Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm da cơ địa ở trẻ và những thông tin phụ huynh cần nắm rõ

Viêm da cơ địa ở trẻ là một bệnh lý gây tổn thương da dễ tái phát. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ bởi làn da của trẻ thường nhạy cảm và hàng rào bảo vệ da chưa phát triển toàn diện. Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ mà bố mẹ nên tham khảo. 

Viêm da cơ địa ở trẻ là bệnh gì?

Viêm da cơ địa hay còn được gọi là bệnh eczema hoặc chàm thể tạng – là một dạng viêm nhiễm ở da gây ngứa đỏ, sưng, nứt nẻ bề mặt da. Bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là tình trạng viêm da cơ địa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trong giai đoạn này, bệnh không chỉ gây tổn thương trên da mà còn kèm theo một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, tiêu chảy. 

Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm da cơ địa ở bé sơ sinh thường xuất hiện ở mặt, sau đó lan rộng ra trên toàn bộ cơ thể. Khi trẻ lớn hơn, bệnh thường có xu hướng ảnh hưởng đến mặt trong của đầu gối và bên trong của khuỷu tay.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

Trẻ em mắc bệnh viêm da cơ địa thường có làn da khô ráp, nứt nẻ và có thể bong tróc vảy. Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ thường xuất hiện với những dấu hiệu như:

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, các triệu chứng thường xuất hiện ở khu vực dễ bị ma sát, trầy xước như mặt, đầu gối, khuỷu tay. Ngoài ra, các dấu hiệu cũng có thể xuất hiện ở những bộ phận trên cơ thể có độ ẩm cao, không thông thoáng như khu vực mặc tã, gây viêm da cơ địa ở vùng kín.

Ở trẻ em lớn hơn, các triệu chứng của bệnh sẽ hình thành ở các nếp gấp cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, bàn tay. Đôi khi dấu hiệu của bệnh cũng xuất hiện ở khu vực da đầu, phía sau tai, vai gáy hoặc chân. 

Khi vùng da bị nhiễm trùng, bề mặt da sẽ hình thành một lớp vỏ màu vàng hoặc xuất hiện nhiều mụn nước có mủ hoặc dịch lỏng ở bên trong. Da của trẻ sẽ trở nên dày hơn do tổn thương hoặc do cọ xát, gãi ngứa.

Dưới đây là một số hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu y học cho biết nguyên nhân gây ra bệnh có thể do di truyền, tác động từ môi trường và suy giảm hệ miễn dịch. 

Di truyền

Nếu trẻ có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một yếu tố nào đó trong môi trường thì trẻ em sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, có đến 30% trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ có liên quan đến đột biến gen sản xuất Filaggrin (FLG). Điều này sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát sớm các triệu chứng của bệnh và phát triển thành bệnh hen suyễn.

Dị ứng

Trẻ em mắc viêm da cơ địa có thể liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc do nhạy cảm với một chất nào đó trong môi trường. Khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng từ thực phẩm hoặc các yếu tố khác, dấu hiệu của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Các chất dị ứng như mạt bụi, phấn hoa sẽ làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Bởi hệ thống miễn dịch và cơ chế chống dị ứng của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ em sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường. Điều này sẽ dẫn đến bệnh viêm da cơ địa và một số bệnh lý da liễu khác. 

Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ

Trẻ nhỏ thường chưa biết cách tự vệ sinh sạch sẽ cơ thể do vậy một số lượng lớn vi sinh vật, bụi bẩn và côn trùng sẽ cư trú và gây bệnh trên da của trẻ. Tình trạng này sẽ khiến trẻ mắc phải một số bệnh lý ngoài da, trong đó có viêm da cơ địa.

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường tiếp xúc với thú cưng và một số loại động vật khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Lông thú nuôi hoặc vảy động vật có thể bám vào da trẻ, gây dị ứng và làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa.

Nhiễm khuẩn

Da trẻ em thường có hàng rào bảo vệ rất yếu do đó dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, nhất là vi khuẩn S.aureus – đây là một loại vi khuẩn phổ biến gây nên bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ bị viêm da cơ địa có thể kích hoạt sản xuất Cytokine. Điều này sẽ khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn và rất khó kiểm soát. 

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, một số yếu tố thuận lợi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa trẻ bao gồm:

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Có lây không?

Hầu hết các trường hợp mắc viêm da cơ địa thường lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng và không có những biến chứng nghiêm trọng nếu trẻ được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ thì bệnh sẽ dẫn đến một số biến chứng như:

Viêm da cơ địa sẽ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ trên da của trẻ

Chưa hết, bệnh viêm da ở trẻ em có thể để lại sẹo, vết thâm nám gây mất thẩm mỹ và khiến trẻ em trở nên khép kín và sống tự ti. Do vậy, để hạn chế những rủi ro và biến chứng mà bệnh gây ra, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám kịp thời và điều trị đúng phương pháp. 

Nhiều phụ huynh thắc mắc viêm da cơ địa ở trẻ em có lây không? Câu trả lời là đây là một căn bệnh không lây nhiễm nhưng nó có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. 

Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có khỏi được không? Hiện tại, bệnh viêm da cơ địa chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, hầu hết em bé bị viêm da cơ địa thường khỏi sau 18 – 24 tháng tuổi. Một số trường hợp có thể kéo dài đến khoảng 10 tuổi. Một số ít trẻ nhỏ mắc bệnh có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. Ở những trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, các triệu chứng của bệnh có thể tồn tại suốt đời. 

Ở những trường hợp cần thiết, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ bằng thuốc

Trong những trường hợp bé bị viêm da cơ địa toàn thân, tiến triển dai dẳng và gây ngứa ngáy dữ dội, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em thường được sử dụng như:

Bôi thuốc chữa viêm da cơ địa cho trẻ

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc trị viêm da cơ địa cho bé có hoạt tính mạnh như thuốc bôi corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin H1… trong những trường hợp cần thiết. Phụ huynh không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Một số bài thuốc Đông y cũng có thể cải thiện tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em. Tiêu biểu là các bài thuốc:

Chăm sóc và cải thiện bệnh tại nhà

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chữa viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể làm giảm tổn thương và cải thiện làn da cho trẻ bằng một số biện pháp như:

Xem thêm

[Top List] 12++ cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả

Quang trị liệu

Quang trị liệu hay còn gọi là liệu pháp ánh sáng là phương pháp sử dụng tia cực tím để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa. Phương thức điều trị này được kiểm chứng là an toàn và phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Quang trị liệu có sự kết hợp giữa các loại thuốc và ánh sáng UVB, UVA để giảm ngứa, chống viêm và phục hồi các mô da bị tổn thương. Ngoài ra, phương pháp này sẽ được chỉ định khi áp dụng các cách điều trị viêm da cơ địa khác mà không mang lại hiệu quả. 

Tuy nhiên, quang trị liệu cũng gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ như gây lão hóa da sớm và tăng nguy cơ bị ung thư da. Do vậy, bố mẹ cần trao đổi kỹ với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi áp dụng phương pháp này cho trẻ. 

Biện pháp chăm sóc trẻ khi bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một căn bệnh khó có thể điều trị dứt điểm và thường tái phát lại. Bên cạnh việc điều trị, bố mẹ cần có biện pháp chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng những cách như sau:

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó mèo

Viêm da cơ địa ở trẻ là một căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng cần được chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế gây ra những biến chứng. Đồng thời, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh tái phát.

Xem thêm: Bật mí 8 cách giảm đau gout cấp tốc tại nhà từ chuyên gia

Rate this post
Exit mobile version