Viêm phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ khởi phát nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, viêm phế quản kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp,…. Bài viết này sẽ giúp người bệnh nhận biết triệu chứng, nắm rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị tối ưu từ thảo dược tự nhiên.
Viêm phế quản là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng niêm mạc phế quản, ống phế quản bị kích thích, viêm nhiễm, tổn thương dẫn đến tắc nghẽn, khó thở và ho. Bệnh được chia thành 2 dạng dựa vào thời gian phát triển bệnh:
- Viêm phế quản cấp tính: Bệnh thường bắt đầu đột ngột và chỉ kéo dài trong khoảng vài tuần, đường hô hấp bị nhiễm trùng tạo ra nhiều chất nhầy đặc.
- Viêm phế quản mãn tính: Tình trạng kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, tái phát nhiều lần và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết “Bệnh viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chữa không dứt điểm hoặc không đúng cách bệnh sẽ tái phát nhiều lần và có thể phát triển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến đường hô hấp”.
Viêm phế quản ở trẻ em có thể là dẫn tới viêm phổi, hen phế quản, suy hô hấp nếu không điều trị kịp thời. Không những thế, bị viêm phế quản lâu ngày còn có thể là tác nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như giãn phế quản, lao phổi, hen suyễn. Nặng hơn, viêm phế quản mãn tính làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, ung thư phế quản, phổi ứ đọng.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản trẻ em và người lớn không thể bỏ qua
Thực tế, triệu chứng bệnh viêm phế quản thường rất hay bị nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp khác như viêm họng, cúm,… Nhiều trường hợp do không nắm rõ triệu chứng bệnh nên điều trị mãi không khỏi, nhất là với viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 3 tuổi rất nguy hiểm.
Bác sĩ Tuyết Lan cho biết, để nhận biết bệnh viêm phế quản, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng điển hình dưới đây:
- Giai đoạn khởi phát bệnh: Trong 3 – 4 ngày đầu người bệnh sẽ bị hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho khan. Đặc biệt cơ thể luôn thấy mệt mỏi và đau nhức, ăn uống kém. Một số trường hợp còn gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.
- Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này diễn ra trong khoảng 5 – 7 ngày tiếp theo, với các triệu chứng điển hình như: sốt cao lên tới 40 độ, xuất hiện co giật, ho liên tục và dữ dội kèm theo có đờm trắng đục, vàng hoặc xanh và chảy nước mũi, khó thở, mệt mỏi, khó chịu ở ngực.
- Viêm phế quản trẻ em: Biểu hiện thường gặp là ho, thở rít, thở khò khè, chảy nước mũi và nghẹt mũi, mắt đỏ, phát ban, sưng hạch bạch huyết, trẻ em bị viêm phế quản sốt nhiều ngày, quấy khóc.
Nắm rõ triệu chứng bệnh qua từng giai đoạn sẽ giúp người bệnh sớm có phương pháp điều trị kịp thời, giúp hiệu quả điều trị nhanh.
Nguyên nhân gây viêm phế quản chớ nên coi thường
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản người bệnh không ngờ tới. Nhiều người quan niệm, bệnh viêm phế quản chỉ xảy ra ở trẻ em khi không được giữ ấm cơ thể, nhiễm lạnh. Tuy nhiên bác sĩ Tuyết Lan cho biết ai cũng có thể mắc viêm phế quản với những nguyên nhân điển hình như:
- Virus: Theo một số nghiên cứu tình trạng viêm phế quản cấp tính nguyên nhân 90% là do virus tấn công khi hệ miễn dịch cơ thể suy giảm. Điển hình nhất là sự tấn công của virus cúm gia cầm, virus đại thực bào.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Trong tổng số bệnh nhân viêm phế quản nhập viện tại Việt Nam hàng năm có 10% trường hợp bị bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhất là vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, trời lạnh.
- Hút thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc lá là tác nhân khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm, hệ thống bảo vệ trở nên lỏng lẻo dẫn tới bệnh viêm phế quản.
- Tuổi tác: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị viêm phế quản vì hệ miễn dịch và sức đề kháng kém
- Đặc thù công việc: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất như khí amoniac, clo,… phế quản sẽ bị kích thích, tiết ra đờm gây viêm nhiễm.
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột là tác nhân gây kích thích niêm mạc hô hấp. Vì thế, tỷ lệ mắc viêm phế quản vào thời điểm chuyển mùa thu – đông hoặc đông – hè rất cao.
Các cách điều trị viêm phế quản phổ biến hiện nay
Viêm phế quản là bệnh đường thở phổ biến nên có rất nhiều phương pháp điều trị, từ các mẹo dân gian, Tây y tới Đông y. Nếu khám chữa tại các cơ sở y tế, tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Chữa viêm phế quản tại nhà – giảm triệu chứng
Khi mới khởi phát viêm phế quản, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để giảm nhanh triệu chứng. Đây là phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng khi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị viêm phế quản vì khá lành tính.
Đa phần nguyên liệu được sử dụng để chữa viêm phế quản tại nhà là những thảo dược dễ kiếm như tỏi, gừng, mật ong, quả lê, dầu tràm,… Các cách thực hiện như sau:
- Chữa viêm phế quản bằng mật ong: Lấy 1 thìa nhỏ mật ong, hòa tan với trà nóng hoặc nước chanh ấm và uống 2 lần/ ngày giúp giảm đờm, giảm viêm họng.
- Giảm ho do viêm phế quản bằng gừng: Dừng 500g gừng tươi rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước. Cho thêm 200ml mật ong vào nước gừng, khuấy đều và đun với lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại. Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh đậy nằm kín. Khi uống thì pha với nước ấm ngày 2 lần giúp giảm ho do viêm phế quản cấp và mãn tính.
- Giảm ho do viêm phế quản trẻ em bằng quả lê: Chuẩn bị 1 quả lê, 1 củ gừng nhỏ, 1 thìa mật ong, vài nhánh tỏi. Lê gọt vỏ, cắt hạt lựu; gừng bỏ vỏ nạo sợi; tỏi bóc vỏ đập dập. Cho lê, gừng, tỏi, mật ong vào bát đem hấp cách thủy. Cho bé ăn lê và lọc lấy nước uống.
Các loại thảo dược trên thường có dược tính thấp, nên chỉ có tác dụng làm giảm một vài triệu chứng như ho, long đờm, chảy nước mũi,…. không có tác dụng điều trị viêm phế quản triệt để. Bên cạnh đó, việc sử dụng sai cách có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo chữa bệnh nào.
Các loại thuốc điều trị viêm phế quản bằng Tây y
Không ít bệnh nhân khi bị viêm phế quản có suy nghĩ chỉ uống kháng sinh mới có thể điều trị dứt điểm bệnh. Song, đây là một suy nghĩ sai lầm, bởi chỉ những trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra thì kháng sinh mới có hiệu quả.
Bác sĩ Tuyết Lan cho biết “Không phải trường hợp viêm phế quản nào do vi khuẩn cũng cần dùng đến kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết. Bởi kháng sinh nếu không dùng đúng cách sẽ khiến vi khuẩn tạo hàng rào bảo vệ chống lại kháng sinh. Tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc sẽ rất khó khăn trong điều trị bệnh sau này”.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định uống khi bị viêm phế quản có thể kể đến như:
- Thuốc long đờm: giúp làm loãng dịch
đờm và loại bỏ ra ngoài khi ho - Thuốc kháng viêm có chứa thành phần corticoid ở dạng uống, xông hoặc hít.
- Thuốc kháng sinh: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh để dùng kháng sinh. Một số loại phổ biến như: ceftriaxone, augmentin, benzylpenicilin,…
- Thuốc kháng virus: thường dùng loại kháng virus cúm A
Lưu ý: Các loại thuốc Tây chữa viêm phế quản có thành phần dược lực khác nhau, người bệnh cần thông qua bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Bởi nếu tự ý sử dụng không đúng liều lượng hoặc lạm dụng thuốc tây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: tình trạng kháng thuốc, tổn thương chức năng gan, viêm loét dạ dày,….
Chữa viêm phế quản bằng Đông y hiệu quả triệt để từ gốc
Mẹo dân gian hay dùng thuốc Tân dược đều giúp làm giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản, nhưng lại không mang hiệu quả lâu dài. Đây chỉ là những giải pháp tình thế, tạm thời. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng thảo dược Đông y lành tính, tác động sâu, hiệu quả toàn diện, lâu dài.
Các phương pháp Đông y điều trị bệnh theo nguyên tắc “loại bỏ và phục hồi”, có nghĩa một mặt loại bỏ triệu chứng, căn nguyên bệnh, mặt khác phục hồi tổn thương ở niêm mạc phế quản. Nhờ đó, bệnh viêm phế quản được loại bỏ một cách bền vững.
Đặc biệt, với sự kết hợp hoàn hảo từ nhiều thảo dược, bài thuốc Đông y có dược lực mạnh, có khả năng tiêu viêm, giải độc, tăng cường tạng phế. Điển hình của phương pháp Đông y điều trị viêm phế quản phải kể đến Ích phế Chỉ khái thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc đã giúp hàng nghìn bệnh nhân viêm phế quản khỏi bệnh và rất nhiều bệnh nhân đang sử dụng, bởi những ưu thế vượt trội.
Ích phế chỉ khái thang giải pháp điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính hoàn chỉnh
Ích phế Chỉ khái thang là bài thuốc được nghiên cứu bài bản và khoa học, kế thừa từ nhiều bài thuốc cổ phương bí truyền. Dựa trên kết quả của các công trình nghiên cứu ứng dụng thảo dược trong điều trị viêm phế quản, Trung tâm Thuốc dân tộc đã bào chế thành công Ích phế Chỉ khái thang với công thức “độc nhất vô nhị” dược tính cao và phù hợp với cơ địa của nhiều đối tượng.
Bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
Ích phế Chỉ khái thang kế thừa trọn vẹn tinh hoa YHCT dân tộc
Bài thuốc được kết hợp hoàn hảo “3 trong 1” tạo nên tác dụng kiềng 3 chân toàn diện:
- Thuốc bổ phế: Có tác dụng bổ phế, giải độc, chỉ khái, tiêu đàm,…. Với thành phần từ: trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo,… và nhiều dược liệu quý khác.
- Thuốc giải độc hoàn: Có tác dụng như một loại kháng sinh Đông y tự nhiên giúp tiêu viêm, giải độc, mát gan, thanh nhiệt. Chiết xuất từ: bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, ké đầu ngựa, và nhiều thảo dược quý.
- Viên ngậm kha tử giúp bổ phế, tiêu đàm, giảm ho. Thành phần từ: kha tử, cam thảo, cát cánh, huyền sâm, mạch môn,… và nhiều thảo dược quý.
Tăng cường tạng phế, tiêu viêm, giải độc, loại bỏ viêm nhiễm
Điểm độc đáo của Ích phế Chỉ khái thang chính là sự kết hợp hoàn hảo của hơn 30 thảo dược quý. Mỗi dược liệu có mặt trong bài thuốc đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng và gia giảm theo tỷ lệ vàng. Đặc biệt, Ích phế Chỉ khái thang có thành phần chủ vị là Kha tử – vị thuốc hàng đầu chữa các bệnh viêm đường hô hấp.
Vị thuốc Kha tử có chứa hoạt chất Polysaccharide có khả năng giảm ho, tăng cường tạng phế hiệu quả. Hoạt chất Alloyl giúp ức chế virus và một số loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt, trong thành phần của kha tử rất giàu hàm lượng tanin (chiếm 81%) giúp vị thuốc này trở thành kháng sinh tự nhiên, có khả năng loại bỏ viêm nhiễm, diệt khuẩn.
Kết hợp với các dược liệu quý khác như: trần bì, bán hạ, bồ công anh,…. dược lực của Ích ph
ế Chỉ khái thang đi sâu tăng cường tạng phế, tiêu viêm, giải độc giúp triệu chứng bệnh được loại bỏ hoàn toàn.
Ích phế Chỉ khái thang phục hồi niêm mạc phế quản
Dựa trên nguyên tắc “loại bỏ và phục hồi” của Đông y, cùng với việc loại bỏ căn nguyên, triệu chứng, Ích phế Chỉ khái thang còn giúp phục hồi niêm mạc phế quản hiệu quả. Tinh chất dược liệu của bài thuốc sẽ tác động, làm lành vùng tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Nhờ đó, tình trạng sưng viêm của phế quản khỏi hoàn toàn và được bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại.
Chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày sử dụng thuốc, triệu chứng bệnh viêm phế quản sẽ thuyên giảm rõ rệt. Sau khoảng 10 – 15 ngày, người bệnh sẽ cảm thấy không còn khó chịu, không xuất hiện tình trạng khó thở hay đau tức ngực nữa. Kiên trì sử dụng từ 1 – 2 tháng triệu chứng hoàn toàn dứt điểm, chức năng tạng phế được phục hồi, đem lại hiệu quả lâu dài.
Ích phế Chỉ khái thang tiện lợi khi sử dụng
Với thành phần 100% thảo dược sạch, trải qua quá trình bào chế khép kín, không chất bảo quản, không lẫn tạp chất, Ích phế Chỉ khái thang an toàn, lành tính, phù hợp nhiều đối tượng. Bài thuốc có thể sử dụng điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú hiệu quả.
Bài thuốc được bào chế theo dạng cao tinh chất (thuốc bổ phế, thuốc giải độc hoàn) và dạng viên ngậm tiện lợi khi sử dụng, không cần qua đun sắc. Ứng dụng công nghệ bào chế tiên tiến, Ích phế Chỉ khái thang vẫn giữ nguyên tinh chất vốn có của dược liệu quý.
Tùy vào tình trạng và cơ địa của người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo liều dùng và cách dùng dưới đây:
- Thuốc bổ phế: Người lớn mỗi lần pha 1 thìa cà phê cao tinh chất với 100ml nước sôi, uống mỗi ngày 2 lần sáng/tối sau ăn 30 phút. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giải độc hoàn: Người lớn pha 1 thìa cà phê với 100ml nước sôi, uống mỗi ngày 1 lần vào buổi trưa sau ăn 30 phút. Trẻ dưới 12 tuổi dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Viên ngậm kha tử: Người lớn mỗi ngày dùng 4 viên chia 4 lần sáng/trưa/chiều/tối. Trẻ dưới 12 tuổi ngày ngậm 1 – 2 viên chia sáng/chiều.
Người bị viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị viêm phế quản, niêm mạc phế quản bị ảnh hưởng nên chế độ dinh dưỡng như thế nào rất quan trọng. Bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ, người bị viêm phế quản nên kết hợp điều trị với thay đổi thói quen, chế độ dinh dưỡng để được kết quả tốt nhất.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây: Dồi dào vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
- Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: gạo, bột mì, sữa đậu nành, trứng gà, đậu phụ,….
- Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp giàu vitamin D, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
Ngoài những thực phẩm tốt cho quá trình điều trị, người bệnh viêm phế quản cũng cần tránh một số loại thực phẩm như: đường, muối, đồ chua chát, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, rượu bia,… Vì những thực phẩm này chính là tác nhân kích thích niêm mạc phế quản và kích ứng cổ họng khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp đẩy lùi viêm phế quản an toàn, hiệu quả, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn chưa biết:
- Viêm phế quản dạng hen là gì? Có chữa dứt điểm được không?
- Bé bị viêm phế quản thở khò khè và những điều cần biết
Xem thêm: Bạn biết gì về công nghệ gen để tạo ra đứa bé hoàn hảo?