Ung thư phổi được xem là một trong những căn bệnh “chết chóc” nhất mọi thời đại. Mỗi năm, ung thư phổi giết chết hàng trăm ngàn người và con số này vẫn không ngừng tăng lên. Đây không phải là một căn bệnh lạ nhưng khi nhắc tới, bạn sẽ nghĩ ngay đến nam giới, đối tượng hút thuốc lá thường xuyên. Thế nhưng, thực tế phụ nữ mắc ung thư phổi cũng rất cao.
Ung thư phổi được xem là một trong những căn bệnh “chết chóc” nhất mọi thời đại. Mỗi năm, ung thư phổi giết chết hàng trăm ngàn người và con số này vẫn không ngừng tăng lên. Đây không phải là một căn bệnh lạ nhưng khi nhắc tới, bạn sẽ nghĩ ngay đến nam giới, đối tượng hút thuốc lá thường xuyên. Thế nhưng, thực tế phụ nữ mắc ung thư phổi cũng rất cao.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Trong năm 2017, ước tính có 116.990 nam giới và 105.510 phụ nữ mắc ung thư phổi. Hiện tại, tỷ lệ mắc ung thư phổi đang gia tăng ở phụ nữ trẻ không hút thuốc. Không những vậy, so với đàn ông, độ tuổi nữ giới mắc ung thư phổi thường nhỏ hơn.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mắc ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh phổi. Tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi dù không hút thuốc chiếm khoảng 20%. Nguyên nhân của việc này có thể là do phụ nữ tiếp xúc nhiều với khói thuốc, sống trong môi trường có khí radon (một chất ô nhiễm không khí tự nhiên, thâm nhập vào nhà qua những kẽ nứt và các lỗ nhỏ trong nền đất), gen di truyền, phơi nhiễm môi trường hay một yếu tố nghề nghiệp nào đó.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy virus u nhú ở người (bệnh sùi mào gà – virus HPV) cũng có thể gây ung thư phổi. Ngoài ra, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với các chất gây ung thư có trong thuốc lá. Do đó, họ có xu hướng phát triển ung thư phổi chỉ sau vài năm hút thuốc.
Phân loại ung thư phổi
Nếu nam giới thường mắc ung thư phổi tế bào vảy (một dạng của ung thư tế bào nhỏ) thì ở nữ giới loại ung thư phổi phổ biến nhất là ung thư tuyến.
Ung thư biểu mô vách phế nang (BAC-Bronchioalveolar carcinoma), một dạng hiếm của ung thư phổi, lại phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Tỷ lệ mắc BAC hiện đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những phụ nữ trẻ không hút thuốc.
Triệu chứng của ung thư phổi ở phụ nữ
Ở nam giới, ung thư phổi tế bào vảy thường phát triển gần đường hô hấp, do đó triệu chứng thường gặp là ho dai dẳng và ho ra máu.
Ở nữ giới, các tế bào ung thư thường phát triển ở các vùng ngoài của phổi. Những khối u này có thể tăng lên khá nhanh và lây lan trước khi chúng gây nên các triệu chứng trên cơ thể. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, khó thở, tức ngực. Nếu ung thư phổi đã di căn đến xương, bạn sẽ cảm thấy đau lưng và ngực.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Trong năm 2017, ước tính có 116.990 nam giới và 105.510 phụ nữ mắc ung thư phổi. Hiện tại, tỷ lệ mắc ung thư phổi đang gia tăng ở phụ nữ trẻ không hút thuốc. Không những vậy, so với đàn ông, độ tuổi nữ giới mắc ung thư phổi thường nhỏ hơn.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mắc ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh phổi. Tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi dù không hút thuốc chiếm khoảng 20%. Nguyên nhân của việc này có thể là do phụ nữ tiếp xúc nhiều với khói thuốc, sống trong môi trường có khí radon (một chất ô nhiễm không khí tự nhiên, thâm nhập vào nhà qua những kẽ nứt và các lỗ nhỏ trong nền đất), gen di truyền, phơi nhiễm môi trường hay một yếu tố nghề nghiệp nào đó.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy virus u nhú ở người (bệnh sùi mào gà – virus HPV) cũng có thể gây ung thư phổi. Ngoài ra, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với các chất gây ung thư có trong thuốc lá. Do đó, họ có xu hướng phát triển ung thư phổi chỉ sau vài năm hút thuốc.
Phân loại ung thư phổi
Nếu nam giới thường mắc ung thư phổi tế bào vảy (một dạng của ung thư tế bào nhỏ) thì ở nữ giới loại ung thư phổi phổ biến nhất là ung thư tuyến.
Ung thư biểu mô vách phế nang (BAC-Bronchioalveolar carcinoma), một dạng hiếm của ung thư phổi, lại phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Tỷ lệ mắc BAC hiện đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những phụ nữ trẻ không hút thuốc.
Triệu chứng của ung thư phổi ở phụ nữ
Ở nam giới, ung thư phổi tế bào vảy thường phát triển gần đường hô hấp, do đó triệu chứng thường gặp là ho dai dẳng và ho ra máu.
Ở nữ giới, các tế bào ung thư thường phát triển ở các vùng ngoài của phổi. Những khối u này có thể tăng lên khá nhanh và lây lan trước khi chúng gây nên các triệu chứng trên cơ thể. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, khó thở, tức ngực. Nếu ung thư phổi đã di căn đến xương, bạn sẽ cảm thấy đau lưng và ngực.
Điều trị cho phụ nữ mắc ung thư phổi
Phương pháp điều trị ung thư phổi thường là sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau và bác sĩ sẽ là người quyết định xem bạn sẽ được điều trị bằng cách nào.
1. Phẫu thuật
Nếu bệnh ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1 – 2), bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật. Có nhiều cách để phẫu thuật, phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Phụ nữ mắc ung thư phổi sử dụng phương pháp phẫu thuật thường hồi phục nhanh hơn so với nam giới. Trong một nghiên cứu cho thấy sau phẫu thuật, thời gian sống của phụ nữ có xu hướng dài hơn so với phái mạnh.
2. Xạ trị
Trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật do bệnh lý hoặc không muốn phẫu thuật thì bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng phương pháp xạ trị lập thể định vị toàn thân (SBRT).
Liệu pháp bức xạ bên ngoài thường được thực hiện sau phẫu thuật để làm sạch những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, liệu pháp này cũng có thể được thực hiện trước phẫu thuật cùng với hóa trị để làm giảm kích thước của khối u.
Bên cạnh đó, xạ trị cũng thường được dùng để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nó không chữa tận gốc hoàn toàn nhưng có thể giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và giảm nhẹ các triệu chứng.
3. Hóa trị
Theo nghiên cứu, phụ nữ có xu hướng tương tác tốt với một vài loại thuốc hóa trị hơn so với nam giới.
4. Liệu pháp trúng đích
Những người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer) nên thực hiện kiểm tra gen để tìm ra đột biến. Các gen đột biến thường làm ung thư phát triển và di căn. Những loại thuốc nhắm đích giúp ngăn chặn những gen đột biến phát triển và thu gọn khối u. Hiện tại, có thể kiểm tra gen đột biến trên từng cá thể ung thư phổi.
Với bệnh nhân phát hiện ung thư phổi, sinh thiết khối u là xét nghiệm cần thiết để kiểm tra gen EGFR và gen ALK. Với loại khối u gen EGFR có thể điều trị với thuốc Gefitinib, Erlotinib hoặc Afatinib. Với loại khối u có gen ALK, thuốc Crizotinib là loại thuốc nhắm đích được sử dụng để khống chế khối u với ít tác dụng phụ.
Tỷ lệ sống sót khi phụ nữ mắc ung thư phổi
Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi ở phụ nữ cao hơn ở nam giới. Hiện tại, tỷ lệ sống trên 5 năm ở nữ giới là 18% (trong khi nam giới chỉ có 12%), nhưng con số này có thể sẽ tăng trong tương lai gần.
Cách hỗ trợ phụ nữ mắc ung thư phổi
Khi nghe tin người thân của mình bị ung thư phổi, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bàng hoàng và hoảng sợ. Làm thế nào để hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Rất đơn giản, hãy đặt mình vào vị trí của họ để nghĩ xem họ đang cần gì và cảm nhận như thế nào. Hãy dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với bệnh nhân để hiểu thêm về mong muốn của họ. Có thể nói, điều quan trọng nhất mà bạn nên làm là lắng nghe và luôn ở bên cạnh bệnh nhân.
Điều trị cho phụ nữ mắc ung thư phổi
Phương pháp điều trị ung thư phổi thường là sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau và bác sĩ sẽ là người quyết định xem bạn sẽ được điều trị bằng cách nào.
1. Phẫu thuật
Nếu bệnh ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1 – 2), bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật. Có nhiều cách để phẫu thuật, phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Phụ nữ mắc ung thư phổi sử dụng phương pháp phẫu thuật thường hồi phục nhanh hơn so với nam giới. Trong một nghiên cứu cho thấy sau phẫu thuật, thời gian sống của phụ nữ có xu hướng dài hơn so với phái mạnh.
2. Xạ trị
Trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật do bệnh lý hoặc không muốn phẫu thuật thì bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng phương pháp xạ trị lập thể định vị toàn thân (SBRT).
Liệu pháp bức xạ bên ngoài thường được thực hiện sau phẫu thuật để làm sạch những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, liệu pháp này cũng có thể được thực hiện trước phẫu thuật cùng với hóa trị để làm giảm kích thước của khối u.
Bên cạnh đó, xạ trị cũng thường được dùng để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nó không chữa tận gốc hoàn toàn nhưng có thể giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và giảm nhẹ các triệu chứng.
3. Hóa trị
Theo nghiên cứu, phụ nữ có xu hướng tương tác tốt với một vài loại thuốc hóa trị hơn so với nam giới.
4. Liệu pháp trúng đích
Những người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer) nên thực hiện kiểm tra gen để tìm ra đột biến. Các gen đột biến thường làm ung thư phát triển và di căn. Những loại thuốc nhắm đích giúp ngăn chặn những gen đột biến phát triển và thu gọn khối u. Hiện tại, có thể kiểm tra gen đột biến trên từng cá thể ung thư phổi.
Với bệnh nhân phát hiện ung thư phổi, sinh thiết khối u là xét nghiệm cần thiết để kiểm tra gen EGFR và gen ALK. Với loại khối u gen EGFR có thể điều trị với thuốc Gefitinib, Erlotinib hoặc Afatinib. Với loại khối u có gen ALK, thuốc Crizotinib là loại thuốc nhắm đích được sử dụng để khống chế khối u với ít tác dụng phụ.
Tỷ lệ sống sót khi phụ nữ mắc ung thư phổi
Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi ở phụ nữ cao hơn ở nam giới. Hiện tại, tỷ lệ sống trên 5 năm ở nữ giới là 18% (trong khi nam giới chỉ có 12%), nhưng con số này có thể sẽ tăng trong tương lai gần.
Cách hỗ trợ phụ nữ mắc ung thư phổi
Khi nghe tin người thân của mình bị ung thư phổi, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bàng hoàng và hoảng sợ. Làm thế nào để hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Rất đơn giản, hãy đặt mình vào vị trí của họ để nghĩ xem họ đang cần gì và cảm nhận như thế nào. Hãy dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với bệnh nhân để hiểu thêm về mong muốn của họ. Có thể nói, điều quan trọng nhất mà bạn nên làm là lắng nghe và luôn ở bên cạnh bệnh nhân.
Phòng tránh ung thư phổi ở phụ nữ
Mặc dù ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, bạn hãy giúp họ bỏ thuốc hoặc yêu cầu họ đến khu vực khác hút thuốc. Trong trường hợp đang ở nơi công cộng, bạn có thể tránh đi chỗ khác khi gặp người hút thuốc thay vì ngồi yên và chịu đựng.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Kiểm tra, loại trừ khí radon trong không gian sống bằng cách mở cửa sổ thông thoáng để khí này có thể thoát ra ngoài, trám lại các vết nứt trên tường nhà, chân nhà, kiểm tra lại hệ thống cấp nước cho gia đình…
- Tìm hiểu các loại siêu thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư phổi như tỏi, táo, trà xanh, cần tây, cà chua, trái cây thuộc họ cam quýt.
Đừng coi thường sức khỏe của bản thân khi bạn không thể biết hiểm họa nào đang rình rập tính mạng của mình. Với phụ nữ, nên ghi nhớ căn bệnh ung thư phổi đáng sợ này.
Phòng tránh ung thư phổi ở phụ nữ
Mặc dù ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, bạn hãy giúp họ bỏ thuốc hoặc yêu cầu họ đến khu vực khác hút thuốc. Trong trường hợp đang ở nơi công cộng, bạn có thể tránh đi chỗ khác khi gặp người hút thuốc thay vì ngồi yên và chịu đựng.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Kiểm tra, loại trừ khí radon trong không gian sống bằng cách mở cửa sổ thông thoáng để khí này có thể thoát ra ngoài, trám lại các vết nứt trên tường nhà, chân nhà, kiểm tra lại hệ thống cấp nước cho gia đình…
- Tìm hiểu các loại siêu thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư phổi như tỏi, táo, trà xanh, cần tây, cà chua, trái cây thuộc họ cam quýt.
Đừng coi thường sức khỏe của bản thân khi bạn không thể biết hiểm họa nào đang rình rập tính mạng của mình. Với phụ nữ, nên ghi nhớ căn bệnh ung thư phổi đáng sợ này.
Xem thêm: 12 thực phẩm giàu carbohydrate đặc biệt tốt cho sức khỏe!