Viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột là tình trạng nguy hiểm, có chiều hướng ung thư hóa nhanh. Giai đoạn này, dạ dày không thể phục hồi trở về trạng thái bình thường như cũ. Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ để sớm phát hiện nguy cơ ung thư và kiểm soát phòng rủi ro nguy hại tính mạng.
Viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Triệu chứng viêm dạ dày mãn tính xảy ra trong thời gian dài, lặp lại nhiều lần khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và gây tổn hại sức khỏe. Trường hợp không can thiệp điều trị, viêm dạ dày mãn tính có thể gây viêm teo dạ dày. Khi đó, khả năng người bệnh có nguy cơ dị sản ruột, khó hồi phục chức năng tiêu hóa như ban đầu.
Bởi, dị sản ruột là tình trạng kế tiếp của hiện tượng viêm dạ teo dạ dày, hay còn được xem là giai đoạn tiền ung thư. Lúc này các tế bào niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương nặng, có hiện tượng teo nhỏ và không còn khả năng tiết axit. Vì thế, môi trường trong dạ dày trở nên mất cân đối, độ pH tăng cao. Người bị dị sản ruột đồng thời bị viêm teo dạ dày kèm theo.
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột có liên quan mật thiết với vi khuẩn Hp. Đây cũng chính là tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm. Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể, gặp điều kiện thuận lợi phát triển ồ ạt gây bệnh viêm dạ dày. Nếu không điều trị sớm, viêm nhiễm kéo dài chuyển thành mãn tính, người bệnh có thể bị viêm teo dạ dày dị sản ruột.
Vi khuẩn Hp có tốc độ lây lan nhanh. Các con đường lây nhiễm như từ miệng – miệng, phân – miệng. Trong đó, đường miệng – miệng là con đường lây nhiễm vi khuẩn chủ yếu. Theo đó, người bình thường có thể nhiễm bệnh thông qua hoạt động mớm cơm cho trẻ, ăn chung thức ăn, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc hôn môi,…
Đường lây vi khuẩn phân – miệng thường là do người bệnh ăn phải thực phẩm có nhiễm vi khuẩn, chưa vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, uống nước nhiễm khuẩn,…Tình trạng trẻ nhỏ bị nhiễm phải loại khuẩn này khá phổ biến. Nhất là trường hợp trẻ ở vùng nông thôn, miền núi, khó khăn trong điều kiện sinh hoạt. Càng lâu ngày không điều trị, nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày gây viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột.
Ngoài ra, một số trường hợp, hiện tượng tế bào dạ dày bị teo nhỏ còn do hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào lành là tác nhân gây hại. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ tự chống phá những tế bào này khiến chúng bị tổn thương, thu nhỏ kích thước. Hiện tượng này còn gọi là viêm teo dạ dày tự miễn.
Người bị viêm dạ dày nếu không điều trị và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, về lâu dài có thể mắc phải chứng viêm mãn tính. Tình trạng này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong đó, hiện tượng viêm teo và dị sản ruột có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của dạ dày, không thể phục hồi.
Triệu chứng viêm teo dạ dày dị sản ruột
Người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột tương tự như hiện tượng viêm nhiễm Hp dạ dày bình thường. Ngoài ra một số bệnh nhân khác lại không nhận thấy triệu chứng rõ ràng khi bị viêm teo dạ dày mãn tính. Bạn nên thăm khám y tế nếu có các biểu hiện như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, sụt cân nặng, không muốn ăn, thiếu máu,…
Trường hợp người bệnh viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột do hiện tượng tự miễn của cơ thể gây ra. Nguyên nhân có thể là do người bệnh không cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể, dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính. Lúc này, người bệnh sẽ có những triệu chứng bất thường như:
- Thiếu minh mẫn, chóng mặt.
- Đau ngực, tim đập mạnh.
- Ù tai, tê ngứa tứ chi, ngứa gan, đi lại không vững, không tập trung,…
Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện kể trên, người bệnh nên thăm khám sớm để được bác sĩ hỗ trợ điều trị. Việc kiểm soát và chữa dứt điểm hiện tượng viêm do vi khuẩn Hp sẽ dễ dàng hơn so với tình trạng viêm tự miễn. Tuy nhiên, dù nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột là gì thì người bệnh cũng nên điều trị sớm để phòng ngừa các rủi ro nguy hại sức khỏe.
Viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột có nguy hiểm không?
Bệnh viêm dạ dày mãn tính nếu không điều trị có thể kéo theo các biến chứng như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,..Trong đó có tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày. Trường hợp không điều trị và chăm sóc tốt, dạ dày bị viêm teo sẽ dẫn đến tình trạng dị sản ruột khó phục hồi.
Theo thống kê, tỷ lệ người viêm teo niêm mạc do biến chứng viêm dạ dày mãn tính, chuyển sang ung thư dạ dày là 0,1%. Trong khi đó, nhóm người bị dị sản ruột sẽ cao hơn, khoảng 0.25%. Điều này cho thấy, dị sản ruột là giai đoạn tiến gần với ung thư dạ dày, người bệnh cần hết sức thận trọng.
Bởi, ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn càng muộn, tiên lượng sống càng thấp. Điều này đồng nghĩa với việc, người bệnh có nhiều nguy cơ bị đe dọa tính mạng, nhất là khi ung thư phát triển sang giai đoạn cuối. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám và kiểm soát tình trạng viêm dạ dày mãn tính, tránh tình trạng gây teo dạ dày dị sản ruột nguy hiểm.
Chẩn đoán viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột
Để chẩn đoán tình trạng dị sản ruột do viêm teo dạ dày mãn tính gây ra, tại các cơ sở y tế gần như đều thực hiện các thủ thuật thăm khám như sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin về triệu chứng của người bệnh, bệnh đang điều trị, thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh lý cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày,…Tiếp theo, dựa vào kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn.
- Nội soi dạ dày ruột: Thực hiện kiểm tra và chẩn đoán nhiều bệnh lý về tiêu hóa do có độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ cho trực tiếp một ống nội soi vào bên trong dạ dày, quan sát tình trạng viêm teo, tổn thương dị sản ruột nếu có. Thời gian thực hiện trong khoảng 15-20 phút, không gây đau nhưng có thể khiến người bệnh hơi buồn nôn.
- Xét nghiệm, sinh thiết dạ dày: Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý đang gặp phải. Chẳng hạn như xét nghiệm dịch vị dạ dày, kiểm tra vi khuẩn Hp, sinh thiết nhận diện nguy cơ ung thư,…
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Ở giai đoạn dị sản ruột, việc điều trị sẽ có phần khó khăn hơn. Trường hợp viêm teo dị sản ruột do vi khuẩn Hp có thể loại bỏ thông qua thuốc và tiếp tục điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, viêm teo do tự miễn thường phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để điều trị bệnh.
Điều trị kiểm soát viêm teo dạ dày dị sản ruột
Trên thực tế, viêm teo dạ dày dị sản ruột là tình trạng bệnh khó hồi phục, thậm chí là không thể điều trị dứt điểm. Mặc dù vậy, người bệnh không nên quá bi quan. Nếu tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chăm sóc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống có thể kiểm soát các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sau 6 tháng điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên tiến hàng thăm khám định kỳ. Có thể nói, việc tái khám là yếu tố quan trọng, giúp người bệnh theo dõi tình trạng sức khỏe. Bởi, dị sản ruột do viêm dạ dày mãn có khả năng chuyển thành ung thư cao. Trường hợp không phát hiện sớm, không kiêng ăn uống trong thời gian điều trị,…có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, nguy hiểm tính mạng của người bệnh.
Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan, thay vào đó cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng điều trị được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình điều trị, nếu cơ thể có biểu hiện bất thường, người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức để kịp thời điều trị, phòng tránh rủi ro.
Ngoài ra, trong giai đoạn viêm dạ dày mãn tính, người bệnh nên điều trị tích cực, không nên bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị. Việc này có thể khiến viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột, ảnh hưởng sức khỏe và đe dọa sự an toàn tính mạng của người bệnh, cần hết sức thận trọng.
Phòng ngừa nguy cơ dị sản ruột do viêm dạ dày mãn tính
Có thể thấy, vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm dạ dày mãn tính. Để điều trị và phòng biến chứng viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột dưới tác hại do viêm mãn tính gây ra, bạn đọc cần lưu ý các vấn đề:
- Cần lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nhất là khi dạ dày đang bị tổn thương, người bệnh tránh ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ,….Ưu tiên dinh dưỡng từ thực vật, thịt trắng, đạm và chất béo tốt,…Uống nước ép, ă
n hoa quả ít chua giúp bảo vệ dạ dày, tăng đề kháng cho cơ thể. - Tập thói quen ăn chín, uống sôi, ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột nguy hiểm. Mỗi ngày có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều lần trong ngày để việc hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tự chế biến món ăn, hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn hè phố, thức ăn nhanh,…Bởi không kiểm soát được gia vị, dầu mỡ qua chế biến. Để tránh tình trạng viêm niêm mạc nghiêm trọng, người bệnh nên lưu ý vấn đề này. Xây dụng thói quen tự nấu ăn, nấu món mềm, loãng cho tiêu hóa hoạt động tốt nhất.
- Hạn chế lây nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách ăn riêng bát đũa, không dùng chung đồ dùng cá nhân, tránh mớm cơm cho trẻ nhỏ, hôn môi….Vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng sát khuẩn.
- Uống nhiều nước, tập thể dục giúp cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch để cơ thể có điều kiện cải thiện tình trạng viêm teo dạ dày.
- Khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng viêm dạ dày. Nếu có biểu hiện biến chứng, bác sĩ sẽ nhanh chóng đề ra phương án nhằm kiểm soát bệnh, phòng các rủi ro không mong muốn cho người bệnh.
Viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột là một dạng bệnh lý nguy hiểm, không có khả năng phục hồi. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm. Tránh nguy cơ viêm nhiễm lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe và tính mạng.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Cách giảm đau thượng vị nhanh, dễ áp dụng tại nhà
- 9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng
- 10+ Bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày hay nhất
- 4 Cách chữa đau dạ dày bằng đậu rồng từ bữa ăn hàng ngày
Xem thêm: Bệnh van ba lá