Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Viêm tai ngoài là bệnh lý xuất hiện ở phần tai ngoài khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Giống như bệnh viêm tai giữa, viêm tai ngoài có thể nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những thông tin về bệnh từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng tại lớp da mỏng bên ngoài ở khoang tai. Nguyên nhân gây ra có thể do vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh thường xuất hiện sau một vài ngày khi người bệnh đi bơi hoặc tai tiếp xúc với môi trường bẩn.

Viêm tai ngoài hay viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính của lớp da bao phủ trên ống tai ngoài. Ống tai ngoài được xác định ở vị trí nằm ở ngoài tai, giữa màng nhĩ và vành tai của tai. Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau và phổ biến nhất là đau tai.

Viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng tại lớp da mỏng bên ngoài ở khoang tai

Ngoài ra, người mắc bệnh còn gặp các dạng bệnh viêm tai ngoài khác như:

Nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa các triệu chứng của viêm tai giữa và viêm tai ngoài do các dấu hiệu biểu hiện tương tự nhau. Thông thường, viêm tai ngoài chỉ xuất hiện và ảnh hưởng đến một bên tai. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sang cả bên tai còn lại gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm tai ngoài chủ yếu là do viêm nhiễm hay nhiễm khuẩn. Khi ống tai tiếp xúc ra bên ngoài môi trường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Cụ thể:

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai ngoài

Triệu chứng bệnh phổ biến của bệnh là đau nhức kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh:

Triệu chứng viêm tai ngoài phân theo giai đoạn

Các dấu hiệu viêm tai ngoài có thể được phân ra thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu:

Giai đoạn toàn phát:

Triệu chứng bệnh phổ biến của bệnh là đau nhức kèm theo ngứa ngáy khó chịu

Phân loại triệu chứng theo nguyên nhân bệnh lý

Triệu chứng viêm tai ngoài bên ngoài gây ra thường có những dấu hiệu riêng biệt. Dưới đây là một số triệu chứng do bệnh gây ra điển hình nhất:

Triệu chứng do nhọt ống tai ngoài:

Triệu chứng bệnh thường gặp vào mùa hè do tụ cầu vi khuẩn. Người bệnh khi có nhọt sẽ có những triệu chứng sau:

Dấu hiệu bệnh do viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài:

Tình trạng viêm lúc này lan tỏa ra khắp ống tai và chủ yếu ở những người thường xuyên bơi lội, tắm biển. Các dấu hiệu nhận biết đó là:

Dấu hiệu do viêm sụn vành tai:

Dấu hiệu bệnh ở mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng của vành tai nếu không được điều trị. Người bệnh khi mắc viêm tai ngoài ở dạng này sẽ có biểu hiện:

Dấu hiệu viêm tai ngoài do chàm ống tai:

Viêm tai ngoài do chàm ống tai thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đó là:

Một số trường hợp người bệnh mắc sẽ có cảm giác đau nhiều vùng mặt, thậm chí lên đến đầu và cổ. Khi có những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần thăm khám các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất với tình trạng của mình.

Viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

Bệnh viêm ống tai ngoài tuy không phổ biến như viêm tai giữa nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Trả lời câu hỏi viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không có thể giải thích rằng: Với những trường hợp bệnh không được điều trị sớm và không thể tự lành, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. 

Viêm tai ngoài ảnh hưởng đến thính lực

Người bệnh cần lưu ý một số biến chứng dưới đây:

Cách chẩn đoán viêm tai ngoài

Tương tự như viêm tai giữa, phương pháp chẩn đoán viêm tai ngoài cũng sẽ được tiến hành theo các bước sau:

ĐỌC THÊM: Viêm tai giữa cấp là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Phương pháp điều trị bệnh viêm tai ngoài

Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cho việc điều trị trở nên đơn giản và có thể chữa dứt điểm. Có rất nhiều phương pháp chữa viêm tai ngoài từ Đông y, Tây y đến các mẹo dân gian. Người bệnh nên căn cứ vào tình hình bệnh để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho mình.

Điều trị bằng Tây y

Điều trị nội khoa hay phương pháp sử dụng thuốc Tây y luôn là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân. Thuốc Tây làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm và sự phát triển của vi khuẩn.

Viêm tai ngoài ở người lớn và ở trẻ nhỏ sử dụng thuốc Tây đều giống nhau và chỉ khác nhau về liều lượng. Nguyên nhân là trẻ em sẽ có sức đề kháng và chịu đựng kém hơn.

Các loại thuốc Tây sử dụng để điều trị bệnh tương đối đa dạng từ thuốc uống, thuốc bôi, thuốc nhỏ viêm tai ngoài.

Người bệnh viêm tai ngoài được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh trong khoảng từ 10 – 14 ngày để làm giảm hiện tượng viêm và sưng.

Thuốc Tây ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm và sự phát triển của vi khuẩn

Với thuốc uống, người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

Các loại thuốc bôi được sử dụng bao gồm:

Ngoài ra còn có một số loại thuốc kháng sinh khác tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng tai là rộng hay hẹp.

Đông y chữa bệnh viêm tai ngoài

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc chữa viêm tai ngoài bằng Đông y rất được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc Đông y chủ yếu sử dụng các dược liệu thiên nhiên kết hợp với nhau nên tương đối an toàn và lành tính.

Người bệnh có thể tham khảo 3 bài thuốc Đông y dưới đây:

Chữa viêm tai ngoài viêm tai ngoài bằng các mẹo dân gian

Mẹo dân gian cũng là phương pháp điều trị viêm tai ngoài được nhiều người ưa chuộng. Trong tự nhiên, nhiều loại cây có thành phần kháng viêm, giảm đau và giúp đào thải các dịch mủ hiệu quả. 

Các mẹo dân gian đã được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Người bệnh có thể tham khảo các mẹo sau:

Tỏi được biết tới vừa là gia vị trong món ăn và vừa là một thảo dược quý chữa được nhiều bệnh. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong tỏi có chứa allicin như một kháng sinh trong tự nhiên. Thành phần này có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus và đồng thời giảm sưng viêm hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 2 – 3 tép tỏi đã bóc vỏ sau đó nghiền nát lấy nước. Sau đó dùng tăm bông hoặc khăn mỏng thấm nước cốt tỏi áp vào vị trí viêm để tỏi thấm vào. Hàng ngày, người bệnh thực hiện khoảng 2 lần sẽ có tác dụng hiệu quả.

Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus và đồng thời giảm sưng viêm hiệu quả

Trong mật ong có chứa nhiều axit béo và các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B, D,… Các chất này đều có công dụng hiệu quả trong điều trị viêm, sưng đỏ và làm giảm đau nhức.

Cách thực hiện tương đối đơn giản, người bệnh chỉ cần đun nóng miếng sáp ong. Sau đó, lấy sáp ong quét vào cuộn giấy nhỏ và đốt đầu giấy. Người bệnh cần điều chỉnh góc nghiêng cuộn giấy sao cho hơi nóng bốc vào tai nhiều nhất có thể.

Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý tránh để sáp ong và tàn giấy vào bên trong tai. Đều đặn thực hiện trong 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi điều trị và phòng bệnh hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần đặc biệt quan tân đến việc phòng tránh sau điều trị để bệnh không tái phát lại. Những lưu ý dưới đây mọi người cần nắm rõ để phòng bệnh viêm tai ngoài:

Viêm tai ngoài là bệnh tuy không phổ biến bằng viêm tai giữa nhưng tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc nắm rõ được tổng quan về bệnh và có phương pháp điều trị, phòng tránh cho bản thân.

ĐỪNG BỎ QUA:

  • Thủng màng nhĩ: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
  • Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nguồn: https://trungtamduoclieu.com/viem-tai-ngoai.html

Xem thêm: Mất ngủ uống lá gì để tìm lại giấc ngủ ngon? [Chuyên gia giải đáp]

Rate this post
Exit mobile version