Viêm tai ngoài là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Viêm tai ngoài là bệnh lý xuất hiện ở phần tai ngoài khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Giống như bệnh viêm tai giữa, viêm tai ngoài có thể nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những thông tin về bệnh từ nguyên nhân, dấu hiệu đến cách điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng tại lớp da mỏng bên ngoài ở khoang tai. Nguyên nhân gây ra có thể do vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh thường xuất hiện sau một vài ngày khi người bệnh đi bơi hoặc tai tiếp xúc với môi trường bẩn.

Viêm tai ngoài hay viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính của lớp da bao phủ trên ống tai ngoài. Ống tai ngoài được xác định ở vị trí nằm ở ngoài tai, giữa màng nhĩ và vành tai của tai. Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau và phổ biến nhất là đau tai.

Viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng tại lớp da mỏng bên ngoài ở khoang tai

Ngoài ra, người mắc bệnh còn gặp các dạng bệnh viêm tai ngoài khác như:

  • Viêm tai ngoài khu trú: Một tên khác đó là nhọt ống tai. Bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở nang lông bên trong ống tai. Nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng Staphylococcus.
  • Viêm tai ngoài ác tính: Đây là mức độ bệnh nguy hiểm nhất và thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý nền. Nguyên nhân bệnh là do vi trùng Pseudomonas aeruginosa.

Nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa các triệu chứng của viêm tai giữa và viêm tai ngoài do các dấu hiệu biểu hiện tương tự nhau. Thông thường, viêm tai ngoài chỉ xuất hiện và ảnh hưởng đến một bên tai. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sang cả bên tai còn lại gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm tai ngoài chủ yếu là do viêm nhiễm hay nhiễm khuẩn. Khi ống tai tiếp xúc ra bên ngoài môi trường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Cụ thể:

  • Thường xuyên tắm rửa, bơi lội tại khu vực có nguồn nước không sạch sẽ, không an toàn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm tấn công lên tai ngoài. 
  • Nếu người bệnh có vết xước ở ống tai sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm lên nhiều lần đặc biệt là vi khuẩn Pseudomonas. 
  • Bề mặt tiếp xúc của tai ngoài bị dính nhiều các loại hóa chất, đặc biệt là keo xịt tóc. Khi những hóa chất này bắn vào tai sẽ kết hợp với những tác nhân khác trong tai gây ra bệnh.
  • Đeo tai nghe chưa được vệ sinh sạch sẽ. Đây là thói quen phổ biến ở giới trẻ. Điều này vô tình đưa vi khuẩn có hại vào tai.
  • Không vệ sinh tai thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách khiến cho nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên.
  • Môi trường trong tai ẩm do nhiều nguyên nhân từ bên ngoài và bên trong gây ra.
  • Ráy tai quá nhiều tạo ra môi trường cho vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Hay đưa các vật thể lạ vào tai khi chưa được vô khuẩn như tăm bông hoặc dụng cụ lấy ráy tai. Điều này làm cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tai dễ dàng hơn.
  • Mắc các bệnh mạn tính về da như chàm, viêm da dị ứng, vảy nến, mụn trứng cá,…
  • Người mắc các bệnh như tiểu đường, HIV gây suy giảm hệ miễn dịch.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai ngoài

Triệu chứng bệnh phổ biến của bệnh là đau nhức kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh:

Triệu chứng viêm tai ngoài phân theo giai đoạn

Các dấu hiệu viêm tai ngoài có thể được phân ra thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu:

  • Người bệnh có cảm giác ngứa và sưng gây khó chịu.
  • Tiết ra dịch ở ngoài tai, mỗi khi ngoáy tai sẽ có dịch ướt màu nâu vàng chảy ra.

Giai đoạn toàn phát:

  • Đến giai đoạn này, lớp biểu bì bong tróc ra hòa cùng tổ chức nấm trong tai làm bít tắc ống tai, che lấp màng nhĩ gây suy giảm thính lực.
  • Sưng đau trong tai, khi ấn vào tai hoặc kéo vành tai sẽ có cảm giác đau nhiều hơn.
  • Cơn đau tăng lên khi nhai hoặc ngáp, đôi khi giật lên đỉnh đầu.
  • Hiện tượng sốt cao 39 – 40 độ C kèm theo sưng tấy mặt ở vị trí viêm. Một số bệnh nhân còn có dấu hiệu viêm ống tai ngoài có mủ.
Triệu chứng bệnh phổ biến của bệnh là đau nhức kèm theo ngứa ngáy khó chịu

Phân loại triệu chứng theo nguyên nhân bệnh lý

Triệu chứng viêm tai ngoài bên ngoài gây ra thường có những dấu hiệu riêng biệt. Dưới đây là một số triệu chứng do bệnh gây ra điển hình nhất:

Triệu chứng do nhọt ống tai ngoài:

Triệu chứng bệnh thường gặp vào mùa hè do tụ cầu vi khuẩn. Người bệnh khi có nhọt sẽ có những triệu chứng sau:

  • Đau tai, cơn đau dữ dội hơn mỗi khi ngáp hoặc về ban đêm.
  • Ngoài ra, người bệnh luôn cảm thấy ù tai, hiện tượng giảm thính lực.
  • Người bệnh thấy rõ sưng tấy ở nắp tai hoặc ở phía sau.
  • Hiện tượng sốt cao khi viêm tấy lan tỏa sang các bộ phận xung quanh.

Dấu hiệu bệnh do viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài:

Tình trạng viêm lúc này lan tỏa ra khắp ống tai và chủ yếu ở những người thường xuyên bơi lội, tắm biển. Các dấu hiệu nhận biết đó là:

  • Ngứa trong ống tai sau đó chuyển sang nóng rát. Khi người bệnh sờ vào cảm rát bỏng.
  • Những ngày sau các cơn đau trở nên dữ dội hơn.
  • Da ở ống tai có hiện tượng nề đỏ.
  • Ống tai bị chít hẹp do sưng tấy và ứ đọng dịch vành trong tai. Hiện tượng bong tróc từng đám biểu bì màu trắng.
  • Khi nặng hơn sẽ xuất hiện mủ, da bị hoại tử gây ra sẹo.

Dấu hiệu do viêm sụn vành tai:

Dấu hiệu bệnh ở mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng của vành tai nếu không được điều trị. Người bệnh khi mắc viêm tai ngoài ở dạng này sẽ có biểu hiện:

  • Cảm thấy ngứa rát trên vành tai. Sau đó người bệnh sẽ cảm nhận thấy hiện tượng nóng, sưng và đỏ trên vành tai.
  • Hiện tượng viêm dễ tấy sang mủ. Khi không được điều trị sớm, hiện tượng sưng sẽ ngày càng tăng lên dẫn tới mất đi các nếp sụn ở vành tai.

Dấu hiệu viêm tai ngoài do chàm ống tai:

Viêm tai ngoài do chàm ống tai thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đó là:

  • Da ngoài tai ngứa đỏ, mọc thành các mụn nhỏ phồng lên và có chứa dịch nhầy trong đó. Khi vỡ ra có các vảy màu nâu, mỏng ở bên trên.
  • Da nổi những mảnh biểu bì nhỏ màu trắng xám hoặc đục và rất dễ bong vảy.
  • Có vết loét nhỏ nóng do gãy xước.
  • Vảy nâu cứng tấy rộng sang các tổ chức da khác sau tai, thái dương.

Một số trường hợp người bệnh mắc sẽ có cảm giác đau nhiều vùng mặt, thậm chí lên đến đầu và cổ. Khi có những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần thăm khám các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất với tình trạng của mình.

Viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

Bệnh viêm ống tai ngoài tuy không phổ biến như viêm tai giữa nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Trả lời câu hỏi viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không có thể giải thích rằng: Với những trường hợp bệnh không được điều trị sớm và không thể tự lành, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. 

Viêm tai ngoài ảnh hưởng đến thính lực

Người bệnh cần lưu ý một số biến chứng dưới đây:

  • Áp xe: Đây là biến chứng phát triển xung quanh tai. Với biến chứng này cần phải tiến hành phẫu thuật rạch dẫn lưu ổ áp xe mới điều trị khỏi.
  • Ảnh hưởng đến thính lực: Do viêm nhiễm ống tai kéo dài lâu khiến cho ống tai ngoài bị hẹp đi. Điều này dẫn tới khả năng nghe bị giảm sút thậm chí dẫn tới điếc.
  • Rách, thủng màng nhĩ: Khi đau rát, khó chịu trong tai, người bệnh tự ý đưa các vật dụng vào ngoáy. Điều này có thể làm cho thủng màng nhĩ. Bên cạnh việc nghe kém, ù tai, người bệnh có thể bị chảy dịch hoặc máu.
  • Hoạt tử: Trường hợp này ít xảy ra nhưng ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.

Cách chẩn đoán viêm tai ngoài

Tương tự như viêm tai giữa, phương pháp chẩn đoán viêm tai ngoài cũng sẽ được tiến hành theo các bước sau:

  • Đầu tiên, người bệnh sẽ được các bác sĩ đặt những câu hỏi để biết được triệu chứng trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó làm căn cứ để xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh đang diễn biến như thế nào.
  • Sau đó, bác sĩ chiếu đèn soi tai để quan sát chính xác hơn các hiện tượng bên trong.
  • Nếu không đủ căn cứ kết luận, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm bằng mẫu thử của mủ trong tai. Từ đó tìm ra loại vi khuẩn hay nấm gây ra nhiễm trùng tai ngoài.

ĐỌC THÊM: Viêm tai giữa cấp là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Phương pháp điều trị bệnh viêm tai ngoài

Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cho việc điều trị trở nên đơn giản và có thể chữa dứt điểm. Có rất nhiều phương pháp chữa viêm tai ngoài từ Đông y, Tây y đến các mẹo dân gian. Người bệnh nên căn cứ vào tình hình bệnh để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho mình.

Điều trị bằng Tây y

Điều trị nội khoa hay phương pháp sử dụng thuốc Tây y luôn là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân. Thuốc Tây làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm và sự phát triển của vi khuẩn.

Viêm tai ngoài ở người lớn và ở trẻ nhỏ sử dụng thuốc Tây đều giống nhau và chỉ khác nhau về liều lượng. Nguyên nhân là trẻ em sẽ có sức đề kháng và chịu đựng kém hơn.

Các loại thuốc Tây sử dụng để điều trị bệnh tương đối đa dạng từ thuốc uống, thuốc bôi, thuốc nhỏ viêm tai ngoài.

Người bệnh viêm tai ngoài được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh trong khoảng từ 10 – 14 ngày để làm giảm hiện tượng viêm và sưng.

Thuốc Tây ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm và sự phát triển của vi khuẩn

Với thuốc uống, người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến đó là Ibuprofen (Advil, Motrin) hay Acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc giảm viêm Corticosteroid.

Các loại thuốc bôi được sử dụng bao gồm:

  • Cồn salycilic hoặc dung dịch betadin 1%, tím gentian để loại bỏ tổ chức nấm.
  • Thuốc bôi ngoài niêm mạc ống tai bao gồm cồn acid salicylic 3%, xanh-methylen 2%, bột acid boric,…

Ngoài ra còn có một số loại thuốc kháng sinh khác tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng tai là rộng hay hẹp.

Đông y chữa bệnh viêm tai ngoài

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc chữa viêm tai ngoài bằng Đông y rất được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc Đông y chủ yếu sử dụng các dược liệu thiên nhiên kết hợp với nhau nên tương đối an toàn và lành tính.

Người bệnh có thể tham khảo 3 bài thuốc Đông y dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g kim ngân hoa, 12g ngưu bàng tử, 12g sài hồ, 12g đờm thảo, 12g hoàng cầm, 12g chi tử cùng với 6g bạc hà. Người bệnh đem sắc các dược liệu trên lấy thuốc uống trong ngày, mỗi ngày trung bình 1 thang thuốc.
  • Bài thuốc 2: Sắc thuốc uống từ các dược liệu như 12g sinh địa, 12g đờm thảo, 12g hoàng cầm, 12g xa tiền tử, 12g mộc thông, 12g trạch tả, 8g đương quy và 4g cam thảo. Người bệnh sắc uống vào sáng và tối.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 16g hoàng liên, 0.6g băng phiến, 1.2g hàn the và đem tán thành bột mịn. Bài thuốc này sử dụng thoa ngoài da chứ không uống trực tiếp. Do đó, người bệnh cần vệ sinh tai sạch sẽ rồi mới thực hiện.

Chữa viêm tai ngoài viêm tai ngoài bằng các mẹo dân gian

Mẹo dân gian cũng là phương pháp điều trị viêm tai ngoài được nhiều người ưa chuộng. Trong tự nhiên, nhiều loại cây có thành phần kháng viêm, giảm đau và giúp đào thải các dịch mủ hiệu quả. 

Các mẹo dân gian đã được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Người bệnh có thể tham khảo các mẹo sau:

  • Chữa viêm tai ngoài bằng tỏi

Tỏi được biết tới vừa là gia vị trong món ăn và vừa là một thảo dược quý chữa được nhiều bệnh. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong tỏi có chứa allicin như một kháng sinh trong tự nhiên. Thành phần này có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus và đồng thời giảm sưng viêm hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 2 – 3 tép tỏi đã bóc vỏ sau đó nghiền nát lấy nước. Sau đó dùng tăm bông hoặc khăn mỏng thấm nước cốt tỏi áp vào vị trí viêm để tỏi thấm vào. Hàng ngày, người bệnh thực hiện khoảng 2 lần sẽ có tác dụng hiệu quả.

Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus và đồng thời giảm sưng viêm hiệu quả
  • Sử dụng sáp ong điều trị viêm tai ngoài

Trong mật ong có chứa nhiều axit béo và các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B, D,… Các chất này đều có công dụng hiệu quả trong điều trị viêm, sưng đỏ và làm giảm đau nhức.

Cách thực hiện tương đối đơn giản, người bệnh chỉ cần đun nóng miếng sáp ong. Sau đó, lấy sáp ong quét vào cuộn giấy nhỏ và đốt đầu giấy. Người bệnh cần điều chỉnh góc nghiêng cuộn giấy sao cho hơi nóng bốc vào tai nhiều nhất có thể.

Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý tránh để sáp ong và tàn giấy vào bên trong tai. Đều đặn thực hiện trong 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi điều trị và phòng bệnh hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần đặc biệt quan tân đến việc phòng tránh sau điều trị để bệnh không tái phát lại. Những lưu ý dưới đây mọi người cần nắm rõ để phòng bệnh viêm tai ngoài:

  • Sau khi bơi hoặc tắm gội xong cần làm khô và thông thoáng tai ngay lập tức.
  • Không bơi hoặc tiếp xúc với môi trường nước bẩn. Điều này giúp hạn chế tối đa khả năng xâm nhập vi khuẩn vào tai gây ra bệnh.
  • Dùng khăn ấm để chườm tai giúp giảm đau và sưng hiệu quả.
  • Sử dụng những dụng cụ làm sạch tai mềm, đảm bảo vô khuẩn. Tránh những dụng cụ quá cứng, mất vệ sinh để cho vào trong tai.
  • Khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa hay viêm tai ngoài, cần thực hiện theo đú
    ng yêu cầu của bác sĩ. Tuyệt đối không vừa sử dụng thuốc Tây vừa sử dụng mẹo dân gian khiến cho bệnh nặng hơn.
  • Khi ống tai nhiều ráy tai, mọi người bên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Tránh tự ý lấy ráy tai bằng các dụng cụ quá sâu để đảm bảo an toàn ống tai.
  • Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tránh những đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ sẽ gây kích ứng phản ứng viêm.
  • Khi có hiện tượng bất thường trong tai cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Viêm tai ngoài là bệnh tuy không phổ biến bằng viêm tai giữa nhưng tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc nắm rõ được tổng quan về bệnh và có phương pháp điều trị, phòng tránh cho bản thân.

ĐỪNG BỎ QUA:

  • Thủng màng nhĩ: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
  • Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nguồn: https://trungtamduoclieu.com/viem-tai-ngoai.html

Xem thêm: Mất ngủ uống lá gì để tìm lại giấc ngủ ngon? [Chuyên gia giải đáp]

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!