Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm họng hốc mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị được chuyên gia tư vấn

“Viêm họng hốc mủ là tình trạng mãn tính thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Triệu chứng của bệnh là tình trạng đau rát họng, vướng víu, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan cho rằng đây là bệnh đơn giản và chậm trễ trong điều trị khiến viêm họng mủ diễn tiến nặng, có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng tim hay thậm chí là ung thư vòm họng. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh là rất cần thiết.”

Đây là nhận định của thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Vậy bệnh viêm họng mủ có nguy hiểm không, làm thế nào để nhận biết và điều trị cho hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Viêm họng hốc mủ là gì? Bệnh có lây không?

Viêm họng hốc mủ là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm lâu ngày không được điều trị dứt điểm, dẫn đến nhiễm trùng nặng, khiến họng xuất hiện các chất mủ trắng như sữa, cộng với cặn bã, chất xơ viêm. Đây là một trong những tình trạng bệnh viêm họng nặng đã diễn tiến mãn tính, nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm họng mủ là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng

Đây là bệnh lý khá phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ em, người cao tuổi, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém,…. Đánh giá về mức độ lây nhiễm của viêm họng mủ, bác sĩ Lê Phương nhận định: “Viêm họng mủ có thể lây lan từ người này sang người khác. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt, đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh, nguy cơ mắc viêm họng có mủ sẽ cao hơn. Bởi đây là môi trường có rất nhiều các vi khuẩn, virus gây bệnh tổn tại và dễ dàng lây lan.”

Nguyên nhân viêm họng có mủ cần phòng tránh 

Các chuyên gia tai – mũi – họng nhận định nguyên nhân chính gây viêm họng mủ là do virus, vi khuẩn tấn công vào niêm mạc họng gây tổn thương từ đó xuất hiện mủ. Trong đó, phần lớn các ca bệnh là do virus gây ra, viêm họng có mủ do vi khuẩn rất hiếm gặp. 

Virus gây bệnh thường gặp là: Virus cảm cúm, cảm lạnh hoặc các virus gây bệnh bạch cầu, bệnh sởi hay thủy đậu. 

Nếu viêm họng mủ do vi khuẩn, tác nhân chủ yếu có thể do Streptococcus Pyogenes – vi khuẩn cư trú trong mũi họng của người khỏe mạnh, có thể gây ra các bệnh hô hấp nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Ngoài ra, viêm họng mủ cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng mủ

Triệu chứng viêm họng hốc mủ điển hình

Các triệu chứng viêm họng mủ rất dễ nhận biết, do vậy có thể phát hiện bệnh ngay từ khi nó mới khởi phát. Một số triệu chứng điển hình phải kết tới:

Bệnh có nhiều triệu chứng điển hình

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương: “Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm họng mủ, người bệnh cần điều trị kịp thời và đúng cách. Bởi nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng xấu, gây khó chịu nhất là tình trạng hơi thở có mùi hôi.”

Để được tư vấn về tình trạng bệnh cũng như phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể liên hệ theo thông tin dưới đây.

Viêm họng mủ có tự khỏi được không? Điều trị như thế nào?

“Viêm họng mủ có tự khỏi được không” là thắc mắc của không ít người bệnh. Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Lê Phương cho biết với chứng viêm họng có mủ thông thường, nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể tự khắc phục bằng những phương pháp đơn giản mà không cần can thiệp chuyên môn. Tuy nhiên, khi bệnh ở giai đoạn nặng việc chữa bệnh lại không hề đơn giản, cần có sự điều trị nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hơn nữa, nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, khó khắc phục. Điển hình phải kể tới áp-xe cổ họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi,… Biến chứng xa hơn, bệnh có thể dẫn tới viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp,…

Nhằm tránh tình trạng viêm họng mủ tiến triển xấu, dẫn tới biến chứng, người bệnh cần điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh. Chữa viêm họng mủ có thể được thực hiện bằng nhiều cách như bằng Tây y, bài thuốc dân gian tại nhà hoặc Đông y. Mỗi phương pháp chữa đều có ưu, nhược điểm riêng do vậy trước khi quyết định chữa theo phương pháp nào, người bệnh cần tìm hiểu chi tiết về chúng để lựa chọn được phù hợp nhất.

Điều trị viêm họng hốc mủ bằng Tây y 

Với bệnh viêm họng mủ, bác sĩ Tây y thường chỉ định sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc chống nhằm ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Một số loại thuốc thường được kê đơn phải kể tới như Amoxicillin, Augmentin, Penicillin, thuốc hạ sốt ibuprofen hay Paracetamol.

Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để khám và được điều trị tốt nhất

Với việc dùng thuốc Tây, bác sĩ Lê Phương lưu ý: “Khi sử dụng thuốc Tây y chữa viêm họng mủ, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Hiện nay, có không ít bệnh nhân tự mua thuốc về điều trị hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ hay của người khác. Đây cũng là vấn đề hết sức nhức nhối với y học hiện nay bởi việc này không những không chữa dứt điểm bệnh mà còn dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, khó điều trị hơn.”

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý, không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài bởi nó có thể ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể như gan, thận,… gây ra rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan,…

Cách chữa viêm họng có mủ bằng mẹo dân gian

Áp dụng các phương pháp chữa bệnh viêm họng mủ dân gian cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Bởi chúng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng nhất là với trẻ em, bà bầu. 

Người bệnh cũng có thể sử dụng rau diếp cá, nghệ, hành tây, tía tô,… để chữa viêm họng có mủ. Tuy nhiên, các mẹo chữa viêm họng này có dược tính rất thấp, chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh vẫn cần sử dụng các biện pháp điều trị đặc hiệu khác.

Chữa viêm họng mủ bằng thuốc Đông y 

Chữa viêm họng mủ bằng thuốc Đông y hiện đang được đánh giá là biện pháp mang tới hiệu quả bền vững, an toàn với nhiều người bệnh. Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương: “Theo quan điểm của YHCT, viêm họng nói chung và viêm họng mủ nói riêng là do ngoại tà xâm nhập. Họng là cửa ngõ của phế, phế có tác dụng chống lại tà khí, nếu phế không thể chống lại tà khí sẽ dẫn tới bệnh. Để điều trị chú trọng vào bổ phế, tăng cường chính khí mới có thể cho hiệu quả tốt.

Điều trị viêm họng mủ bằng thuốc Đông y sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên, trong đó có nhiều vị thuốc được coi là “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm không kém gì thuốc Tây y. Điểm đặc biệt, những kháng sinh này an toàn, lành tính với nhiều đối tượng người bệnh, trong đó có cả trẻ em lẫn bà bầu, người cao tuổi.” 

Chữa viêm họng mủ bằng bài thuốc đông y tác động vào căn nguyên bệnh

Hiện nay, có nhiều bài thuốc thảo dược hay trong đó phải kể tới Thanh Hầu Bổ Phế Thang từ Trung tâm Đông y Việt Nam. Bài thuốc được đội ngũ bác sĩ nghiên cứu, kiểm nghiệm dựa trên nguyên tắc lý luận của Đông y nhằm điều trị tận gốc bệnh. Đây cũng là bài thuốc nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia.

Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang là thành quả của công trình nghiên cứu “Tác dụng của thảo dược Đông y đối với bệnh viêm họng, viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ” do các lương y của Trung tâm nghiên cứu. Thành phần chính của Thanh Hầu Bổ Phế Thang gồm các thảo dược tự nhiên như kha tử, cương tàm, tân chỉ, phật thủ, nghệ, quất hồng bì, sơn trà,… được kết hợp theo tỷ lệ “vàng” dựa theo nguyên tắc điều trị của Đông y. Ngoài ra, căn cứ vào tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ gia giảm, thêm một số thành phần đặc biệt nhằm tạo thành bài thuốc phù hợp với cơ địa. 

Nói về công dụng bài thuốc, bác sĩ Lê Phương cho biết:

Khi điều trị viêm họng mủ bằng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang, bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý bệnh nhân nên dùng thuốc theo sự chỉ dẫn, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy kết quả rõ nhất. Bởi bài thuốc không chỉ có tác dụng chữa dứt điểm bệnh mà còn giúp bồi bổ tạng phủ, cải thiện sức đề kháng từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh khác.

Lời khuyên trong chữa và phòng tránh viêm họng có mủ

Theo bác sĩ Lê Phương, khi bị viêm họng mủ, bệnh nhân cần hết sức chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình bởi những yếu tố này có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị. Không ít trường hợp bệnh nhân do ăn uống, sinh hoạt không điều độ dẫn tới họng viêm nhiễm quá mức và chuyển sang biến chứng.

Viêm họng mủ kiêng gì? Ăn gì?

Người viêm họng mủ nên tránh những thực phẩm sau:

Nên bổ sung một số thực phẩm dưới đây:

Phòng viêm họng mủ 

Để phòng viêm họng mủ, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cũng cần chú ý một số điểm sau:

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng là cách hỗ trợ đẩy lùi viêm họng mủ hiệu quả.  Ngoài ra, ngay khi phát hiện các dấu hiệu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế khám chữa, hoặc có thể gọi tới hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Rate this post
Exit mobile version