Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, nhất là ở dạ dày. Khuẩn Helicobacter Pylori tồn tại bao lâu ở môi trường ngoài là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi khi hiểu rõ về loại xoắn khuẩn này, bạn sẽ có các biện pháp phòng ngừa cũng như hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) thuộc nhóm xoắn khuẩn tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Đây cũng mà nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày,… Khuẩn Helicobacter Pylori hoạt động trong môi trường acid dạ dày bằng cách tiết enzyme có tên là Urease. Loại enzyme có khả năng trung hòa nồng độ dịch vị dạ dày, từ đó làm thay đổi môi trường tự nhiên trong dạ dày.
Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành, xoắn khuẩn HP có thể gây ra các vấn đề dạ dày nhưng đây không phải là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Thống kê cho thấy có khoảng 1% ca dương tính với loại vi khuẩn này có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, chúng sẽ là tiền đề cho bệnh viêm dạ dày mãn tính diễn tiến thành viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Những bệnh lý này nếu không được thăm khám và điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Khuẩn Helicobacter Pylori có khả năng sinh sống cao, chúng có thể sống và phát triển trong môi trường bên ngoài trước khi xâm nhập vào dạ dày của con người. Mọi người đều có khả năng lây nhiễm loại xoắn khuẩn này từ cộng đồng, nhất là khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân, dùng chung nguồn nước nơi công cộng. Helicobacter Pylori lây nhiễm thông qua 3 con đường chính:
- Đường miệng – miệng: Đây là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP phổ biến nhất, xoắn khuẩn có thể xâm nhập từ cơ thể người bệnh sang cơ thể người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc dịch tiết đường tiêu hóa hay nước bọt. Với những gia đình có thành viên nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng lây lan cho những người còn lại là rất cao.
- Đường phân – miệng: Tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP theo con đường này thường thông qua việc sử dụng các loại rau củ được bón phân hữu cơ. Khi đó, vi khuẩn được đào thải qua phân sẽ lây lan sang cộng đồng.
- Các con đường khác: Tuy hiếm gặp nhưng khuẩn Helicobacter Pylori có thể lây nhiễm thông qua các dụng cụ xét nghiệm y khoa như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này việc thăm khám và điều trị tại những cơ sở kém chất lượng, không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.
Những môi trường vi khuẩn HP sinh sống
Ruột và dạ dày là những môi trường sinh sống lý tưởng của khuẩn Helicobacter Pylori. Trong một số nghiên cứu cũng tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn HP tại vùng miệng (nước bọt, cao răng), đại tràng, tá tràng, túi thừa Meckel, nơi có dị sản dạ dày,… Trong đó, môi trường dạ dày thường là nơi loại xoắn khuẩn này tập trung nhiều nhất, bởi đây là nơi thuận lợi cho sự phát triển, đồng thời đây cũng là cơ quan chứa nhiều dưỡng chất với chúng.
Ở môi trường dạ dày, nồng độ acid có khả năng tiêu diệt các ký sinh và nấm gây hại, duy chỉ khuẩn Helicobacter Pylori có thể tồn tại và sinh sôi được. Chúng còn có khả năng sinh sống và phát triển mạnh mẽ khi ở trong dạ dày con người. Loại xoắn khuẩn này vẫn có thể sống ở môi trường bên ngoài, tuy nhiên thời gian và sức sống của chúng khá ngắn.
Khuẩn Helicobacter Pylori được cấu tạo bởi thân cùng với hệ thống lông roi linh hoạt, Với hình dạng này sẽ giúp chúng có khả năng tự vệ trước tác động của acid dạ dày. Bên cạnh đó, nhờ phần lông roi mà vi khuẩn HP có khả năng di chuyển nhanh trong môi trường trong dạ dày, đồng thời tiết enzym điều chỉnh nồng độ pH ở môi trường xung quanh chúng. Đây là nguyên nhân khiến loại xoắn khuẩn này có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong môi trường dịch vị dạ dày,
Vi khuẩn HP có xu hướng phát triển mạnh mẽ tại niêm mạc dạ dày và lớp chất nhầy bên trong dạ dày. Song song với việc ký sinh trong cơ thể con người, chúng còn có khả năng tự tiết ra các chất đối kháng. Tác dụng của những chất này sẽ bảo vệ chúng không bị ảnh hưởng bởi hệ miễn dịch của cơ thể.
Một lượng khuẩn Helicobacter Pylori nhất định có thể được tìm thấy tại ao hồ, kênh rạch, nguồn nước, thức ăn, phân,… Trong môi trường bên ngoài, vi khuẩn HP thường tồn tại ở dạng khuẩn cầu hoặc xoắn khuẩn. Với dạng xoắn khuẩn chúng chỉ tồn tại trong nước trong thời gian ngắn và một vài năm ở dạng khuẩn cầu.
Vi khuẩn Hp tồn tại bao lâu?
Tùy thuộc vào từng môi trường mà thời gian sống của khuẩn Helicobacter Pylori cũng sẽ thể hiện khác nhau. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động từ con người như chế độ ăn uống, sử dụng thuốc, tâm lý,… cũng ảnh hưởng đến khả năng và thời gian sống của vi khuẩn HP. Theo các chuyên gia đầu ngành, trong môi trường sống lý tưởng (bên trong dạ dày), khuẩn Helicobacter Pylori có thể tồn tại hơn 10 năm trước khi người bệnh phát hiện dương tính với khuẩn này.
Thời gian sống vi khuẩn HP trong dạ dày
Môi trường trong dạ dày là nơi sinh sống tốt nhất đối với vi khuẩn HP. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người ngay từ khi còn nhỏ, theo thời gian số lượng vi khuẩn sẽ tăng dần lên và không có bất kỳ biểu hiện nào bất thường ở dạ dày. Đến khi các triệu chứng bệnh lý về dạ dày do khuẩn Helicobacter Pylori khởi phát. Tuy nhiên, sau điều trị khả năng tái phát vẫn rất cao.
Trong các nghiên cứu cũng cho thấy, xoắn khuẩn HP sẽ không tự chết bởi cơ thể chúng có cơ chế miễn dịch rất cao. Chúng có thể tồn tại và phát triển đến hàng chục năm nếu không không có bất kỳ sự tác động nào đến môi trường sống. Do đó, nếu một thành viên trong gia đình dương tính với vi khuẩn HP thì nguy cơ bạn nhiễm khuẩn là rất cao. Do số lượng và tuổi thọ của xoắn khuẩn này chưa đủ điều kiện khởi phát các triệu chứng lâm sàng.
Vi khuẩn Hp tồn tại bao lâu ở môi trường ngoài?
Theo các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn HP có tuổi thọ khá ngắn trong môi trường tự nhiên. Thông thường, khuẩn Helicobacter Pylori chỉ có thể sống ở môi trường bên ngoài trong vòng 1 năm. Chúng được tìm thấy ở môi trường đất, nước và không khí và tùy thuộc vào từng điều trị sống mà tuổi thọ của chúng sẽ kéo dài khác nhau. Cụ thể:
- Môi trường đất: Vi khuẩn HP có thể sống trong vài giờ trong môi trường đất sau khi ra khỏi cơ thể. Khi ở trong môi trường đất, cấu trúc của chúng sẽ biến đổi để thích nghi tốt hơn. Tuy thời gian sống ngắn trong đất nhưng vi khuẩn Helicobacter Pylori vẫn có khả năng lây nhiễm cao nếu bạn tiếp xúc với chúng.
- Môi trường không khí: Khuẩn Helicobacter Pylori có thể tồn tại trong môi trường không khí bằng nguồn dinh dưỡng của cơ thể, tuy nhiên khả năng sinh sôi ở môi trường này thường không thuận lợi. Vi khuẩn HP chỉ sống trong không khí đến khi tìm được cơ thể khác. Thời gian tồn tại của chúng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Thông thường, sau khi ra khởi vật chủ, khuẩn Helicobacter Pylori có thể sống trong không khí từ 1 – 4 giờ đồng hồ.
- Môi trường nước: So với môi trường đất và không khí thì môi trường nước là nơi vi khuẩn HP có thời gian sống và phát triển lâu nhất. Với khuẩn Helicobacter Pylori có hình cầu, chúng có thể tồn tại trong vòng 1 nắm, và khi đun sôi nước đến 100 độ C chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Biện pháp để phòng tránh nhiễm khuẩn tốt nhất là cần xây dựng thói quen ăn chín, uống sôi.
Đa số khuẩn Helicobacter Pylori vẫn có thời gian tồn tại nhất định sau khi ra khỏi môi trường dạ dày. Ở môi trường nước và đất, khả năng lây nhiễm vi khuẩn rất cao nếu không may bạn tiếp xúc trực tiếp. Do đó, bạn cần chú ý sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh cũng như sử dụng thực phẩm sạch để phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Phương pháp điều trị vi khuẩn Helicobacter Pylori
Đa số các bệnh lý liên quan đến dạ dày chủ yếu do thói quen ăn uống không lành mạnh và nhiễm vi khuẩn HP. Với các trường hợp dương tính với chúng vi khuẩn Helicobacter Pylori, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt.
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp các loại thuốc kháng sinh để tiêu trừ vi khuẩn, đồng thời ngăn ngừa tái phát lâu dài. Phác đồ điều trị thường kéo dài trong 14 ngày và được điều trị dứt điểm khi toàn bộ vi khuẩn HP trong dạ dày được tiêu trừ hoàn toàn.
- Các loại thuốc tiêu trừ vi khuẩn HP thường được chỉ định với các trường hợp bị viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày đã được chữa trị, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc thiếu máu.
- Kết hợp phác đồ điều trị cho bệnh nhân và dự phòng nhiễm khuẩn cho những thành viên trong gia đình, đồng thời phòng ngừa ung thư dạ dày. Đặc biệt các trường hợp dương tính vi khuẩn HP có thành viên trong gia đình mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay polyp rong dạ dày. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid để dự phòng nhiễm khuẩn HP.
- Điều trị nội khoa được bác sĩ chỉ định nhằm tiêu trừ vi khuẩn HP. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày. Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, miệng có vị kim loại, đi đại tiện phân đen, tiêu chảy, phản ứng cai rượu, lưỡi có màu đen.
- Trong một số trường hợp, vi khuẩn HP kháng thuốc và khiến các vết loét viêm ở niêm mạc dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi phác đồ điều trị dự phòng nhằm tiêu trừ vi khuẩn, đồng thời phục hồi vết loét ở niêm mạc dạ dày.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng thuốc. Việc tự ý tăng/ giảm liều dùng hoặc ngưng điều trị có thể khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Thông tin bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Vi khuẩn Hp tồn tại bao lâu ở môi trường ngoài?”. Ở mỗi điều kiện sống khác nhau, thời gian tồn tại của khuẩn Helicobacter Pylori cũng sẽ thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, trong môi trường nào thì khả năng lây nhiễm của chúng cũng rất cao. Do đó, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng cách để tránh nhiễm khuẩn.
Xem thêm: [Cảnh báo] Tinh trùng màu vàng là gì, có nguy hiểm không?