Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm dạ dày Hp – mối lo sợ cho người mắc bệnh dạ dày

 
Vi khuẩn HP được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày hiện nay.Vậy viêm dạ dày hp có triệu chứng gì,con đường lây lan,nguy hiểm không?phác đồ điều trị ra sao

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và cũng là tác nhân nhóm I của ung thư dạ dày carcinom.


 

 

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh dạ dày như viêm dạ dày- tá tràng, loét dạ dày- tá tràng, ngoài ra vi khuẩn Hp còn là tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày (WHO).

Vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa.


 

Triệu chứng của viêm dạ dày Hp
 

Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp như sau:
 

Vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

Có trên 50% dân số thế giới có vi khuẩn Hp trong dạ dày (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori), khoảng 20% trong số đó sẽ chuyển thành bệnh dạ dày, với 6% bị Loét dạ dày-tá tràng, 1% bị Ung thư dạ dày. Mặc dù có tới 80% người có vi khuẩn Hp trong dạ dày không bị bệnh dạ dày, nhưng mối liên hệ và cơ chế gây bệnh rõ ràng của loại vi khuẩn này làm cho nó trở thành loại vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe con người.
 
Nghiên cứu theo dõi trong nhiều năm của các nhà khoa học cho thấy, việc loại trừ vi khuẩn Hp trong dạ dày giúp làm giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, việc điều trị các bệnh dạ dày như Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Ung thư dạ dày có vi khuẩn Hp cũng bắt buộc phải loại trừ vi khuẩn Hp.

Đối với bệnh nhân Viêm loét dạ dày tá tràng, nếu không loại trừ thành công vi khuẩn Hp, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng nhiễm bệnh dai dẳng, mạn tính, bệnh có xu hướng nặng dần với các biến chứng chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, Ung thư dạ dày.


 

Vi khuẩn Hp dạ dày có lây không?

Bệnh viêm dạ dày thể trợt với HP dương tính, bệnh này có thể lây qua đường ăn uống, qua đường miệng – miệng do vi trùng HP theo dịch tiết dạ dày qua đường nước bọt.

 


 
Do vậy, vi trùng dễ lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai cho con ăn… và đường phân miệng do vi trùng theo phân lây sang người khác qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ.
 

Vi khuẩn Hp có gây ung thư dạ dày?

“Ung thư nếu không diệt vi khuẩn Hp” – đây là nhận định của các chuyên gia đầu ngành.

Nếu bị nhiễm HP mà không chữa trị hoặc chữa không triệt để có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào nhiễm vi khuẩn HP đều sẽ bị ung thư. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, độc tính của vi khuẩn và chế độ ăn uống.

Chế độ ăn như ăn mặn, thực phẩm lên men, muối chua, thịt hun khói làm cho thực phẩm bị biến chất khi gặp vi khuẩn HP thì dễ phát sinh ung thư hơn. Chính vì vậy, những người bị nhiễm HP cần tránh đồ chua cay, tránh ăn mặn, nên dùng củ nghệ vì có tính chất bảo vệ chống ung thư, làm lành những tổn thương trong viêm loét bao tử.


 

 

Người bệnh cũng cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng giờ. Khi có tác dụng phụ, cần báo ngay với bác sĩ để có hướng điều chỉnh kịp thời.
 

Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính

Để điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo các phác đồ điều trị nghiêm ngặt với nhiều thuốc kết hợp và phải sử dụng đủ liều quy định, đủ thời gian, đúng thời điểm. Việc sử dụng sai phác đồ, không đúng thuốc điều trị vi khuẩn Hp, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có sự kháng thuốc của vi khuẩn Hp.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cập nhật nhất

Các phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (có vi khuẩn Hp dương tính) cập nhật sau đây được thống nhất bởi hội nghị Masstricht IV (2013) và được các bác sỹ tiêu hóa hàng đầu Việt Nam áp dụng với sự thay đổi không đáng kể theo vùng miền.

Người bệnh cần phải nắm được sơ bộ các thuốc điều trị, các phác đồ điều trị để tuân thủ việc điều trị Hp tốt nhất. Đây không phải đơn thuần là nhiệm vụ của các bác sỹ mà việc tuân thủ điều trị, trên thực tế, hoàn toàn do hiểu biết và ý thức của bệnh nhân. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phân biệt được các thuốc khác nhau, từ đó khi sử dụng đơn thuốc có nhiều thuốc bác sỹ kê, bệnh nhân sẽ biết cách sử dụng thuốc nào vào thời điểm nào, liều dùng và cách dùng chính xác.

Các phác đồ điều trị được Hội tiêu hóa thế giới ban hành cũng được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo một số vùng miền, đặc tính kháng thuốc của chủng Hp tại địa phương mà sẽ có những điều chỉnh nhất định. Sau đây là một số điều chỉnh như vậy tại Việt Nam.

Lưu ý: Tình trạng Hp kháng thuốc gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em mỗi ngày một tăng cho nên hiện nay, một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã kết hợp loại kháng thể GastimunHP của Nhật Bản trong phác đồ điều trị Hp để chống vi khuẩn Hp kháng thuốc, tăng khả năng tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp, đồng thời chống lây nhiễm vi khuẩn Hp mà không gây tác dụng bất lợi với người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Phác đồ tiệt trừ Hp lần đầu

Ở miền Trung và miền Bắc (Khu vực có tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng Clarithromycin còn ở mức trung bình): Có thể sử dụng phác đồ PPI + Amoxicillin + Clarithromycin trong 14 ngày là phác đồ lần đầu.

Ở miền Nam (Khu vực có tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh Clarithromycin, Metronidazol ở mức cao): phác đồ PPI + Amoxicillin + Clarithromycin tỏ ra kém hiệu quả. Nên sử dụng phác đồ nối tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc sử dụng đồng thời.

Phác đồ tiệt trừ Hp lần 2 (sau khi thất bại với lần 1)

Sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth, nếu trước đó chưa dùng phác đồ này.

Sử dụng phác đồ PPI + Amoxicillin + Levofloxacin nếu trước đó đã dùng phác đồ 4 thuốc có Bismuth.

Không dùng lại kháng sinh đã sử dụng trong phác đồ điều trị bị thất bại trước đó, đặc biệt là Clarithromycin (ngoại trừ Amoxicillin) vì tỷ lệ kháng thuốc rất cao. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý: lưu trữ lại các đơn thuốc trước đây đã sử dụng và trình bày với bác sỹ khi đi khám bệnh trong các lần tiếp theo. Điều này là vô cùng quan trọng đối với bác sỹ và bệnh nhân để việc điều trị Hp thành công.

Phác đồ cứu vãn và sự kết hợp mới nhất

Trong trường hợp vẫn tiệt trừ thất bại sau hai lần điều trị, cần nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc nuôi cấy vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng thành công, do khó khăn về mặt kỹ thuật, đặc biệt là tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh, thậm chí các thành phố lớn. Chính vì vậy nên việc chẩn đoán Hp kháng thuốc đã số vẫn mang tính kinh nghiệm và cảm giác của bác sỹ điều trị.

Cách kết hợp mới tại Nhật Bản: Một giải pháp mới gần đây được các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo lựa chọn kết hợp cùng các thuốc diệt vi khuẩn Hp là kháng thể chống vi khuẩn Hp (GastimunHP). Loại kháng thể này được Nhật Bản lựa chọn là vũ khí chống lại vi khuẩn Hp trong thế kỷ mới. Ngoài việc nó giúp đảm bảo sự thành công của phác đồ điều trị Hp cổ điển, loại kháng thể này còn giúp chống lây nhiễm vi khuẩn Hp trong cộng đồng, phòng chống tái nhiễm khuẩn Hp sau khi điều trị. Và đặc biệt, kháng thể OvalgenHP trong GastimunHP là một giải pháp cực kỳ an toàn dành cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có thể trạng yếu,… thường là những đối tượng khó khăn trong tuân thủ điều trị với kháng sinh.

Hiện nay, ngoài sử dụng tại Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa loại kháng thể này sang sử dụng phổ biến ở một số nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp cao như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ…

Người bệnh cũng cần lưu ý: không nên tự ý dùng các bộ kít điều trị vi khuẩn Hp vì tỷ lệ tiệt trừ Hp là chưa được chứng minh, hàm lượng Clarithromycin trong bộ kít thường thấp (thường 250mg) làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Do tỷ lệ Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, đôi khi việc loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày không đạt được kết quả như ý, nhưng bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc hoặc ngừng việc điều trị mà nên phối hợp tốt với thầy thuốc tìm các giải pháp phối hợp hiệu quả hơn, đổi thuốc… nhằm đạt được hiệu quả điều trị.

Nếu nghi ngờ có HP kháng thuốc, hãy kết hợp ngay với GastimunHP để tăng khả năng tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP, chống lại khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn HP.

Trên đây là tổng hợp những lưu ý trong sử dụng các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dành cho bệnh nhân và bác sỹ cùng tìm hiểu. Tuy nhiên, tiệt trừ thành công Hp, một phần phụ thuộc vào bác sỹ, phần chính vẫn phụ thuộc vào bệnh nhân, yếu tố tính nhạy của của Hp dạ dày. Về phía bệnh nhân, các chuyên gia của chúng tôi có những lời khuyên trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp sau đây:

Làm gì khi bị viêm dạ dày Hp

Để điều trị viêm dạ dày Hp hiệu quả, bạn cần thực hiện năm điều sau:

+ Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

+ Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

+ Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

+ Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya.

+ Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Đây là những gợi ý cũng như lời khuyên chân thành nhất đến người bệnh đau da dày, mong rằng bản thân mỗi người chúng ta sẽ xây dựng được cho mình một chế độ dinh dưỡng cũng như một chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý nhất để có được nguồn sức khỏe tốt nhất. 

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

Nguồn: https://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/viem-da-day-hp-moi-lo-so-cho-nguoi-mac-benh-da-day-4102.html

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp tình trạng viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? 

Rate this post
Exit mobile version