Viêm da cơ địa ở mặt (chàm da mặt) là tình trạng tổn thương da xảy ra ở vùng mặt. Ngoài các triệu chứng thông thường, chàm da mặt còn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình. Để làm giảm triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi ngoài da kết hợp với thuốc dạng uống.
Thông tin tổng quát về viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa là tình trạng da liễu có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền và cơ địa. Tổn thương da do bệnh thường có tính chất đối xứng, xảy ra ở khuỷu tay, mặt sau đầu gối, ngực, mu bàn tay hoặc ở mặt (chủ yếu là 2 bên má).
Do vùng da mặt mỏng và nhạy cảm nên tổn thương da thường dễ để lại thâm sẹo và gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Chính vì vậy điều trị bệnh lý này không chỉ cải thiện ngứa, đau rát, ngăn ngừa biến chứng mà còn giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh chàm da mặt chưa được xác định. Qua một số nghiên cứu, các chuyên gia cho biết bệnh lý này có mối liên hệ với các yếu tố cơ địa và di truyền.
Ngoài ra thực tế cho thấy, viêm da cơ địa ở mặt chỉ bùng phát khi có các yếu tố thuận lợi sau:
- Dị ứng hóa mỹ phẩm: Các sản phẩm chăm sóc da như nước tẩy trang, nước cân bằng, kem dưỡng, kem chống nắng,… có thể là nguyên nhân khiến da bị dị ứng và bùng phát triệu chứng. Trong trường hợp này, bệnh thường được gọi là viêm da cơ địa dị ứng ở mặt.
- Tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài: Vùng da mặt có đặc tính nhạy cảm và mỏng hơn so với da tay, chân. Vì vậy nếu tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh trong một thời gian dài, da có thể bị tổn thương, kích ứng và bùng phát bệnh chàm da mặt.
- Vệ sinh kém: Lỗ chân lông ở vùng da mặt – đặc biệt là ở mũi, hai bên má và cằm thường tiết ra nhiều dầu hơn so với những vùng da thông thường. Nếu không được vệ sinh sạch, dầu thừa và bụi bẩn có thể gây tổn thương và kích ứng da.
- Do đặc tính của da: Chàm da mặt thường có xu hướng phát sinh ở phụ nữ và trẻ sơ sinh do 2 nhóm đối tượng này có làn da mỏng và nhạy cảm. Da mặt của nam giới thường khỏe và dày hơn nên ít gặp phải tình trạng này.
Ngoài những yếu tố chính kể trên, bệnh viêm da cơ địa ở mặt còn chịu tác động bởi một số yếu tố thuận lợi khác như thời tiết khô hanh, chăm sóc da không đúng cách, stress, căng thẳng kéo dài,…
2. Biểu hiện
Viêm da cơ địa ở mặt có triệu chứng không điển hình như viêm da cơ địa ở tay. Do đó nếu không chú ý bạn có thể nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc và nổi mề đay mẩn ngứa.
Ngoài ra biểu hiện của chàm da mặt còn phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Ở trẻ em, tổn thương da thường tập trung ở má. Trong khi đó ở người trưởng thành, tổn thương da có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt.
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh:
- Vùng má xuất hiện các vết ban da màu hồng hoặc đỏ
- Có thể xuất hiện kèm theo các mụn nước nhỏ, gây chảy dịch và sưng nề
- Da khô, có vảy tiết và ngứa nhẹ
- Tổn thương da thường tồn tại trong một thời gian dài và có xu hướng thuyên giảm dần sau khi trẻ lớn
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở mặt người lớn:
- Da ngứa râm ran và kích ứng khi bắt đầu nổi các vết ban đỏ
- Ban da có thể xuất hiện ở má kéo dài xuống cằm ngực, quai hàm hoặc ảnh hưởng đến vùng da mắt, trán và da đầu
- Ngứa âm ỉ đến dữ dội – đặc biệt là khi có yếu tố tác động như nhiệt độ cao, da đổ nhiều dầu, ăn thức ăn cay nóng,…
- Ban da có xuất hiện các mụn nước/ mụn mủ nhỏ gây đau rát
- Tổn thương da ở người lớn thuyên giảm nhanh hơn so với trẻ sơ sinh nhưng thường để lại sẹo thâm khó mờ.
3. Ảnh hưởng
Viêm da cơ địa khu trú ở mặt thường lành tính và ít khi gây bùng phát các bệnh cơ địa kèm theo như hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên do vùng da mặt có độ nhạy cảm cao nên tổn thương có thể tiến triển và gây ra một số ảnh hưởng như:
- Viêm kết mạc dị ứng: Tổn thương da có thể lan đến vùng mắt và gây ra viêm kết mạc dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng có thể gây đau, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt và ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
- Ảnh hưởng đến ngoại hình: So với viêm da cơ địa ở chân, tay, chàm da mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của người bệnh. Người mắc bệnh lý này thường có tâm lý tự ti và e ngại khi giao tiếp.
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Viêm da cơ địa bội nhiễm thường xảy ra sau giai đoạn cấp tính. Biến chứng này xuất hiện khi tổn thương da không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Điều trị viêm da cơ địa ở mặt bằng cách nào?
Viêm da cơ địa ở mặt không thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy và sưng đau bằng cách sử dụng thuốc và chăm sóc da đúng cách.
1. Điều trị viêm da cơ địa ở mặt người lớn
Điều trị chàm da mặt ở người lớn bao gồm sử dụng thuốc uống và thuốc bôi ngoài tùy vào mức độ triệu chứng và giai đoạn phát triển của bệnh.
Một số loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở mặt người lớn, bao gồm:
- Thuốc hồ (hồ nước): Thuốc được dùng ở dạng bôi da, có tác dụng giảm viêm, sung huyết và làm thoáng da. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm khô da nên thường được chỉ định trong điều trị chàm da mặt ở giai đoạn cấp và bán cấp.
- Corticoid bôi ngoài da: Thuốc bôi chứa corticoid thường được dùng trong giai đoạn mãn tính nhằm giảm viêm đỏ và sưng do viêm da cơ địa gây ra. Do da mặt khá mỏng nên bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi corticoid có hoạt tính yếu như Dexamethasone, Prednisolon acetat và Hydrocortison acetat.
- Thuốc bôi kháng histamine: Thuốc bôi kháng histamine có tác dụng giảm ngứa da và chống dị ứng. Thuốc có độ an toàn khá cao nên có thể dùng trong điều trị viêm da cơ địa ở mặt.
- Thuốc kháng histamine H1 đường uống: Trong trường hợp vùng da tổn thương bị ngứa dữ dội, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine H1 đường uống.
- Thuốc kháng sinh, kháng nấm: Được dùng trong điều trị chàm da mặt có bội nhiễm. Nếu mức độ bội nhiễm nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng bôi. Tuy nhiên trong trường hợp bội nhiễm xảy ra ở phạm vi rộng, bạn buộc phải sử dụng kháng nấm và kháng sinh toàn thân.
- Quang trị liệu: Quang trị liệu là phương pháp điều trị viêm da cơ địa sử dụng tia UVA và UVB nhằm giảm tổn thương da, cải thiện triệu chứng sưng viêm và dày sừng. Tuy nhiên quang trị liệu có thể khiến da nhanh lão hóa và tăng nguy cơ ung thư nên cần cân nhắc trước khi thực hiện.
2. Điều trị viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh thường khu trú ở 2 bên má hoặc có thể lan xuống cằm. Do da của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên bác sĩ thường ưu tiên các biện pháp điều trị không dùng thuốc.
- Dùng kem dưỡng: Có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm nhẹ dịu như Aderma và Eucerin nhằm làm dịu da, dưỡng ẩm và giảm nứt nẻ.
- Nước muối sinh lý 0.9%: Sử dụng bông gạc thấm nước muối sinh lý và đắp lên vùng da tổn thương có thể làm dịu da, giảm cảm giác khó chịu cho trẻ và hạn chế nứt nẻ da.
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi và uống nhằm kiểm soát triệu chứng của bệnh chàm da mặt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra phụ huynh cần cho trẻ tắm nước mát, mặc quần áo thoải mái và thông thoáng để tránh kích thích tổn thương da lan rộng.
3. Liệu pháp loại bỏ viêm da cơ địa lành tính cho mọi đối tượng
Theo Đông y, bệnh viêm da cơ địa được xếp vào chứng can tiễn hay ngưu bì tiễn. Y học cổ truyền cho rằng, căn nguyên cốt yếu gây ra căn bệnh này là do những rối loạn bên trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy yếu, các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp, nhiệt dễ dàng xâm nhập cơ thể. Lâu ngày sinh ra tình trạng huyết nhiệt, dẫn tới huyết táo, không sinh dưỡng được da, tạo nên các vùng viêm nhiễm.
Nguyên tắc điều trị của Đông y là tập trung xử lý gốc rễ của bệnh, từ đó sẽ làm thuyên giảm triệu chứng và giữ bệnh ổn định lâu dài, ngăn chặn tái phát.
Với những ưu thế đặc biệt như hiệu quả điều trị cao, lành tính và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, phương pháp Đông y đang trở thành giải pháp hàng đầu được nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa lựa chọn.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Đông y hàng đầu chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hiện là bài thuốc trứ danh trong loại bỏ bệnh việm da cơ địa với cơ chế “3 trong 1” hoàn hảo.
Bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình. Trong chương trình này, bài thuốc đã được các chuyên gia đánh giá là giải pháp toàn diện và hiệu quả giúp loại bỏ từ gốc viêm da cơ địa và phòng ngừa tái phát.
Để tạo nên công thức độc đáo và ưu việt của Thanh bì Dưỡng can thang, các chuyên gia đã dày công nghiên cứu trong suốt 3 năm, phân tích và học hỏi phép chữa từ nhiều bài thuốc cổ phương quý giá. Nổi bật trong đó phải kể đến bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Trải qua nhiều lần thử nghiệm lâm sàng, các chuyên gia đã nhận định để loại bỏ toàn diện căn bệnh viêm da cơ địa, cần phối hợp điều trị trong – ngoài, chặn đứng căn nguyên gây bệnh. Từ đó, vận dụng biện chứng luận trị của Đông y, kết hợp thành quả y học hiện đại để tạo nên bộ 3 chế phẩm của bài thuốc, bao gồm:
- Thuốc ngâm rửa: Giúp sát khuẩn da, giảm ngứa, khoanh vùng tổn thương, ngăn không cho viêm da cơ địa lan rộng.
- Bài thuốc bôi: Giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm ngứa, dưỡng ẩm da, chữa lành các vùng tổn thương, bổ sung các dưỡng chất giúp da phục hồi.
- Bài thuốc uống: Tăng cường giải độc, thải loại độc tố khỏi cơ thể, thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, ổn định cơ địa, nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Với 3 chế phẩm kể trên, Thanh bì Dưỡng can thang không chỉ khắc phục triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt mà còn giúp người bệnh được tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của ngoại tà, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Số liệu thống kê tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, tính đến tháng 1/2020 đã có 4018 bệnh nhân điều trị thành công viêm da cơ địa bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, chiếm tỷ lệ lên tới 95%. Đặc biệt 100% bệnh nhân không xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng bài thuốc này.
Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển, Hà Nội) – một bệnh nhân viêm da cơ địa nặng cho, biết Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp chị lấy lại nhịp sinh hoạt thường nhật, các triệu chứng dứt hẳn, không có dấu hiệu tái phát:
“Viêm da cơ địa đeo bám dai dẳng suốt 7 năm khiến tôi rất khó chịu, cuộc sống của tôi cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Là người vợ người mẹ, nhưng tôi lại không thể chăm sóc gia đình nhỏ do những ảnh hưởng của căn bệnh này. Nhờ Thanh bì Dưỡng can thang, cuộc sống của tôi như sang trang mới khi các triệu chứng khó chịu đã chấm dứt.” [ Độc giả có thể tham khảo chi tiết hành trình của chị Thỏa TẠI ĐÂY]
Ngoài ra, nhờ những ưu việt kể trên bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã được nhiều tờ báo uy tín đưa tin, trong đó có 24h.com.vn.
Chăm sóc sau khi điều trị viêm da cơ địa ở mặt
Với người lớn, viêm da cơ địa ở mặt có thể để lại sẹo thâm và gây ảnh hưởng đến ngoại hình. Do đó sau khi điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp làm mờ thâm và giảm sẹo như:
- Mặt nạ nghệ và sữa chua: Nghệ và sữa chua có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mịn bề mặt da và đánh bật các sắc tố đen sạm. Sử dụng ½ thìa bột nghệ trộn đều với 1 thìa sữa chua và đắp lên da trong 15 phút có thể làm mờ các vết sẹo thâm do chàm da mặt gây ra.
- Massage bằng tinh dầu tự nhiên: Tinh dầu tự nhiên chứa các phức hợp và axit amin có tác dụng tăng sản sinh collagen, làm mờ thâm và giúp da khỏe, đàn hồi. Bạn có thể dùng từ 2 – 3 giọt dầu argan hoặc dầu hạnh nhân, massage nhẹ nhàng lên da trong khoảng 2 – 3 phút. Sau đó nên dùng nước ấm để loại bỏ dầu và lau khô bằng khăn sạch.
- Gel nha đam: Nha đam có đặc tính làm mát, dưỡng ẩm và phục hồi da. Sử dụng gel nha đam tươi thoa lên thâm sẹo có thể làm mờ vết thâm và nuôi dưỡng làn da.
Lưu ý: Chỉ áp dụng các biện pháp làm mờ thâm khi tổn thương da đã lành hoàn toàn. Áp dụng các mẹo này khi da đang bị chảy dịch và lở loét có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, kích ứng.
Phòng ngừa tái phát bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Tương tự như viêm da cơ địa ở các vị trí khác, chàm da mặt có khả năng tái phát nhiều lần. Do đó để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày với các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ như Cetaphil, Aderma, Eucerin và Cerave.
- Sử dụng kem chống nắng cho da mặt trước khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Đồng thời nên sử dụng khẩu trang và che dù, đội nón để giảm ảnh hưởng của tia cực tím lên da.
- Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, các loại củ, đậu và trái cây.
- Không dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa axit và độ kích ứng cao. Để giảm thiểu nguy cơ viêm da cơ địa dị ứng ở mặt tái phát, bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên – nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột và khô hanh.
Viêm da cơ địa ở mặt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu và nóng rát mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình. Do đó bạn nên chủ động điều trị ngay khi triệu chứng mới bùng phát. Can thiệp chữa trị sớm có thể giảm tổn thương da, hạn chế biến chứng và ngăn ngừa các vết thâm sẹo.
Xem thêm: Sa búi trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả