Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư tuyến tụy và những điều bạn cần phải biết

Ung thư tuyến tụy hiện nay được xếp vào là một bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người, trên thế giới mỗi năm có khoảng hơn 200 nghìn trường hợp bị mắc bệnh này và đã có rất nhiều người tử vong vì nó.

 
Theo số liệu thống kê của các chuyên gia y tế cho thấy rằng, có ít hơn 5% trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống thêm được 5 năm sau khi chẩn đoán, đã cho thấy mức độ nguy hiểm của nó tới sức khỏe con người đến mức nào.

1 . Tổng quan về ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là một cơ quan sâu trong cơ thể, phía sau dạ dày. Tuyến tụy ở người lớn có độ dài khoảng 15cm, và rộng 5cm, đi ngang qua bụng. Tuyến tụy có 2 tuyến khác nhau: tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
 
Không phải tất cả các khối u trong tuyến tụy là ung thư. Một số khối u là lành tính, trong khi những người khác có thể phát triển ung thư theo thời gian nếu không được điều trị.
 
Cả tế bào ngoại tiết và nội tiết của tuyến tụy có thể hình thành bệnh ung thư. Nhưng bệnh ung thư được hình thành bởi các tế bào ngoại tiết phổ biến hơn. Ung thư tuyến nội tiết và ngoại tiết có những triệu chứng riêng, và có cách điều trị cũng như triển vọng khác nhau.
 
Khối u ngoại tiết: là loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất, gần như tất cả các khối u là ung thư, và bắt đầu trong các tế bào tuyến.
 
Khối u nội tiết: Các khối u tuyến tụy nội tiết ít gặp hơn. Hầu hết các khối u không phải ung thư (lành tính), nhưng có một số ít là ung thư. Triển vọng đối với những khối u này thường là tốt hơn so với ung thư tụy ngoại tiết.

2 . Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy thường có xu hướng lây lan nhanh, biến chứng bệnh lớn. Phát hiện và điều trị bệnh sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả hiện nay là:
 
Chụp vi tính cắt lớp (CT scan). CT scan X – quang sử dụng hình ảnh để giúp bác sĩ hình dung cơ quan nội tạng. Trong một số trường hợp, các bác sỹ sẽ tiến hành tiêm một loại thuốc nhuộm để là nổi bật những vùng bác sỹ muốn nhìn thấy.
 
Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Phương pháp này sử dụng một từ trường mạnh và sóng vô tuyến cho phép hiển thị hình ảnh của tuyến tụy.
 
Siêu âm. Siêu âm sử dụng tần số cao sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chuyển động của các cơ quan nội tạng. Các cảm biến siêu âm (bộ chuyển đổi) được đặt trên bụng trên có thể mang lại hình ảnh tuyến tụy cụ thể nhất.
 
Nội soi ngược Cholangiopancreatography (ERCP). Thực hiện quy trình này các bác sỹ sẽ sử dụng một loại thuốc nhuộm để làm nổi bật các đường mật trong tuyến tụy.
 
Thuốc nhuộm sau đó sẽ đượcbơm vào các ống dẫn thông qua một ống rỗng nhỏ (catheter) đi qua nội soi này. Cuối cùng, X – quang được chụp trong những ống dẫn, hoặc mẫu mô tế bào (sinh thiết) có thể được thu thập trong quá ERCP.
 
Siêu âm nội soi. Phương pháp này sử dụng một thiết bị siêu âm để cho hình ảnh của tuyến tụy từ bên trong bụng.
 
Transhepatic cholangiography qua da (PTC). PTC sử dụng một loại thuốc nhuộm để làm nổi bật các đường mật trong gan. Bác sĩ sẽ chèn một kim nhỏ vào gan và tiêm thuốc nhuộm vào đường mật. Một X- ray đặc biệt dõi các thuốc nhuộm khi nó di chuyển qua các ống dẫn.
 
Sinh thiết. Sinh thiết là một thủ tục để loại bỏ một mẫu mô nhỏ từ tuyến tụy để kiểm tra dưới kính hiển vi. Một mẫu sinh thiết có thể thu được bằng phương pháp chèn một cây kim qua da vào tuyến tụy.
Ngoài ra, nó có thể được thực hiện bằng cách sử dụng siêu âm nội soi để hướng dẫn các công cụ đặc biệt vào tuyến tụy mà một mẫu tế bào có thể được lấy để xét nghiệm.

3 . Tìm hiểu triệu chứng bệnh ung thư tuyến tụy

 
Từ lâu ung thư tuyến tụy đã được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Nguyên nhân là do những triệu chứng của bệnh không rõ ràng và mọi người thường rất dễ hiểu nhầm với một số căn bệnh khác.
 
Các bác sỹ cho biết khi cơ thể có những biểu hiện dưới đây cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám vì rất có thể đó là biểu hiện bệnh ung thư tuyến tụy không thể bỏ qua.
 
Do cấu tạo của tuyến tụy nằm sâu bên trong cơ thể, rất ít tổ chức dây thần kinh, có phần chung với mật và túi mật nên những tổn thương hay biến đổi bất thường của bộ phận này rất khó nhận biết. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ bệnh nhân có thể phát hiện nguy cơ mắc bệnh sớm dựa vào những biểu hiện sau:
 
Đau lưng:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn có cảm giác đau mỏi lưng như làm việc quá sức, thoát vị đĩa đệm, sỏi thận. Tuy nhiên đau lưng cũng là một triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh UT tụy mà bạn không thể bỏ qua. Nguyên nhân đó là do khi khối u trong tụy phát triển lớn sẽ ăn vào các dây thần kinh lưng gây ra cảm giác đau.
 
Vàng da:
Vàng da cũng là một triệu chứng bệnh ung thư gan, để có thể đi đến kết luận chính xác thì các bác sỹ khuyến cáo khi thấy màu da có biến đổi bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Bên cạnh biểu hiện vàng da bệnh nhân có thể phát hiện thêm dấu hiệu đó là vàng mắt, vàng lưỡi.
 
Thay đổi màu sắc của phân:
Đối với những bệnh nhân mắc ung thư tụy giai đoạn cuối khi những khối u phát triển nhanh chèn ép đường dẫn mật khiến cho đường dẫn truyền enzyme tiêu hóa bị ảnh hưởng và hậu quả là việc tiêu hóa thức ăn không tốt.
 
Các bác sỹ khuyến cáo khi thấy rối loạn thói quen đại tiện, đại tiện phân sống, đại tiện có mùi khó chịu, màu phân nhạt thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
 
Giảm cân:
Đi kèm với hiện tượng thay đổi màu sắc phân, rối loạn tiêu hóa thì bệnh nhân có thể có thêm triệu chứng giảm cân. Nếu như trong một thời gian ngắn bạn không áp dụng phương pháp ép cân nào nhưng cơ thể vẫn sụt giảm thì cần nghĩ đến nguy cơ bệnh tật và cần đi thăm khám sớm.
 
Nổi mẩn ngứa. Một trong những triệu chứng của người mắc bệnh ung thư tuyến tụy là da thường xuyên nổi mẩn ngứa, vùng da thường xuất hiện nổi mẩn là lòng bàn tay, bàn chân, xuất hiện nhiều vào nửa đêm hoặc sáng sớm.
 
Thay đổi khẩu vị, mất cảm giác thèm ăn:
Một nghiên cứu ở Italia với sự tham gia của 300 bệnh nhân cho biết trước khi  họ phát hiện ra bệnh trong khoảng thời gian từ 6-8 tháng họ thường có cảm giác chán ăn thường thấy no dù ăn rất ít.
 Ngoài ra công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Italia cũng đồng thời khẳng định rằng các bệnh nhân có xu hướng thay đổi khẩu vị, thói quen ăn uống.
 
Giống như các bệnh ung thư khác điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu những biến chứng của bệnh có thể xảy ra. Các bác sỹ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sụt cân, vàng da, vàng mắt, đau lưng…cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

4 . Ung thư tuyến tụy được điều trị như thế nào?

Điều trị ung thư tuyến tụyUng thư tuyến tụy có thể được điều trị bằng một số phương pháp. Ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu thường có thể được điều trị và có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật.
 
Sau khi phẫu thuật, sự điều trị thêm nữa, được gọi là liệu pháp tá dược, thường được khuyến khích. Liệu pháp này có thể liên quan đến hóa trị hoặc xạ trị.
 
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy nặng, khi đó phẫu thuật thường là không thể. Nếu phẫu thuật không thể thực hiện, điều trị bằng xạ trị, hóa trị, hoặc cả hai thường được sử dụng để thu nhỏ khối u, giảm các triệu chứng và kéo dài cuộc sống.
 
Phẫu thuật:
Bệnh nhân có khối u cắt bỏ được cần được chuyển tới các trung tâm có bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tuyến tuỵ để thăm dò thêm.
 
Có thể tiến hành phương pháp phẫu thuật Whipple chuẩn hoặc phương pháp phẫu thuật Whipple bảo tồn môn vị. Phương pháp phẫu thuật Whipple chuẩn thường được áp dụng cho các khối u có kích thước lớn hơn và lan rộng hơn.
 
Nếu không cắt được u nguyên phát, bác sĩ phẫu thuật phải quyết định có cần can thiệp làm giảm nhẹ triệu chứng tác mật hoặc tắc tá tràng hay không.
 
Điều trị triệu chứng:
Bệnh nhân tác mật nhưng không thể phẫu thuật triệt để được cần được đặt stent (giá đỡ) nong rộng bằng kim loại qua nội soi.
 
Khi khối u gây tắc tá tràng (thường ở giai đoạn muộn), cần phải thực hiện nối dạ dày-ruột bằng phẫu thuật hoặc qua nội soi. Phương pháp đặt dụng cụ nong rộng bằng kim loại qua nội soi cần được đánh giá thêm.
 
Có thể giảm đau bảng cách dùng hóa chất phong bế dây thần kinh tạng trong phẫu thuật, phong bế đám rối dương qua da, hoặc dùng thuốc giảm đau opiod tác dụng kéo dài phù hợp. Phong bế dây thần kinh tạng và phong bế qua da giúp bệnh nhân tránh được tác dụng phụ của opioid.
 
Cần điều trị thiểu năng tuyến tuỵ ngoại tiết bầng enzym tiêu mỡ liều 10% lượng hoạt tính tiêu mỡ sau ăn (30.000 đơn vị quốc tế hoặc 90.000 đơn vị USP), thuốc dùng kèm với bữa ăn được chia nhỏ: 1/3 liều sau khi ăn vài miếng, 1/3 liều trong bữa ăn, và 1/3 liều vào cuối bữa ăn.
 
Hóa chất hoặc chiếu xạ
Tia xạ và hóa chất bổ sung có 5-fluouracil được chi định sau phẫu thuật. Hóa chất-tia xạ bổ trợ từ đâu là một phương pháp được chấp nhận có thể thay thế cho hóa chất-tia xạ sau phẫu thuật.
 
 Trước khi tiến hành liệu pháp bổ trợ, nên tiến hành chụp cát lớp xoán ốc có tiêm thuốc cản quang để phân giai đoạn khối u một cách kĩ càng. Ngoài ra có thể tiến hành soi ổ bụng để loại trừ di căn phúc mạc và di căn nội tạng tiềm ẩn.
 
Bệnh nhân có u tại chỗ không thể cát bỏ hoặc đã bị di căn cần được xem xét để tham gia thử nghiệm thăm dò nếu họ có tình trạng sức khỏe tốt (có khả năng thực hiện được các hoạt động bình thường).
 
Thay cho nghiên cứu thăm dò, phương pháp điều trị chuẩn cho bệnh nhân có u không thể cắt bỏ được là chiếu xạ phối hợp đồng thời với 5-fluorouracil hoặc gemcitabin đơn độc. Gemcitabin là lựa chọn điều trị cho tất cả bệnh nhân có tình trạng sức khỏe yếu và/hoặc bị đau hoặc để xử trí tổn thương di căn.
 
Chăm sóc giảm nhẹ ung thư tụy:
Dấu hiệu của chăm sóc giảm nhẹ ngoại khoa: Đối với ung thư tuyến tụy chăm sóc giảm nhẹ là điều cần thiết. Bởi vì có đến 80% bệnh nhân ung thư tụy do khối u cục bộ phát tán và di căn dẫn đến không thể phẫu thuật triệt để, khi khối u nguyên phát không thể phẫu thuật, bác sỹ ngoại khoa có thể dùng phương pháp chăm sóc giảm nhẹ để giảm bớt sự tắc nghẽn của đường mật và hành tá tràng.
 
 Ngoài ra, còn cần sự kết hợp của nội khoa để xử lý vàng mắt vàng da, đau đớn, sụt cân, thậm chí cả ức chế và suy tụy. Hơn nữa nếu stent ở ống mật bị tuột hoặc đặt sai, hoặc đặt stent xong mà vẫn tắc thậm chí dẫn đến viêm ống mật, thì có thể nhờ đến ngoại khoa giúp đỡ.
 
Cách chăm sóc giảm nhẹ điều trị ngoại khoa:
Đối với những bệnh nhân không thích hợp phẫu thuật triệt để, thì thường cần giải quyết tắc nghẽn, vàng mắt vàng da, thông thường dùng phương pháp nối mật ruột, nếu không có điều kiện, bệnh nhân có thể dùng phương pháp dẫn lưu ống mật ra ngoài để giảm vàng mắt vàng da, đa số bệnh nhân ung thư tụy đều có thể giảm được vàng mắt vàng da trong thời gian ngắn, thể trạng được cải thiện trong vòng 1 tuần, và khả năng sống sót sẽ vào khoảng nửa năm.
 
Điều trị tổng hợp ung thư tụy:
Do ung thư tụy có độ ác tính cao, tỉ lệ phẫu thuật cắt bỏ thấp, tiên lượng không tốt. Cho dù phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu, nhưng ung thư tụy khi phát hiện thường đã ở giai đoạn cuối.
 
Hơn nữa đã mất đi cơ hội điều trị tận gốc, do đó cần phải tiến hành điều trị tổng hợp cho bệnh nhân ung thư tụy. Cho đến nay, đại đa số ung thư đều giống nhau, vẫn chưa có phác đồ điều trị tổng hợp có thể ứng dụng mà hiệu quả cao. Hiện nay, phác đồ tổng hợp vẫn là do khoa ngoại đưa ra, xạ trị, hóa trị bổ trợ, hơn nữa kết hợp với phương pháp miễn dịch sinh học mới để điều trị.

5 . Thực đơn cho người bị ung thư tuyến tụy

Thực phẩm nên ăn:
Những người mắc ung thư tuyến tụy và đang điều trị cần có một chế độ ăn uống ưu tiên nguồn gốc thực vật. Người nhà nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, rút ngắn tối thiểu thời gian chế biến để giữ giá trị dinh dưỡng. Các loại thực phẩm tốt cho người ung thư tuyến tụy là:
Trái cây và rau quả có màu sắc đa dạng như đỏ, cam, màu vàng, màu xanh đậm, tím, và trắng, vv…
Trái cây giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể người bệnh.
Protein có trong thực vật như đậu nành, đậu phụ, đậu lăng, các loại hạt.
Các loại ngũ cốc như gạo nâu, lúa mạch, yến mạch, bánh mì lúa mì, và mì ống.
Điều quan trọng tiếp theo là người bệnh cần duy trì độ ẩm thích hợp với các loại nước trái cây tự nhiên để cung cấp vitamin tổng hợp (không chứa sắt).
Việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy rất quan trọng. Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm chứa carbohydrate có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau và ngũ cốc hơn là các loại thực phẩm chứa lượng đường cao.
Bệnh nhân nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, và đảm bảo nguồn protein trong các bữa ăn nhẹ, giúp cung cấp năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. Nguồn cung cấp protein bao gồm đậu, cá, các loại hạt, và trứng.
 
Những loại thực phẩm không dành cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy:
Duy trì một chế độ ăn uống tốt cho người bệnh ung thư tuyến tụy, chúng ta cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về những loại thưc phẩm mà bệnh nhân không nên ăn để không làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị và sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
 
Những thực phẩm nhiều chất béo và các sản phẩm từ sữa
Chức năng của tuyến tụy trong cơ thể là sản xuất ra các loại enzyme để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn.  Chính vì vậy mà, chức năng của tuyến tụy bị suy giảm do bệnh tiểu đường hay bệnh ung thư thì các enzyme tiêu háo sẽ không được tiết ra đầy đủ đế đáp ứng nhu cầu mà cơ thể cần, nhất là đối với loại thức ăn khó tiêu.
 
Những thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm có hàm lượng protein cao như: thịt bò, khoai tây chiên, gà rán,… bệnh nhân ung thư tuyến tụy rất khó hấp thụ. Do vậy, muốn làm giảm áp lực cho bệnh nhân, bạn nên hạn chế những, những món ăn có quá nhiều dầu mỡ để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
 
Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp của bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị ung thư tuyến tụy. Do vậy, đối với những người gặp phải tác dụng phụ này, nên tránh cho họ sử dụng những loại thức ăn chứa nhiều chất xơ, các chế phẩm từ sữa và các loại đồ uống chứa caffeine.
 
Các loại thực phẩm có mùi mạnh và các loại hạt, trái cây khô
Các tác dụng phụ như: buồn nôn,… là các triệu chứng khá phổ biến của bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị. Để khắc phục được tình trạng này các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên rằng, người bệnh không nên ăn những thực phẩm có mùi mạnh như: các loại hành và các loại pho mát có mùi hăng… sẽ khiến cảm giác buồn nôn của bệnh nhân kéo dài.
 
Bên cạnh đó, trong khi nấu ăn bạn nên mở cửa, sử dụng quạt thông gió, máy hút khói để tránh mùi còn trong nhà, khiến cho người bệnh mất cảm giác ngon miệng.
 
Trong quá trình điều trị bệnh, nhiều người sẽ mắc phải biến chứng viêm ruột do phóng xạ. Là một biến chứng ít gặp nhưng chúng ta không nên chủ quan với nó, bởi nó mang lại khá nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bệnh nhân.
 
Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như: buồn nôn, chán ăn sụt cân nhanh. Để đề phòng và khắc phục người bệnh cần phải hạn chế sử dụng các loại thực phẩm: các loại hạt, trái cây sấy khô, bánh  mì, bỏng ngô và những loại thực phẩm có chứa caffeine… để bảo vệ sức khỏe của đường ruột, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng.
 
Chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến tụy, bạn nên chú ý tới những thực phẩm không tốt cho người bệnh,  giúp bệnh nhân tăng cường được sức khỏe và hệ miễn dịch tốt hơn, ngăn chặn được sự phát triển của khối u.

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

Nguồn: https://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/ung-thu-tuyen-tuy-va-nhung-dieu-ban-can-phai-biet-4083.html

Xem thêm: Trung Tâm Đông Phương Y Pháp Dưới Góc Nhìn Chuyên Gia Hàng Đầu

Rate this post
Exit mobile version