Theo thống kê, hằng năm số ca mắc các bệnh về tiêu hóa đang ngày một tăng lên. Viêm niêm mạc dạ dày gây nên những đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng có nguy hiểm đến tính mạng không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi mắc phải căn bệnh này là gì? Bệnh cần được chẩn đoán và xử trí sớm để không gây nguy hiểm.
Viêm niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm niêm mạc bao tử là sự tổn thương ở lớp niêm mạc của dạ dày gây đau đớn, khó chịu và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi nhắc đến tiêu hóa không thể bỏ qua bộ phận cực kỳ quan trọng và đóng vai trò trung tâm của hệ tiêu hóa là dạ dày (bao tử). Đây chính là bộ phận thực hiện chức năng tiêu thụ, nghiền nát thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Bao tử được cấu thành bởi 5 lớp bao gồm: Niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc. Lớp niêm mạc đóng vai trò khá quan trọng tham gia vào quá trình bảo vệ dạ dày nhờ các chất nhầy được tiết ra. Đây cũng là lớp thực hiện việc tiêu hóa thức ăn, tham gia vào nội tiết,…
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là như thế nào? Có thể nói, lớp niêm mạc như một chiếc “giáp sắt” giúp cho dạ dày tránh khỏi những tác nhân gây tổn thương.
Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh về dạ dày chủ yếu là do lớp bảo vệ bị nhiễm trùng, tác động của yếu tố gây hại gây viêm nhiễm. Tình trạng này gọi là viêm niêm mạc dạ dày.
Viêm niêm mạc bao tử có 2 thể bệnh là cấp tính và mãn tính. Tùy vào mức độ biến chứng sẽ có những cách chữa viêm niêm mạc dạ dày khác nhau.
Nguyên nhân bị viêm niêm mạc bao tử
Niêm mạc của bao tử bị tổn thương là tình trạng đáng báo động và cần phải xử trí kịp thời, đúng cách để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều nhân tố dẫn đến viêm niêm mạc bao tử.
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống: Việc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân thường gặp nhất của người mắc nhiễm trùng niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn do thường xuyên sử dụng đồ uống gây hại, chất kích thích, thực phẩm cay, nóng và quá chua, mất an toàn vệ sinh,… Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, thói quen nhai không kỹ khi ăn, thức khuya cũng là tác nhân gây bệnh.
- Do nhiễm khuẩn: Không loại trừ khả năng nhiễm trùng niêm mạc dạ dày do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt là vi khuẩn HP với nhiều chủng có mức độ cực kỳ nguy hiểm.
- Do nhiễm hóa chất độc hại: Môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo cũng là nguyên nhân mắc bệnh. Rất nhiều người bị nhiễm hóa chất độc hại như kim loại nặng hoặc các hóa chất gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.
- Do dùng thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, thuốc hóa trị ung thư cũng là nguyên nhân gây nên tổn thương vùng niêm mạc dạ dày.
- Do các bệnh lý khác: Khi mắc một số bệnh như cảm cúm, bị phản ứng với một số loại thức ăn, áp lực căng thẳng thường xuyên,…
Với những nguyên nhân rất căn bản nhưng lại xuất hiện khá nhiều và gây nên bệnh viêm niêm mạc bao tử. Xác định được căn nguyên gây bệnh sẽ có phương án điều trị đúng cách, cải thiện đáng kể tình trạng viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh viêm niêm mạc dạ dày
Nhiễm trùng niêm mạc ở dạ dày khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt. Các biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân tổn thương niêm mạc bao tử như:
- Ợ chua, ợ nóng, thường xuyên buồn nôn, khó chịu và căng cứng vùng bụng.
- Khi sử dụng các chất kích thích hay thức ăn gây kích ứng dạ dày sẽ gặp phải tình trạng bị nóng rát thượng vị.
- Xuất hiện các dấu hiệu bị đau thượng vị mỗi khi ăn xong. Cơn đau có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ, âm ỉ và cực kỳ khó chịu.
- Suy nhược cơ thể, mất cảm giác ngon miệng, người lúc nào cũng mệt mỏi, chóng mặt.
Người mắc các triệu chứng của nhiễm trùng vùng niêm mạc dạ dày sẽ luôn cảm thấy bức bối, khó chịu và đau đớn. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Giải đáp: Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
Trong các bệnh liên quan đến tiêu hóa thì viêm niêm mạc bao tử chính là biểu hiện nhẹ nhất. Tuy vậy, người bị nhiễm trùng lớp niêm mạc ở dạ dày cũng không nên chủ quan và coi nhẹ. Nếu không được chẩn đoán sớm có thể gây nên bệnh viêm niêm mạc dạ dày mãn tính hoặc viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày.
Với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cùng thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, bệnh sẽ tiến triển theo hướng không khả quan. Rất nhiều trường hợp chỉ bị viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày nhưng có nguy cơ biến chứng gây nên tình trạng nguy hiểm như:
- Viêm loét: Dạ dày xuất hiện tình trạng loét ở niêm mạc gây đau đớn, khó chịu.
- Xuất huyết: Là hiện tượng chảy máu ở niêm mạc của bao tử.
- Thủng bao tử: xuất hiện lỗ thủng ở bao tử và gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
- Xuất hiện khối u ở dạ dày: Khối u có thể thấy ở bất kỳ phần nào trong dạ dày gây ung thư.
Cách chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người bệnh cần đến cơ sở y tế và tiến hành kiểm tra sức khỏe. Dựa vào tiến bộ của y học cùng chuyên môn của các bác sĩ sẽ có nhiều cách thức giúp chẩn đoán bệnh.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ thăm khám dựa vào triệu chứng và tiền sử bệnh để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh viêm niêm mạc bao tử.
- Điều tra tiền sử bệnh: Dựa vào bệnh sử đối với những người có nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa hoặc có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cơ bản và tiếp tục tiến hành các biện pháp chẩn đoán khác cho kết quả chính xác hơn.
- Nội soi dạ dày: Kỹ thuật nội soi tiên tiến còn giúp sinh thiết được vùng niêm mạc bị viêm nhiễm, xét nghiệm và xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh.
- Chụp X-quang: Nhờ chất cản quang giúp làm rõ các phần cấu trúc của hệ tiêu hóa giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.
Đối với các bệnh lý về đường tiêu hóa có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với nhau. Do vậy, cần thực hiện các chẩn đoán chính xác để có kết luận cụ thể. Người bệnh cũng không nên tự ý phán đoán bệnh trước khi có ý kiến của chuyên gia.
Điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị bệnh cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa viêm niêm mạc dạ dày dựa vào Tây y, Đông y và sử dụng các bài thuốc dân gian.
Chữa bệnh theo Tây y
Tùy vào thể trạng và những triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc Tây trị viêm ở dạ dày để điều trị hoặc chữa ngoại khoa.
Sử dụng tân dược
Một số loại thuốc Tây thường được kê để điều trị vết nhiễm trùng gây viêm như:
- Thuốc diệt vi khuẩn: Thuốc giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả được kê nhiều trong đơn thuốc điều trị như Bismuth.
- Thuốc giúp giảm tiết acid: Thuốc có chứa thành phần calci hay chứa magie hydroxit có tác dụng trung hòa acid dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Ngoài việc
điều trị vùng tổn thương thì bác sĩ còn kê thuốc giúp phục hồi vùng viêm nhiễm, bảo vệ niêm mạc với thuốc Sucralfate.
Thuốc Tây cho kết quả chữa trị nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng vào thuốc hoặc tự ý dùng khi chưa có sự kê đơn của bác sĩ sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn. Bệnh nhân bị viêm niêm mạc dạ dày cần đến cơ sở y tế khám chữa và uống thuốc theo chỉ định sẽ giúp xử lý triệt để và mang tới hiệu quả điều trị cao.
Điều trị viêm dạ dày theo phương pháp ngoại khoa
Đối với tình trạng viêm quá nghiêm trọng hoặc cần phải xử lý ngay, các bác sĩ sẽ xem xét phương pháp xử lý ngoại khoa. Áp dụng kỹ thuật mổ nội soi tiêu hóa trong các trường hợp khẩn cấp như xuất huyết, thủng, có các khối u ở một phần của dạ dày,…
Dùng Đông y để chữa viêm niêm mạc bao tử
Các bài thuốc Đông y không chỉ giúp điều trị tích cực tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ở người bệnh mà còn giải quyết căn nguyên bệnh. Người nhiễm trùng niêm mạc bao tử có thể áp dụng Đông – Tây y kết hợp để có kết quả nhanh chóng.
- Bài thuốc số 1: Sử dụng trúc diệp sài hồ 8g, kỳ tích 12g, quốc lão 4g, 8g chỉ xác, củ gấu 8g, khung cùng 8g. Sơ chế, rửa sạch và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 lần sẽ sớm cải thiện được bệnh.
- Bài thuốc số 2: Lấy 12g hàn phần, bồ đào 12g. Tán mịn các vị thuốc trên thành bột dùng 10g/ngày. Mỗi ngày sử dụng 2 lần để có kết quả như mong muốn.
- Bài thuốc số 3: Sử dụng với liều 8g khẩu kỳ, gừng còn sống dùng 5 lát, củ gấu 12g, quế chi 12g, mẫu đơn trắng 10g, táo tử 16g, riềng ấm 8g, quốc lão 4g. Mỗi ngày dùng 1 lần đem sắc nước uống để điều trị viêm dạ dày dứt điểm.
Nhất Nam Bình Vị Khang – Xua tan nỗi lo viêm niêm mạc dạ dày chỉ sau 45 ngày [ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG]
Để tìm ra giải pháp điều trị các bệnh về dạ dày an toàn, hiệu quả không thể không nhắc đến bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc đã giúp hơn 40.000 trường hợp người bệnh dạ dày, trong đó có viêm niêm mạc dạ dày được điều trị dứt điểm chỉ sau 45 ngày sử dụng thuốc.
Kế thừa tinh hoa từ phương thuốc cổ của Vua Tự Đức, Nhất Nam Bình Vị Khang đã được gia giảm theo công thức riêng biệt phù hợp với thể trạng và cơ địa của người Việt. Chính vì vậy mà bài thuốc mang đến hiệu quả điều trị bệnh dạ dày TOÀN DIỆN – CHUYÊN SÂU nhờ những ưu điểm sau:
- ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC DỰA TRÊN CƠ CHẾ 3 TÁC ĐỘNG
Nhất Nam Bình Vị Khang được các chuyên gia phát triển dựa trên cơ chế điều trị 3 tác động cùng 4 chế phẩm đặc trị chuyên biệt mang đến hiệu quả dứt nhanh triệu chứng cơn đau – phục hồi niêm mạc dạ dày – ngăn nguy cơ tái phát.
Các chế phẩm đặc trị tuy riêng biệt nhưng khi kết hợp linh hoạt với nhau sẽ giúp người bệnh Tăng yếu tố bảo vệ, Giảm yếu tố tấn công dạ dày hiệu quả.
- 100% VỊ CHỦ DƯỢC TIẾN VUA ĐẠT CHUẨN GACP-WHO
Bài thuốc hội tụ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm cung tiến lên Vua chúa đều là những dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO. Những dược liệu này đều được tuyển chọn, thu hái tại vườn dược liệu của Nhất Nam Nam Y Viện. Một số dược liệu có trong bài thuốc như: Nghệ vàng, Lá khôi tía, Bạch truật, Bạch thược, Bạch linh, Đẳng sâm bắc, Cây khem vàng,…
- CÁ NHÂN HÓA THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG
Người bệnh trong quá trình khám bệnh sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với
thể trạng bệnh của mỗi người để phát huy tối đa tác dụng của bài thuốc. Hơn nữa, Nhất Nam Bình Vị Khang hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng người bệnh, kể cả trường hợp kháng kháng sinh.
- TIỆN LỢI, DỄ DÀNG SỬ DỤNG
Để giúp người bệnh tiết kiệm thời gian đun sắc thuốc cũng như đảm bảo giữ được dược tính của bài thuốc. Các bác sĩ đã phát triển thuốc dưới dạng cao đặc tiện lợi, dễ dàng sử dụng. Đây cũng là ưu điểm nổi bật mà hiếm có bài thuốc nào có được.
Với những ưu điểm nổi bật của bài thuốc mang lại đã đáp ứng ĐÚNG và ĐỦ những yêu cầu của người bệnh theo tiêu chí 3 Không: Không tác dụng phụ, Không gây nhờn thuốc, Không gây mệt mỏi.
Xem thêm: Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp CHẤM DỨT vĩnh viễn viêm, đau dạ dày sau 45 ngày
Ngoài ra, Nhất Nam Bình Vị Khang còn được thu hút sự quan tâm của các trang báo về sức khỏe giới thiệu đến hàng ngàn người trong nước và ngoài nước về giải pháp đặc trị viêm niêm mạc dạ dày tốt nhất từ YHCT như báo Gia đình, VTC NEWS, Dân trí,…
VIDEO CHIA SẺ CỦA CHUYÊN GIA VỀ NHẤT NAM BÌNH VỊ KHANG
Hiện bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang đang được ứng dụng điều trị tại Nhất Nam Y Viện. Người bệnh có mong muốn được thăm khám hoặc tìm hiểu về bài thuốc có thể liên hệ theo số hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102.
Có rất nhiều phương thuốc giúp chữa trị tổn thương niêm mạc, xử lý triệt để nguồn gốc gây bệnh. Đối với những người bị tổn thương niêm mạc bao tử cần kiên trì dùng dược liệu để thu được hiệu quả.
Điều trị bệnh dựa vào các bài thuốc dân gian
Rất nhiều người tìm đến các bài thuốc chữa bệnh của dân gian để điều trị viêm niêm mạc bao tử. Một số cách chữa trị được đánh giá là hiệu quả và an toàn đối với bệnh nhân tổn thương tiêu hóa như:
- Phương pháp dùng nghệ vàng kết hợp với mật ong: Dùng mật ong nguyên chất và bột nghệ theo tỉ lệ 1 : 2 pha chung với nước ấm và sử dụng mỗi ngày.
- Sử dụng nghệ đen: Nghệ đen pha với nước ấm dùng hằng ngày sẽ giảm tiết acid bao tử, điều trị viêm, phục hồi vết thương nhanh chóng.
- Dùng nha đam: Uống nước ép của nha đam có thể giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Nha đam cũng giúp nhuận tràng và trị đầy bụng, chướng bụng hiệu quả.
Dù lựa chọn cải thiện bệnh theo cách nào thì người bị tổn thương hệ tiêu hóa cần có thái độ lạc quan, tích cực và kiên trì chữa trị. Không
nên quá lạm dụng vào thuốc sẽ khiến “lợi bất cập hại”, tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách phòng ngừa bệnh an toàn, hiệu quả
Để tránh nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, cụ thể là bị viêm niêm mạc dạ dày, người bệnh cần chủ động phòng ngừa. Có rất nhiều biện pháp phòng bệnh được chuyên gia y tế khuyến khích.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một số khuyến cáo nên – không nên ăn để phòng và chữa bệnh hiệu quả như:
Nên ăn:
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như mật ong nguyên chất, các chế phẩm từ sữa, trứng,…
- Bổ sung rau xanh, trái cây và thực ăn mềm để cơ thể dễ hấp thụ giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
- Ăn nhiều thực phẩm giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng như tôm, cải bắp, thức ăn giàu protein, kẽm,…
- Nhai kỹ thức ăn để giảm áp lực lên dạ dày. Vận động nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn.
Không nên:
- Không nên dùng đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn gây kích ứng niêm mạc bao tử, thực phẩm làm tăng tiết dịch vị.
- Hạn chế việc sử dụng chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có ga, có cồn,…
- Không ăn đồ ăn tươi sống, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, đồ ăn hỏng,…
Thói quen sinh hoạt
- Sơ chế và chế biến thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
- Không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có kê đơn của bác sĩ.
- Duy trì một chế độ ăn uống điều độ, khoa học và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh thức quá khuya, hạn chế căng thẳng, stress, giảm áp lực khi làm việc,…
Viêm niêm mạc dạ dày là dấu hiệu của sự tổn thương đường tiêu hóa. Nếu không kịp thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống và có phương án chữa trị kịp thời sẽ biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh cần tìm hiểu chính xác các thông tin để cải thiện bệnh hiệu quả.
Gợi ý xem thêm:
- Chuyên gia và “người trong cuộc” nhận xét gì về bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày? [REVIEW CHI TIẾT]
- Những sai lầm trong điều trị đau dạ dày khiến bệnh trầm trọng hơn
Xem thêm: TOP 11 loại thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Dứt điểm bệnh