Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm Phế Quản Phổi: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cả phế nang và phế quản. Đây là bệnh lý hô hấp khá phức tạp, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhiễm trùng huyết nếu điều trị không đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc biết cách nhận biết và điều trị căn bệnh này ngay từ những triệu chứng đầu tiên.

Viêm phế quản phổi là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Viêm phế quản phổi là tình trạng tổn thương cấp, lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản. Đây là tình trạng viêm nhiễm khá phức tạp, ảnh hưởng đến cả phế quản lẫn phế nang trong phổi. Bệnh thường khởi đầu do virus gây nên, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc cả hai. 

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cả phế quản và phế nang trong phổi

Cũng giống như các tình trạng viêm phế quản khác, bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch. 

Người bệnh viêm phế quản phổi có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến hô hấp và nhiễm trùng như:

Người bệnh có thể gặp biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng huyết nếu không điều trị đúng cách

Viêm phế quản phổi có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Bệnh là nguyên nhân nhiễm trùng hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi

Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi được xác định là do vi khuẩn, virus hoặc cả hai. Tác nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phế quản phổi là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và Haemophilus influenzae type B (Hib). Các vi khuẩn này xâm nhập vào phế quản, phế nang và bắt đầu gây bệnh. 

Nhiễm trùng do nấm, virus, phổ biến nhất là virus cúm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi. Trong đó, nhiễm trùng do virus có thể gây nên hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn, khiến bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phế quản phổi

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính,… Đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Theo đó, các chuyên gia chỉ ra các nhóm đối tượng cần cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như:

Các triệu chứng nhận biết viêm phế quản phổi

Các triệu chứng viêm phế quản phổi diễn tiến từ nặng đến nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi, bệnh lý nền kèm theo… Bệnh thời bắt đầu với những triệu chứng tương tự như cúm, có thể nghiêm trọng hơn sau vài ngày.

Triệu chứng chung

Các triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi dễ nhận biết gồm:

Đau tức ngực là triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm phế quản phổi

Ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, người bệnh suy giảm miễn dịch… các triệu chứng bệnh thường trầm trọng hơn, dễ có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng viêm phế quản phổi thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác như viêm họng… Mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn tiến của bệnh cũng nhanh hơn so với người lớn.

Một số triệu chứng giúp mẹ sớm nhận biết bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nặng hơn và nguy hiểm hơn so với người lớn

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm phế quản phổi do hệ miễn dịch non yếu, chưa hoàn chỉnh, không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Đây cũng là lý do khiến bệnh ở trẻ diễn ra nhanh hơn và nặng hơn so với người trưởng thành. Bởi vậy, ngay khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị thích hợp.

Chẩn đoán xác định bệnh 

Chẩn đoán xác định bệnh viêm phế quản phổi dựa vào 2 yếu tố: dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

Lâm sàng:

Cận lâm sàng: 

X quang phổi có giá trị cao trong chẩn đoán xác định bệnh

Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản phổi

Điều trị viêm phế quản phổi phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và độ tuổi người bệnh. Với các dạng viêm phế quản nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc hoặc các phương pháp tự cải thiện triệu chứng tại nhà với mật ong, tỏi, chanh….Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và các trường hợp viêm phế quản phổi nặng cần được điều trị tại bệnh viện để kiểm soát triệu chứng và tránh biến chứng.

Nếu không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đi kèm, viêm phế quản phổi có thể được điều trị hồi phục hoàn toàn sau  1 – 3 tuần. Các triệu chứng ho có thể kéo dài vài tuần sau đó. Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng gồm:

Điều trị viêm phế quản phổi bằng thuốc tây

Thuốc tây được sử dụng trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng viêm cấp nặng, không thể cải thiện bằng các mẹo dân gian. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, các triệu chứng kèm theo, mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Thuốc trị viêm phế quản phổi được làm 2 nhóm chính là nhóm điều trị triệu chứng và nhóm tập trung vào nguyên nhân. Cụ thể là:

Điều trị triệu chứng:

Các thuốc Tây có khả năng cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng

Điều trị nguyên nhân:

Các thuốc điều trị trên đây đều có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm trên sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Để tránh tác dụng phụ, người bệnh nên nghiêm chỉnh tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc. Không tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà hoặc ngừng thuốc khi chưa có y lệnh từ bác sĩ.

Chữa viêm phế quản phổi tại nhà bằng các mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian dưới đây có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng ho, đờm, khó thở tại nhà:

Các nguyên liệu tự nhiên như chanh, tỏi, mật ong có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh

Các bài thuốc dân gian có hiệu quả an toàn, lành tính, phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả của các bài thuốc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân và thời gian sử dụng. Để đảm bảo tính an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Nếu sau một thời gian áp dụng mà các triệu chứng không tiến triển hoặc nặng hơn, người bệnh nên dừng lại và đi khám để tìm phương án điều trị phù hợp hơn.

Điều trị viêm phế quản phổi bằng Đông y

Ngoài 2 phương pháp điều trị trên, người bệnh viêm phế quản phổi cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng Đông y. Nguyên tắc chữa bệnh của đông y là loại bỏ căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng. Do vậy, thời gian chữa trị thời kéo dài hơn và hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh.

Theo Đông y, viêm phế quản phổi gây ra bởi các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, tà độc. Để điều trị bệnh, các thuốc Đông y sẽ tác động vào phế, thận, tỳ, căn bằng âm dương, điều hòa khí huyết, loại bỏ lục dâm tà khí, đẩy lùi đồng thời cả căn nguyên và triệu chứng bệnh.

Nguyên tắc chữa bệnh theo Đông y là loại bỏ căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng

Một số bài thuốc Đông y thường dùng:

Bên cạnh uống thuốc sắc mỗi ngày, người bệnh có thể kết hợp châm cứu một số huyệt vị như tỳ du, vị du, phế du, cao hoang, túc tam lý, phong long, thái bạch…. để tăng hiệu quả điều trị.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín, chất lượng, được thăm khám và bốc thuốc theo đúng quy trình.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh 

Các biện pháp dưới đây có thể giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa viêm phế quản phổi tái phát:

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin bạn cần biết về bệnh viêm phế quản phổi. Đây là một một chứng bệnh phức tạp, khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy thăm khám ngay khi có triệu chứng bệnh và tham vấn ý kiến chuyên gia nếu có bất thường trong quá trình điều trị tại nhà.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Viêm Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Hướng Điều Trị
  • Phác đồ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN của Bộ Y Tế tốt nhất 2020

Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn 4 còn có thể điều trị hay không?

Rate this post
Exit mobile version