Viêm dạ dày là bệnh lý thường thường gặp ở đường tiêu hóa, người bệnh đau tức thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi ợ chua, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hơn nữa tình trạng bệnh kéo dài không điều trị sớm tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Viêm dạ dày là gì? Cách điều trị như thế nào? Tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày (tiếng Anh: Stomachache) là tình trạng niêm mạc dạ dày bị bào mòn gây viêm loét. Biểu hiện lâm sàng của bệnh, xuất hiện cơn đau, nóng rát thượng vị, cơ thể mệt mỏi,… Tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh không chừa bất kỳ đối tượng nào, người bệnh cần nhận biết dấu hiệu nguyên nhân đi thăm khám và điều trị sớm, đúng cách
Phân loại bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày được phân loại dựa trên cấp độ của bệnh, nguyên nhân, vị trí gây bệnh và đối tượng mắc bệnh.
Phân loại dựa vào cấp độ của bệnh
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh được chia thành 2 giai đoạn:
- Viêm dạ dày cấp tính: Niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm và thường đi kèm với triệu chứng xuất huyết dạ dày. Giai đoạn này các triệu chứng xuất hiện đột ngột, và ít để lại di chứng. Tuy nhiên nếu không can thiệp và điều trị sớm bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
- Viêm dạ dày mạn tính: Tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong thời gian dài. Bệnh lý mãn tính có thể dẫn đến ung thư dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.
Phân loại theo nguyên nhân và vị trí viêm
Phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí dạ dày bị viêm, bệnh được phân thành các loại:
- Viêm dạ dày ruột: Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn gây hại, người bệnh xuất hiện cơn đau dạ dày đi ngoài lỏng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
- Viêm xung huyết dạ dày: Khi niêm mạc hang vị bị viêm, mạch máu bị giãn nở, có thể xuất huyết dạ dày bất cứ lúc nào. Hơn nữa bệnh kèm theo triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, xuất hiện đơn đau âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội.
- Viêm dạ dày HP: Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) tăng quá cao, phá hủy lớp niêm mạc dày dày gây viêm loét và chảy máu. Người bệnh bị đau rát thượng vị, buồn nôn, đi ngoài phân đen. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày, hơn nữa vi khuẩn HP có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp vật dụng cá nhân. Do đó khi có dấu hiệu nhận biết của bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị
- Viêm dạ dày tá tràng: Do người bệnh ăn uống không khoa học, nhiễm khuẩn dẫn đến vùng niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương.
- Viêm dạ dày trào ngược thực quản: Khi axit trong dịch vị dạ dày trào ngược xuất hiện triệu chứng đau rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Tình trạng bệnh kéo dài gây biến chứng như viêm họng, khó thở, hẹp thực quản,…
- Viêm hang vị: Hang vị là nơi tiếp xúc giữa tá tràng và dạ dày, đóng vai trò xử lý thức ăn nên dễ bị viêm nhiễm. Viêm hang vị tình trạng lớp niêm mạc bị sưng tấy ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chất lượng cuộc sống
- Viêm trợt hang vị: Tình tràng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ở hang vị xuất hiện vết xước nhỏ khiến người bệnh đau ngực, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, cơ thể mệt mỏi,… Bệnh được chia thành các loại viêm trợt hang vị, viêm trợt xung huyết dạ dày, viêm trợt phẳng hang vị.
- Viêm niêm mạc dạ dày: Khi niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, nhiễm trùng khiến người bệnh ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị, cơ thể mệt mỏi, sụt cân không lý do. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
- Viêm dạ dày K29: Triệu chứng của bệnh xuất hiện ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu, đau rát dạ dày, sụt cân không lý do. Với trường hợp bệnh nghiêm trọng kéo dài có thế biến chứng thành ung thư dạ dày.
Phân loại viêm dạ dày theo đối tượng
Đây là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, tất cả mọi người đều mắc phải, tuy nhiên bệnh phổ biến ở những đối tượng:
- Trẻ em bị viêm dạ dày: Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ở trẻ là do vi khuẩn HP, chế độ ăn không khoa học, lạm dụng thuốc và trẻ bị căng thẳng kéo dài. Khi bị viêm dạ dày, bé bị đau bụng thường xuyên, đầy hơi, ợ chua, quấy khóc, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, lòng bàn chân, tay nhợt nhạt,…
- Viêm dạ dày khi mang thai: Khi thai nhi phát triển chèn ép dạ dày, khiến thức ăn khó tiêu dễ đọng lại và ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Hơn nữa tình trạng nôn nghén giai đoạn đầu thai kỳ hoặc thai phụ lo lắng, căng thẳng khi mang thai cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Viêm bao tử là bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa, người bệnh cần nhận biết dấu hiệu điều trị sớm, tránh để tình trạng bệnh kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng viêm dạ dày thường gặp
Bệnh với những triệu chứng thường gặp như:
- Đau rát vùng thượng vị: Thượng vị là nằm ở phía trên ổ bụng, nằm giữa hai bên xương sườn, trên vùng rốn và dưới xương ức. Khu vực này tập trung cơ quan quan trọng như dạ dày, gan, tá tràng, tụy. Do đó một trong những triệu chứng viêm dạ dày là đau rát vùng thượng vị. Người bệnh xuất hiện cơn đau âm ỉ kéo dài, hoặc đau quặn, một số trường hợp nặng cơn đau có thể lan lên ngực, xung quanh bụng và ra sau lưng.
- Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua: Người bệnh cảm thấy buồn nôn cả khi no và đói, thường dễ chịu sau khi nôn. Hơn nữa axit trong dạ dày tăng cao, dẫn đến ợ hơi, ợ chua, đau rát ngực và cổ
- Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm cân đột ngột
- Ở một số trường hợp người bệnh đi ngoài ra máu khi chuyển sang giai đoạn mãn tính
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, triệu chứng xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ở đối tượng đặc biệt:
- Trẻ em: Trẻ quấy khóc liên tục, nôn ói, chậm phát triển
- Phụ nữ mang thai: Xuất hiện cơn đau âm ỉ, đau quặn ở phần giữa và trên bụng
- Phụ nữ sau sinh: Bên cạnh những dấu hiệu trên, người bệnh bị chướng bụng, trào ngược và căng tức vùng ngực
Nguyên nhân viêm dạ dày là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó bao gồm:
- Do vi khuẩn HP: Tình trạng vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) tăng quá cao gây phá hủy lớp niêm mạc dạ dày gây viêm loét và chảy máu
- Lạm dụng thuốc giảm đau: Người bệnh lạm dụng thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen gây tổn thương niêm mạc
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích gây kích ứng và bào mòn dạ dày
- Người bệnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh
- Người bệnh căng thẳng và lo âu kéo dài khiến dạ dày tiết dịch vị và gây trào ngược.
- Ngoài ra bệnh có thể xuất hiện khi có thêm yếu tố cộng hưởng như rối loạn tự miễn, lạm dụng cocain, trào ngược dạ dày,…
Viêm dạ dày bao lâu thì khỏi? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày bao lâu thì khỏi là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân hiện nay. Theo chuyên gia bệnh hoàn toàn có thể được cải thiện nếu chế độ sinh hoạt khoa học, điều trị và chăm sóc đúng cách.
Với trường hợp nhẹ người bệnh có thể kiểm soát sau vài tháng. Ngược lại, người bệnh chủ quan, tình trạng bệnh kéo dài gây tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:
- Loét dạ dày: Đây là một trong những biến chứng thường gặp, bệnh không được điều trị sớm hình thành ổ loét ở nhiều vị trí. Thông thường vị trí dễ hình thành nhất là hang vị, môn vị và bờ cong nhỏ dạ dày. Loét dạ dày xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua thường xuyên, người bệnh đau quặn theo từng cơn.
- Hẹp môn vị: Môn vị nằm giữa dạ dày và ruột non với chức năng đưa thức ăn xuống ruột non từ từ và đều đặn. Viêm bao tử kéo dài, viêm loét phát triển dẫn đến hẹp môn vị, người bệnh thường xuyên nôn ra thức ăn chưa tiêu hóa hết, đau bụng âm ỉ kéo dài, chướng bụng.
- Thủng dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị viêm loét tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến thủng dạ dày. Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau cứng bụng, thở mạnh, đau dữ dội. Triệu chứng xuất hiện đột ngột, tần suất nhiều, khiến cơ thể mệt mỏi, tay chân lạnh, tụt huyết áp. Khi gặp phải triệu chứng trên cần đi thăm khám bác sĩ, can thiệp và điều trị kịp thời
- Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh chủ quan không điều trị, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến chảy máu. Xuất huyết tiêu hóa xuất hiện triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu, cơ thể mệt mỏi và sút cân đột ngột. Ở một số trường hợp người bệnh xuất huyết máu quá nhiều, nguy cơ tử vong cao.
- Ung thư dạ dày: Theo thống kê, người bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP thì khả năng biến chứng sang ung thư rất cao. Ở giai đoạn sớm các triệu chứng của ung thư dạ dày không rõ ràng, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, và thiếu máu.
Phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán viêm dạ dày
Viêm dạ dày tình trạng kéo dài có thể dẫn đến ung thư nguy hiểm đến tính mạng. Nhận biết dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế kiểm tra và chẩn đoán bệnh bằng phương pháp:
- Nội soi dạ dày: Biện pháp này giúp bác sĩ xác định ổ viêm loét và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Tiến hành xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm kiểm tra bệnh nhân có bị thiếu máu hay không, xuất huyết tiêu hóa,… từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
- Sinh thiết mô dạ dày và chụp x-quang: Giúp bác sĩ nhận xác định được cấu trúc trong hệ tiêu hóa.
- Xét nghiệm hơi thở: Trường hợp bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày do vi khuẩn HP, bệnh nhân được bác sĩ tiến hành xét nghiệm hơi thở.
Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử bệnh lý của người bệnh và các thành viên trong gia đình. Sau khi được chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị phác đồ phù hợp.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày phổ biến hiện nay
Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, người bệnh được chỉ định sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp được sử dụng phổ biến như:
Chữa viêm dạ dày bằng thuốc Tây
Điều trị thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh, các nhóm thuốc được điều trị đau dạ dày bao gồm:
- Thuốc dạ dày chữ Y: Thuốc tác dụng ngăn ngừa tình trạng axit trào ngược, giảm triệu chứng như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,….
- Thuốc dạ dày chữ P: Thuốc giảm đau và triệu chứng như buồn nôn, đi ngoài ra máu hoặc phân đen
- Thuốc giảm tiết axit trong dạ dày: Người bệnh tham khảo thuốc được sử dụng như ranitidine, cimetidin, famotidin,….
- Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: Với trường hợp người bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP cần sử dụng thuốc amoxicillin, tinidazole, clarithromycin … tiêu diệt vi khuẩn tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Thuốc tạo bảo vệ niêm mạc: Thuốc tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh tình trạng viêm loét. Một số thuốc được bác sĩ chỉ định như: Silicate al, Subcitrate, Silicate mg,…
Thuốc Tây giúp giảm triệu chứng của viêm dạ dày nhưng không thể khôi phục tổn thương ở vùng niêm mạc. Hơn nữa thuốc chứa nhiều tác dụng phụ, có thể bào mòn dạ dày. Do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc
Cách trị viêm dạ dày bằng mẹo dân gian
Bài thuốc bằng mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Bài thuốc giảm cơn đau, dễ tiêu hóa và tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh tình trạng bị viêm loét. Người bệnh điều trị viêm dạ dày từ bài thuốc quen thuộc như:
Lá mơ
Trong Đông y lá mơ tính mát, khuẩn tác dụng tiêu viêm, thanh lọc cơ thể. Sử dụng lá mơ giảm viêm loét, chống tiêu chảy kích thích lưu thông máu, phục hồi vùng dạ dày bị tổn thương.
Bạn sử dụng lá mơ rửa sạch pha nhuyễn cùng với khoảng 200ml nước. Chắt lấy nước thêm một chút muối và đun sôi hỗn hợp. Sử dụng 2 lần/ ngày trước khi ăn, người bệnh có thêm một chút đường để gia tăng hương vị.
Bài thuốc từ nghệ
Trong y học cổ truyền nghệ tác dụng kháng viêm, chỉ huyết, giảm đau được sử dụng phổ biến trong bài thuốc điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Hơn nữa trong y học hiện đại, hoạt chất curcumin trong nghệ tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa trào ngược. Sử dụng nghệ xay nhuyễn, chắt lấy nước và sử dụng hằng ngày. Hoặc kết hợp nghệ và mật ong giúp điều trị bệnh.
Trà hoa cúc
Hoa cúc có tính hàn, vị ngọt kích thích tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, tác dụng an thần. Người bệnh sử dụng trà hoa cúc hãm trà thêm một chút mật ong giúp cải thiện triệu chứng.
Cây nhọ nhồi
Hoạt chất tanin hay flavonozit trong cây nhọ nhồi tác dụng chống oxy hóa, giảm tổn thương niêm mạc,…
Sử dụng cây nhọ nhồi xay nhuyễn, chắt lấy nước sử dụng hằng ngày 2 lần/ ngày. Hoặc kết hợp nhọ nhồi với thảo dược khác như quả đại táo, tuyết như lai, cam thảo sắc lên và sử dụng giúp cải thiện triệu chứng
Bài thuốc dân gian đóng vai trò hỗ trợ điều trị không tác dụng điều trị dứt điểm. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa người mang đến hiệu quả khác nhau. Bên cạnh đó, bài thuốc chữa bằng mẹo dân gian được lưu truyền thông quá hình thức truyền miệng chưa được chứng minh khoa học. Người bệnh cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng
Bài thuốc Đông y trị viêm dạ dày
Theo y học cổ truyền viêm dạ dày hay còn gọi là chứng vị quản thống, nguyên nhân gây bệnh do hàn tà xâm nhập, can khí phạm vị. Phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng người bệnh sử dụng bài thuốc khác nhau:
Bài thuốc do chữa viêm dạ dày do can khí phạm vị
Nguyên nhân gây bệnh do người bệnh căng thẳng kéo dài, cơ uất trệ khiến dạ dày tổn thương. Sử bài thuốc với thảo dược bạch thược, sài hồ, chi xác, hương vị, hương phụ đem sắc và sử dụng cải thiện triệu chứng.
Bài thuốc Y lâm cải thác gia giảm
Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau thượng vị, xuất huyết trong sử dụng bài thuốc với thảo dược ô dược, thảo linh chi, cửu nguyên xuân, đương quy, đào nhân, cam thảo, hồng hoa, hương phụ, đơn bì, xuyên xích thước, chỉ xác, huyền hồ. Đem nguyên liệu sắc theo liều lượng được kê đơn sử dụng liên tục giúp cải thiện bệnh và giảm triệu chứng.
Bài thuốc chữa ợ hơi, buồn nôn, ợ chua
Người bệnh tham khảo bài thuốc chứa vị thuốc Mã đề, xương bồ, nghệ vàng, hương phụ, cúc tần. Tất cả thảo dược đem nghiền và trộn đều với mật ong sử dụng hằng ngày trong khoảng 1 tháng giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Bài thuốc Đông y trị viêm dạ dày tốt nhất – Sơ can Bình vị tán
Sơ can Bình vị tán được Trung tâm Thuốc Dân Tộc nghiên cứu và cho ra đời năm 2011. Bài thuốc với sự kết hợp thảo dược tự nhiên: Bố chính sâm, Bạch thực, Ô tặc cốt, Cam thảo, Chè dây, Tam thất, Sài hồ, Đương quy điều trị căn nguyên của bệnh, cải thiện triệu chứng, tăng cường sức đề kháng không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Hơn nữa, thuốc được chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao với 87.8% số người sử dụng được chữa lành hoàn toàn. Bài thuốc gồm 3 chế phẩm:
- Sơ can bình viêm loét HP: Giúp người bệnh tiêu diệt vi khuẩn Hp, phục hồi niêm mạc bị tổn thương, chống viêm và giúp khí huyết lưu thông
- Sơ can bình – Trào ngược: Cải thiện triệu chứng trào ngược, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, …
- Cao bình vị: Giúp thanh nhiệt giải độc, làm lành vùng da bị tổn thương, giảm đau, ợ hơi, ợ chua, tăng cường sức đề kháng cơ thể,…
Bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh, tăng cường sức khỏe, được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Người bệnh cần lựa chọn cơ sở Đông uy tín để thăm khám và kê đơn.
Lời khuyên của chuyên gia với người bị viêm dạ dày
Theo chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh điều trị người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả:
Cần có chế độ ăn uống khoa học
Viêm dạ dày nên ăn gì? – Người bệnh bổ sung thực phẩm:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm này tác dụng làm sạch, tăng cường hệ miễn dịch phục hồi vết loét ở dạ dày nhanh chóng. Một số thực phẩm chất xơ bạn nên sử dụng như: rau mầm, đậu Hà Lan, đu đủ, táo,…
- Thực phẩm dễ tiêu hóa: Thực phẩm như khoai lang, gạo trắng, bánh mì, trứng gà, cá hồi, được khuyến khích ở bệnh nhân viêm dạ dày
- Thực phẩm giàu probiotic: Thực phẩm này bổ sung men sinh cho đường ruột một số thực phẩm có lợi như sữa chua, Buttermilk, Kefir,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm như:
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này xu hướng kích thích hệ tiêu hóa, gây đầy hơi chướng bụng
- Đồ ăn chứa đường: Đồ ăn khiến triệu chứng viêm dạ dày nghiêm trọng hơn
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích
- Hạn chế thực phẩm tính axit như nước dứa, nước chanh, cà chua,… làm tăng hình thành vết loét và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên nấu chín kỹ đồ ăn, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Đặc biệt không nên chạy nhảy hoặc vận động quá sức sau khi ăn.
Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ
- Nhận biết dấu hiệu của viêm dạ dày cần đi khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh chuyển thành mãn tính và khó điều trị.
- Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng giữa chừng
- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, bởi thuốc ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dạ dày
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh, đúng giờ, không bỏ bữa, tránh căng thẳng stress
- Xây dựng thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh
- Nên tái khám định kỳ kiểm tra tình trạng sức khỏe và điều trị.
Viêm dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa hoàn toàn khắc phục nếu phát hiện và điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan, tình trạng bệnh kéo dài, khó điều trị và biến chứng nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: 6 cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô và một số lưu ý khi dùng