Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm dạ dày ruột cấp là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và những người cao tuổi. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn. Tìm hiểu ngay về viêm dạ dày ruột cấp qua bài viết sau đây.

Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Viêm dạ dày ruột cấp là căn bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Trong đó, người già và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do hệ miễn dịch còn yếu. Bệnh lý này thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Viêm dạ dày ruột cấp là hiện tượng nhiễm trùng của đường tiêu hóa. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus.

Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Căn bệnh này còn có tên gọi khác là cúm dạ dày, tuy nhiên nó không hề liên quan đến bệnh cúm mùa thông thường. Thực chất, viêm dạ dày ruột cấp không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Những triệu chứng của bệnh thường sẽ tự biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày nếu bạn biết chăm sóc cơ thể đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp là do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Thói quen sống thiếu khoa học hay môi trường sống ô nhiễm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

Bên cạnh đó, người có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém sẽ càng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp có thể chia thành 4 nhóm sau đây.

Do nhiễm virus

Nhiễm virus là nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột phổ biến nhất tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, những loại virus này sẽ trú ngụ và gây viêm nhiễm tại các tế bào và biểu mô của ruột non. Kết quả là gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa cho người bệnh.

4 loại virus gây viêm dạ dày phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Do nhiễm vi khuẩn

Viêm dạ dày ruột cấp do vi khuẩn thường ít gặp hơn virus. Các loại vi khuẩn có thể lây nhiễm và gây bệnh qua nhiều con đường khác nhau:

Ký sinh trùng xâm nhập gây viêm dạ dày ruột cấp

Viêm dạ dày ruột cấp do ký sinh trùng chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc. Các loài sinh vật nhỏ bé và ký sinh trùng sau khi đi vào cơ thể qua đường miệng sẽ bám dính hoặc xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc ruột. Lúc này người bệnh sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng, có cảm giác khó chịu.

Viêm dạ dày do các loại vi khuẩn virus và ký sinh trùng xâm nhập

Một số nguyên nhân khác

Viêm dạ dày ruột cấp có khả năng lây nhiễm cao, do đó những yếu tố bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Triệu chứng nhận biết viêm dạ dày ruột cấp

Thông thường các triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 3 ngày kể từ khi các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Tùy vào thể trạng và khả năng miễn dịch, mỗi người sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau.

Tình trạng mất nước

Đây là tình trạng thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày ruột cấp. Do bị tiêu chảy và nôn mửa liên tục, cơ thể người bệnh sẽ mất đi một lượng nước đáng kể. Người khỏe mạnh có thể nhanh chóng bù đắp lại phần nước bị mất. Nhưng với những người có sức đề kháng yếu, tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Cơ thể bị mất nước kéo dài khiến bạn mệt mỏi

Người bệnh bị mất nước nhanh chóng dẫn đến các biểu hiện như:

Tiêu chảy

Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc sẽ làm giảm khả năng hấp thu và kích thích hoạt động của adenylate cyclase, khiến cơ thể tăng tiết nước và chất điện giải. Kết quả là bệnh nhân sẽ có biểu hiện tiêu chảy từ nhẹ đến nặng.

Một số biểu hiện khác

Bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như:

Nếu những triệu chứng chuyển biến nặng hoặc kéo dài từ 3 ngày trở lên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách điều trị viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả

Viêm dạ dày ruột cấp thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu cơ thể được bù nước tối đa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp để đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm loét.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Tây, các bài thuốc Đông Y hoặc hướng dẫn bạn áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà.

Sử dụng thuốc Tây

Với những trường hợp tiêu chảy và nôn mửa dạng nặng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để làm giảm các triệu chứng. Một số loại thuốc có thể sử dụng mà không cần đơn kê. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là trước khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Các loại thuốc điều trị viêm dạ dày ruột cấp:

Bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng cho phép, không tự ý gia giảm làm cản trở tác dụng của thuốc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn.

Đọc thêm

TOP 12 thuốc dạ dày tốt nhất thị trường 2020

Phương pháp Đông Y

Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày ruột cấp theo Y học cổ truyền là dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận bên trong cơ thể. Mỗi một cơ quan gặp vấn đề đều là biểu hiện của khí huyết ứ trệ, mạch lạc không thông. Do đó, cơ thể phải được bồi bổ toàn diện mới chữa được dứt điểm bệnh.

Những bài thuốc Đông Y chữa viêm dạ dày cấp có tác dụng điều hòa sự bài tiết dịch vị của dạ dày, tăng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, đồng thời giảm đau, chống viêm, bồi bổ can tạng từ bên trong.

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này phù hợp với những trường hợp viêm dạ dày ruột cấp dẫn đến thừa acid, giúp làm giảm nhanh lượng acid bên trong dạ dày và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Nguyên liệu:

Cách dùng: Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi để ráo nước, tiếp đến cho vào nồi sắc cùng 4 bát nước, đun lửa nhỏ liu diu cho đến khi chỉ còn 1 bát thì chắt ra để nguội. Dùng hết trong ngày.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc này giúp điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày, giảm các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy do đau dạ dày gây ra.

Nguyên liệu:

Cách dùng: Tương tự bài thuốc số 1, sắc các dược liệu với 4 bát nước đến khi chỉ còn 1 bát rồi chắt ra uống. Chỉ sử dụng trong ngày.

Các dược liệu trong những bài thuốc này tương đối lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các phương pháp Đông Y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới phát huy hiệu quả.

Các mẹo chữa trị viêm dạ dày ruột cấp tại nhà

Cách đơn giản và quan trọng nhất trong điều trị viêm dạ dày ruột cấp là bù nước cho cơ thể. Vì vậy, sau mỗi lần bị tiêu chảy bạn hãy uống ngay một cốc nước khoảng 200ml. Lưu ý hãy uống từ từ và chậm rãi, chỉ nên dùng nước lọc để không khiến dạ dày bị kích ứng.

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên dừng ngay việc tiêu thụ những thức ăn rắn trong vài giờ. Sau đó, bổ sung các đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, cơm, thịt gà,…

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm một số biện pháp chữa trị tại nhà để dạ dày nhanh chóng ổn định lại, giúp bạn xoa dịu cơn đau và vơi đi cảm giác khó chịu.

Dùng gừng tươi

Gừng có tính ấm, khả năng chống viêm kháng khuẩn cao nên rất phù hợp với những người bị viêm dạ dày ruột cấp. Những hoạt chất quý giá trong gừng tươi cũng sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết.

Dùng gừng tươi để trị viêm dạ dày ruột cấp tại nhà

Bạn nên dùng gừng tươi theo các bước sau đây:

Cách trị viêm dạ dày ruột cấp với lá tía tô

Lá tía tô là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn dân giã của người Việt. Đây cũng là một thảo dược quý được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông Y. Tía tô có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giảm cảm giác buồn nôn.

Bên cạnh đó, hàm lượng Tanin và Glucosid dồi dào trong tía tô cũng là phương thuốc hữu hiệu để giảm viêm dạ dày, giảm tiết dịch vị và kích thích quá trình chữa lành tổn thương do virus, vi khuẩn gây ra.

Bạn có thể thực hiện bài thuốc này theo hai cách.

Cách 1:

Cách 2:

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Viêm dạ dày ruột cấp không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng mà căn bệnh này đem lại sẽ khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều phiền toái.

Đối với người khỏe mạnh, lượng nước mất đi trong thời gian bị bệnh có thể dễ dàng bù đắp lại. Tuy nhiên, với những trường hợp có sức để kháng yếu như người già và trẻ nhỏ, tình trạng mất nước kéo dài có thể dẫn đến tụt huyết áp, thiếu máu cục bộ, thậm chí là suy thận.

Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

Chính vì vậy, việc tự ý thức và phòng ngừa bệnh từ sớm là hết sức quan trọng. Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:

Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh lý thường gặp. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả nếu biết xây dựng một thói quen sống khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng đã chuyển biến nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm dù sau 3 – 4 ngày phát bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm: Viêm khớp chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version