Viêm da tiết bã ở lưng là một căn bệnh lành tính và không gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế những rủi ro không mong muốn.
Viêm da tiết bã ở lưng và dấu hiệu nhận biết
Viêm da tiết bã là tình trạng viêm da mãn tính, do sự tăng sinh quá mức của vi nấm Malassezia và ảnh hưởng từ một số yếu tố khác. Bệnh lý này thường tác động chủ yếu ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, da đầu, lưng, ngực… Đối tượng mắc bệnh có thể là người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Viêm da tiết bã ở lưng thường hiếm gặp hơn ở mặt, da đầu, cánh mũi. Bệnh gây nên những tổn thương trên da như nổi mẩn đỏ, bong tróc vảy trắng, tiết nhiều dịch nhờn. Một số biểu hiện đặc trưng thường gặp của bệnh viêm da tiết bã ở lưng như:
- Bề mặt da có nhiều mảng đỏ ửng hoặc hồng.
- Vùng lưng xuất hiện các bờ viền màu đỏ, gờ cao và không rõ ràng với các vùng da lân cận. Bờ viền có hình tròn, hình đa cung và có vảy trắng.
- Vùng da bị tổn thương có xuất hiện vảy trắng kèm theo tình trạng bong tróc. Một số trường hợp làn da bị khô và tiết bã nhờn.
Ở người trưởng thành, bệnh có thể gây ngứa ngáy nhẹ hoặc không ngứa. Triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ vào mùa thu đông và nhẹ hơn vào mùa xuân hè. Bệnh viêm da tiết bã ở lưng chủ yếu tổn thương khu trú. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch kém, tổn thương da sẽ lan rộng khắp cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở lưng
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiết bã ở lưng hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra bệnh có mối liên hệ với hoạt động của nấm men Malassezia và phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, bệnh có thể bùng phát do một số yếu tố sau:
- Di truyền: Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da dầu ở lưng nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh lý này hoặc bệnh vảy nến.
- Có làn da nhờn: Bã nhờn và dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông là yếu tố kích thích hoạt động của vi nấm Malassezia. Vi nấm này hoạt động mạnh sẽ gây bùng phát bệnh viêm da tiết bã.
- Hàng rào bảo vệ da suy yếu: Lớp màng lipid trên bề mặt da có chức năng bảo vệ da khỏi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh xâm nhập. Khi da không đủ độ ẩm cần thiết, màng lipid sẽ bị phá vỡ và tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu: Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như người mắc bệnh tiểu đường, ung thư, nhiễm HIV, cấy ghép nội tạng… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da tiết bã và các bệnh da liễu mãn tính khác. Đặc biệt ở những người nhiễm HIV, tổn thương da sẽ có mức độ nặng nề và kéo dài hơn.
- Rối loạn thần kinh và tâm thần: Viêm da tiết bã ở lưng có xu hướng bùng phát và ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn mắc các bệnh rối loạn thần kinh và tâm thần như chậm phát triển, trầm cảm, Parkinson…
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Bệnh viêm da tiết bã có thể khởi phát sau khi bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc corticoid…
Viêm da tiết bã ở lưng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia da liễu, viêm da tiết bã ở lưng là một bệnh ngoài da lành tính và khôn
g gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. So với những bệnh da liễu khác như chàm, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh viêm da tiết bã ở lưng ít gây ngứa ngáy. Nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi lượng dầu nhờn tiết ra quá mức.
Đây là căn bệnh rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng, thậm chí là vĩnh viễn. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, căng thẳng, ngại giao tiếp và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Cách điều trị bệnh viêm da tiết bã ở lưng
Bệnh viêm da tiết bã ở lưng không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng và hạn chế bệnh lây lan rộng. Dưới đây là một số biện pháp y tế phổ biến giúp cải thiện tình trạng của bệnh:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y có tác dụng kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại. Các loại thuốc Tây y được sử dụng điều trị viêm da tiết bã bao gồm:
- Thuốc kháng nấm tại chỗ: Với những trường hợp viêm da tiết bã ở lưng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng nấm tại chỗ như dầu gội, kem bôi chứa Ketoconazole, Ciclopirox…
- Thuốc bong vảy tại chỗ: Nếu bạn bị bong tróc vảy sừng nhiều trên lưng thì có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm bong vảy như Acid Lactic, Acid Salicylic hoặc Urea…
- Thuốc bôi chứa corticoid: Bạn có thể sử dụng thuốc corticoid dạng điều trị tại chỗ có chứa Betamethason và Fluocinolon để chữa bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng corticoid ở liều lượng thấp vì thuốc có thể làm giãn mao mạch da, gây teo da.
- Thuốc bôi ức chế calcineurin: Nhóm thuốc bôi này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và không gây ra tình trạng teo da như thuốc corticoid. Đây là loại thuốc được ưu tiên sử dụng khi bạn bị nhiễm bệnh ở mặt, tai và lưng.
- Thuốc kháng nấm dạng uống: Khi tổn thương da ở mức độ nặng hoặc không đáp ứng tốt các loại thuốc trên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm dạng uống như Itraconazole.
- Kháng sinh đường uống: Nếu da bị bội nhiễm hoặc tổn thương lan rộng và có nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.
Hầu hết các loại thuốc tân dược đều gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh.
Thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã ở lưng
Theo Đông y, bệnh viêm da tiết bã ở lưng được xếp vào bệnh viêm da mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh là do phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể. Từ đó làm mất cân bằng điều hòa của cơ thể, dẫn tới tình trạng tăng tiết bã nhờn gây bệnh.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, sát khuẩn và dưỡng da. Từ đó, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm và không tái phát lại. Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm da tiết bã ở lưng hiệu quả:
- Bài thuốc số 1: Bồ công anh, cam thảo, thổ phục linh, kinh giới, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cỏ mần trầu mỗi vị 20g, sài đất 100g. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc với 1 lít nước. Đun đến khi nước còn ⅓ thì tắt bếp, để nguội và uống.
- Bài thuốc số 2: Trầu không, cây sơn, đạm trúc diệp, ô liên rô mỗi vị 15g. Bạn đun sôi tất cả các dược liệu trên với 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn ½. Người bệnh để thuốc nguội rồi lấy thuốc uống.
Khi lựa chọn điều trị bằng thuốc Đông y, người bệnh cũng cần đến bác sĩ Đông y để thăm khám và sử dụng các bài thuốc theo chỉ dẫn.
Chữa bệnh bằng thảo dược tự nhiên
Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể giảm tần suất sử dụng thuốc Tây y và tận dụng các thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh. Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ chữa viêm da tiết bã ở lưng như:
Nha đam
Nha đam có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu da, loại bỏ bong tróc và phục hồi tổn thương trên da. Ngoài ra, nha đam còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng cho làn da.
Để chữa bệnh bằng nha đam, bạn lấy một ít gel nha đam, thoa nhẹ và massage đều lên lưng. Các tinh chất trong nha đam sẽ thấm sâu vào da và cải thiện triệu chứng của bệnh.
Mật ong
Mật ong cung cấp một lượng chất chống oxy hóa và axit amin dồi dào giúp phục hồi làn da hư tổn và bảo vệ da. Nguyên liệu này còn có công dụng ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia gây bệnh viêm da tiết bã trên lưng.
Bạn vệ sinh sạch sẽ da, lấy 1 muỗng mật ong nguyên chất thoa đều lên da trong khoảng 5 phút. Giữ yên trong khoảng 10 phút để các tinh chất thấm đều lên da.
Dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng ức chế các vi khuẩn, vi nấm gây hại cho làn da đồng thời cung cấp hàm lượng vitamin E, K, axit amin dồi dào để hỗ trợ duy trì độ ẩm cho da. Bạn vệ sinh da sạch sẽ, lấy một lượng dầu dừa nguyên chất thoa đều lên da. Người bệnh massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Thảo dược thiên nhiên chỉ có tác dụng điều trị bệnh viêm da dầu ở mức độ nhẹ. Do vậy, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào phương pháp này. Thay vào đó, bạn nên đến bệnh viện thăm khám khi bệnh diễn biến nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh mà bạn cần biết
Xây dựng thói quen chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã và các bệnh lý da liễu khác. Do vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc da đúng cách bao gồm:
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da.
- Lựa chọn những bộ quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu mềm để tránh ma sát và kích thích da bài tiết mồ hôi.
- Người bệnh nên xây dựng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo lắng, mất ngủ. Các yếu tố này sẽ kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho làn da nhằm tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh tối đa.
- Thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng dịu nhẹ, không gây kích ứng.
- Tuyệt đối không được chà xát lên vùng da bị bệnh. Thói quen này sẽ gây trầy xước, chảy máu và viêm nhiễm trên da.
Tuy viêm da tiết bã ở lưng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, bạn cũng cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh. Chữa bệnh kịp thời và đúng cách sẽ hạn chế những rủi ro gây nguy hại cho làn da.
Xem thêm: Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương – Địa chỉ, Lịch làm việc