam giới bị cao huyết áp sẽ có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
 
Một nghiên cứu trong năm 2010 phát hiện ra tế bào đáy của tuyến tiền liệt là những nơi phổ biến nhất để bắt đầu cho những mầm mống của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Yếu tố di truyền :
Sự liên đới với chủng tộc, gia đình và các biến thể gen cụ thể đã đưa ra vấn đề về ảnh hưởng của di truyền với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nam giới có mối quan hệ cấp độ 1 với một người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2, và những người có tới 2 thân nhân quan hệ cấp độ 1 mắc bệnh thì có nguy cơ tăng gấp 5 so với những người không có tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh.
 
Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ đàn ông da đen mắc và chết vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với đàn ông gia trắng hoặc người gốc Tây Ban Nha. Những người đàn ông gốc Tây Ban Nha da trắng có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tuyến tiền liệt chỉ bằng 1/3 so với người Tây Ban Nha da màu.
 
 Nếu có anh, em trai hoặc bố bị ung thư tuyến tiền liệt, thì có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi.Các nghiên cứu về cặp song sinh ở Scandinavia đã đưa ra nhận xét rằng 40% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt có thể được giải thích bằng yếu tố di truyền.
 
Không có một gen duy nhất nào ảnh hưởng trực tiếp đến ung thư tuyến tiền liệt mà nó liên quan đến nhiều gen khác nhau. Đột biến trong gen ức chế khối u ở người BRCA1 và BRCA2 là yếu tố quan trọng gây nguy cơ cho ung thư buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ, cũng có liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
 
Các gen khác cũng liên quan như gen di truyền ung thư tuyến tiền liệt 1 (HPC1), các thụ thể androgen, và thụ thể vitamin D.  Gen hợp nhất nhân tố phiên mã gia đình TMPRSS2-ETS, cụ thể là TMPRSS2-ERG hoặc TMPRSS2-ETV1/4, thúc đẩy quá trình tăng trưởng tế bào ung thư.
 
5 . Làm cách nào để phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh
 
 
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường xuyên nhất ở đàn ông tại Đức. Mỗi năm có 60 ngàn người đàn ông bị phát hiện mắc bệnh này, 12 ngàn người chết mỗi năm.
 
Ung thư này dễ chữa, nếu khám phá ra sớm, tuy nhiên chỉ có 14% đi chẩn đoán bệnh. Bảo hiểm sức khỏe Đức trả tiền cho việc chẩn đoán bệnh cho đàn ông từ 45 tuổi. Nhưng nên đi khám sớm hơn, nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh.
Ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
+ Giữ trọng lượng trung bình.
+ Vận động đều đặn.
+ Ăn uống lành mạnh, đều độ bằng cách ăn nhiều rau quả và ít ăn thịt, nhất là thịt đỏ.
+ Chỉ uống rượu vừa phải.
 
6 . Cách chuẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
 
 
Thăm khám trực tràng:
Thăm khám trực tràng giúp phát hiện khối u, đánh giá tuyến tiền liệt về mật độ, kích thước, mức độ xâm lấn xung quanh, tình trạng của thành trực tràng….
 
Sinh thiết:
Sinh thiết kim đường tầng sinh môn hoặc qua thành trực tràng có giá trị cao trong chẩn đoán mô bệnh học.
 
Kiểm tra chỉ số kháng nguyên tiền liệt tuyến PSA
Đây là xét nghiệm sàng lọc để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, nếu bệnh nhân có PSA trên 20 ng/ml thì có nguy cơ cao mắc bệnh.
 
Siêu âm nội trực tràng:
Phương pháp này cho phép đánh giá rõ hơn sự lan tràn của khối u và các mạch máu lân cận.
 
Chụp cắt lớp vi tính:
Chụp cắt lớp vi tính vùng tiểu khung có giá trị xác định di căn hạch vùng chậu, mức độ xâm lấn của khối u.
 
Chụp cộng hưởng từ (MRI):
Kỹ thuật chẩn đoán này mang tính chính xác cao hơn, giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào các tổ chức xung quanh và hạch vùng.
 
Xạ hình xương:
Đánh giá tình trạng di căn xương chính xác hơn so với kỹ thuật chụp X-quang thông thường.
 
7 . Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
 
Điều trị cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể lựa chọn các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, xạ phẫu, và liệu pháp proton. Các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như liệu pháp nội tiết tố, hóa trị, phương pháp cắt lạnh, và HIFU (sóng siêu âm tập trung cường độ mạnh), tùy thuộc vào kịch bản lâm sàng và kết quả mong muốn.
 
Phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn chỉ định đối với khối u khu trú tại chỗ, có khả năng phẫu thuật lấy toàn bộ tuyến tiền liệt, bệnh nhân không có các bệnh nặng khác phối hợp.
 
Phẫu thuật cũng được áp dụng với trường hợp u tái phát sau xạ trị ngoài, xạ áp sát, không có di căn xa. Một số trường hợp phẫu thuật kèm theo vét hạch chậu. Lợi ích của phẫu thuật bao gồm kiểm soát được ung thư lâu dài, PSA giảm rõ rệt sau phẫu thuật, tiên lượng bệnh chính xác sau mổ.
 
Điều trị nội tiết:
Điều trị nội tiết nhằm mục đích loại bỏ androgen là yếu tố kích thích sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Các phương thức bao gồm cắt bỏ tinh hoàn hai bên và dùng thuốc kháng androgen, có tác dụng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, sau khi đã cắt bỏ tinh hoàn, và có thể điều trị lâu dài.
 
Điều trị hóa chất:
Chỉ định cho các trường hợp thất bại với điều trị nội tiết. Nói chung phương pháp này ít được áp dụng vì tính hiệu quả không cao.
 
Điều trị tia xạ:
Điều trị tia xạ bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị áp sát. Xạ trị ngoài không chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử xạ trị tiểu khung, viêm trực tràng, tiêu chảy mạn tính mức độ vừa và nặng, dung tích bàng quang nhỏ.
 
Xạ trị ngoài có thể phối hợp với điều trị nội tiết, xạ trị thêm hạch chậu nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng. Xạ trị ngoài mang lại nhiều lợi ích như kiểm soát lâu dài được ung thư, giảm nguy cơ tiểu tiện không tự chủ, kiểm soát được ung thư tại vùng.
 
Xạ trị áp sát chỉ định trong trường hợp điều trị đơn thuần nếu bệnh ở giai đoạn đầu. Bệnh nguy cơ cao có thể phối hợp với xạ trị ngoài. Xạ trị áp sát giúp kiểm soát u tại chỗ, đối với điều trị đơn thuần, xạ trị áp sát điều trị nhanh hơn xạ trị ngoài.
 
Cấy ghép phóng xạ:
Đặt hạt phóng xạ là phương pháp điều trị ung thư bằng cách cấy ghép hạt phóng xạ cực nhỏ vào vị trí phù hợp trên tuyến tiền liệt. Các phóng xạ iốt và palladium trong hạt xạ sẽ tấn công trực tiếp vào các tế bào ung thư và hỗ trợ khôi phục chức năng tuyến tiền liệt.
 
Thủ pháp này thường được sử dụng với cả căn bệnh ung thư tuyến giáp. Các bác sĩ sẽ ước lượng số lượng phóng xạ cần cấy theo phác đồ điều trị để tiến hành cấy ghép cho từng đối tượng. Tại Việt Nam, phương pháp này đã được ứng dụng thành công.
 
So với phẫu thuật cắt bỏ vùng bệnh, phương pháp này được cho là an toàn hơn và có thể gia tăng tỉ lệ sống cho người bệnh lên đến 97%. Tuy nhiên nó thường chỉ được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu và gần như không có mấy tác dụng đối với những người mắc bệnh lâu ngày.
Các biến chứng của xạ trị:
Việc cấy xạ vào người có thể gây nên một số biến chứng cơ bản do nhiễm xạ. Ở đây các cơ quan dễ bị ảnh hưởng trực tiếp thường là bàng quang và trực tràng. Người cấy ghép xạ thường có nguy cơ viêm bàng quang và viêm trực tràng cao hơn, tuy nhiên theo thời gian và quá trình đào thải, các triệu chứng và nguy cơ sẽ giảm bớt.
 
Trong trường hợp bệnh nhân biểu hiện các tác dụng phụ quá nặng, bác sĩ sẽ cần đình chỉ điều trị để tránh gây ra các dạng ung thư cơ hội đi kèm như ung thư đại trực tràng. Trong thời gian điều trị, thông thường đường tiết niệu và sinh dục của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng lớn. Liệt dương là gần như không tránh khỏi.
 
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh không hề hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đứng thứ 10 trong các bệnh ung thư nguy hiểm và nguy cơ di căn cực kỳ lớn. Việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường có nhiều giải pháp đa dạng như phẫu thuật, nội soi, xạ trị và cấy hạt phóng xạ.
 
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn thường được lựa chọn vì giá thành thấp, tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên về lâu dài, phương pháp này thể hiện nhiều điểm bất cập như vấn đề thẩm mỹ hay khả năng mất tự chủ các cơ quan tiết niệu.
 
Vì thế hiện nay xạ trị hoặc điều trị hoormon đang là giải pháp được lựa chọn nhiều hơn dù giá thành cao và hiệu quả trị liệu không khác là bao so với phẫu thuật. Tuy nhiên, việc cấy ghép phóng xạ cũng được coi là một giải pháp tốt để điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu hoặc ung thư.
 
Các giáo sư đều cho rằng, việc cấy ghép sẽ giảm bớt các tác dụng phụ hơn nhiều so với việc xạ trị truyền thống. Và thời gian theo dõi cũng không quá dài, thông thường chỉ khoảng 6 tháng và thời gian điều trị thường chỉ vỏn vẹn một tuần.
 
 
8 . Nên ăn gi và không nên ăn gì khi bị ung thư tuyến tiền liệt?
 
 
Khảo sát cho thấy có khoảng một nửa đàn ông trên 80 tuổi bị ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên hầu hết họ đều tử vong trước khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu thư di căn sang các bộ phận khác thì cơ hội sống sót sau 5 năm chỉ còn 1/3.
 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chế độ ăn uống có thể tác động đáng kể đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ngăn chặn các tế bào ác tính di căn sang những bộ phận khác của cơ thể.
 
Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ mắc bệnh của con người hầu hết phụ thuộc vào môi trường sống, yếu tố di truyền do gia đình quyết định. Vì vậy, thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn và nên tránh mà bạn cần biết:
 
Thực phẩm cần tránh:
Trứng
Ăn trứng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Kết quả được khẳng định thông qua nghiên cứu 1000 nam giới. Đặc biệt đối với những người đã mắc ung thư tuyến tiền liệt nếu ăn nhiều trứng gà sẽ làm bệnh lan nhanh hơn và rộng hơn gấp 4 lần.
 

Ngoài trứng thì ăn thịt gà cũng ảnh hưởng không tốt đến người bệnh ung thư tuyến tiền liệt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng gia cầm nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra chất heterocyclic amines (HCAs) gây ung thư
 
Thực phẩm cần ăn nhiều hơn:
Hạt hạnh nhân
Các kích tố có chứa trong những sản phẩm sữa làm kích thích sự phát triển của bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy chúng kích thích những tế bào bị đột biến chuyển thành ung thư xâm lấn. Vì vậy các chuyên gia khuyên thay thế sữa bò bằng sữa hạnh nhân để tốt cho bệnh nhân bị ung thư.
 
Nam việt quất
Quản nam việt quất hoặc nước ép từ trái cây tươi từ loại quả này có đặc tính chống ung thư hiệu quả. Điều này đã được chứng minh thông qua những thí nghiệm trong ống nghiệm, mặc dù vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng nhưng các nhà khoa học tin rằng quả nam việt quất thực sự tốt cho bệnh nhân ung thư. Thành phần chủ yếu trong quả việt quất là anthacyanin rất tốt trong việc ngăn chặn tế bào ung thư.
 
Rau
Một nghiên cứu đã chứng minh đặc tính chống ung thư của hơn 30 loại rau qua các thử nghiệm trong ống nghiệm. Theo đó, cải xoăn, cải bắp, hành và tỏi giúp ức chế tốt tế bào ung thư phát triển lên đến 75%. Trong số các loại rau này, tỏi được đánh giá là có tác dụng cao nhất giúp làm chậm quá trình phát triển của nhiều loại ung thư.
 
Hạt lanh
Hạt lanh chứa phytoestrogen gọi là lignan được chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và hạn chế sự xâm lấn của khối u.
 
Ngũ cốc, đậu, các loại hạt và hạt giống
Những thực phẩm này chứa nhiều phytates giúp ức chế các tế bào ác tính của hầu hết các loại ung thư của con người bởi rất giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm và nâng cao hệ miễn dịch. Chúng thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, và còn có khả năng phục hồi những tế bào hư tổn.

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

Nguồn: https://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/ung-thu-tuyen-tien-liet-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2228.html

Xem thêm: TOP 12 thuốc thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

Rate this post
Exit mobile version