Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê, có khoảng 70 – 80% người mắc bệnh là phụ nữ, trong đó người trên 30 tuổi chiếm từ 60 – 70%.

Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và biểu hiện của bệnh để được chẩn đoán, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, tình trạng này xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp bị phá hủy, phần xương dưới sụn cũng bị bào mòn khiến cho các khớp bị hủy hoại và dần mất đi khả năng vận động.

Những vị trí bị ảnh hưởng từ viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể và xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp. Phần lớn bệnh xảy ra chủ yếu ở khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.

Không giống như tổn thương viêm xương khớp thông thường, bệnh còn gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp dẫn đến tình trạng sưng đau, hao mòn xương và biến dạng khớp làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt như cầm viết, mở nắp lọ, cầm vác đồ vật, mặc quần áo,…

Cứ 100 người trưởng thành thì có 5 trường hợp mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh xảy ra phổ biến ở người trên 30 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Bệnh không chỉ làm tổn thương đến hệ khớp mà còn làm tổn thương đến toàn hệ thống của cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây đau nhức dữ dội hạn chế khả năng vận động, nặng thì có thể gây tổn thương đến thần kinh ngoại biên tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, teo cơ hoặc thậm chí tàn phế vĩnh viễn.

Dấu hiệu biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng gây ảnh hưởng sang các khớp khác trên cơ thể như khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, hông và vai. Bên cạnh đó, bệnh viêm khớp dạng thấp còn diễn biến từ nhẹ đến nặng cùng với các biểu hiện khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn toàn phát

Bệnh viêm khớp dạng thấp còn gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến những bộ phận khác như mắt, tim, tủy xương, da, tuyến nước bọt, phổi, thận, mô thần kinh,… Những dấu hiệu này có thể khác nhau về mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhưng theo thời gian sẽ khiến cho khớp bị biến dạng và trượt khỏi vị trí.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn, mà nguyên nhân chính là sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên lớp màng bao quanh khớp, dần dần làm phá hủy sụn và xương khớp, khiến dây chằng bị giãn và yếu do khó có thể giữ khớp. Ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố sau:

Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân làm phá hủy sụn và xương khớp, khiến dây chằng bị giãn và yếu

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Tương tự với nhiều bệnh khác, ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ rất khó có thể để chẩn đoán vì những dấu hiệu biểu hiện của bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất bằng cách kiểm tra độ phản xạ cũng như là sức mạnh cơ bắp.

Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Sau khi thu được kết quả từ chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả này để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp mức độ bệnh tình của bệnh nhân. Hiện nay có 3 phương pháp chính được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể là:

1. Sử dụng thuốc

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp và thời gian mắc bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho sử dụng các loại thuốc điều trị như sau:

2. Vật lý trị liệu

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bên cạnh việc kiên trì uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân như:

Sử dụng nhiệt trị liệu để hỗ trợ giảm đau nhức và chống viêm hữu hiệu

3. Phẫu thuật

Trong trường hợp thuốc tây không đáp ứng được trong điều trị và không mang đến kết quả khả quan thì các bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật. Thực hiện phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân khôi phục lại chức năng của sụn khớp và giúp giảm đau hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau nhức xương khớp mà còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được đánh giá là bệnh rất khó chữa khỏi nếu để tình trạng viêm tiến triển nặng. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên lưu tâm đến một số biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ xương như:

Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi khoáng chất giúp cho xương chắc khỏe

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp giúp người bệnh có thể tìm hiểu và tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Để biết chính xác bản thân có bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay không thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ trực tiếp để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-khop-dang-thap-19694.html

Xem thêm: 9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version