Ho là triệu chứng thường gặp mà hầu hết ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nếu chỉ bị ho nhẹ, không liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm thì người mắc có thể tìm đến chữa trị cơn ho bằng các loại lá tự nhiên. Các bài thuốc sử dụng lá trị ho trong dân gian vừa lành tính lại có hiệu quả tốt. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như điều trị bằng thuốc Tây. Dưới đây là 12 loại lá trị ho thông dụng nhất.
Top 12 loại lá trị ho hiệu quả nhất
Các loại lá trị ho khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày vì vậy rất dễ tìm, dễ mua. Một số loại lá sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên khi phát hiện ra công dụng trị ho của chúng.
Lá hẹ trị ho
Lá hẹ là phương pháp trị ho được dân gian lưu truyền được nhiều người đã áp dụng thành công. Trong Đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, tính ấm, có tác dụng ông trung hành khí, tiêu đờm vì vậy rất thích hợp làm lá trị ho.
Ngoài ra theo y học hiện đại thì lá hẹ chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như nhóm vitamin B, sắt, canxi, pyridoxin… 100g hẹ chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất xơ, chất oxy hóa, flavonoid… có tác dụng ngăn các bệnh ung thư hiệu quả.
Bài thuốc dùng lá hẹ hấp mật ong trị ho có đờm
- Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ, 1 muỗng mật ong
- Cách thực hiện: Lá hẹ trị ho rửa sạch rồi cắt nhỏ, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy tầm 15 – 20p cho đến khi hẹ chín nhừ. Ăn mỗi ngày cho tới khi hết ho.
Lá hẹ hấp đường phèn trị ho
- Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ, 30g đường phèn
- Cách thực hiện: Sử dụng lá hẹ chữa ho đờm bằng cách rửa sạch sau đó cắt nhỏ, cho vào bát hấp cách thủy cùng đường phèn. Đối với trẻ con chỉ cần uống phần nước chắt. Người lớn có thể ăn cả phần bã và nước. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 muỗng trong khoảng 5 ngày.
Hẹ có thể rán cùng trứng hoặc nấu canh ăn cũng rất ngon mà không hề có mùi hăng của lá hẹ tươi.
Lá tần trị ho cho bé (húng chanh)
Lá gì trị ho tốt? Lá tần, còn có tên gọi khác là húng chanh dùng để nấu ăn, chữa bệnh,…Tinh dầu trong lá tần có mùi thơm dễ chịu có tác dụng đuổi côn trùng có hại. Trong lá còn chứa chất hữu ích giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn đường hô hấp. Lá tần được ví như một chất kháng sinh tự nhiên.
Lá tần trị ho có vị cay, tính ấm, giúp sát khuẩn, tiêu đờm, trị ho. Để nâng cao hiệu quả chữa trị có thể kết hợp cùng các loại thảo dược khác như: Gừng, muối, đường phèn,…
Đối với trị ho cho trẻ nhỏ thì nên kết hợp cùng quất và đường phèn theo công thức dưới đây:
- Nguyên liệu: Quất: 5 quả, lá tần (Húng chanh): 10 lá, đường phèn: 2 thìa
- Cách thực hiện: Quất và lá tần rửa sạch, ngâm nước muối sau đó để ráo. Quất bỏ hạt rồi xay quất cùng lá tần. Mang hỗn hợp hấp cách thủy cùng đường phèn trong 20 phút. Sau khi nguội cho bé ăn cả nước cả cái liên tục trong 5 ngày.
Vị thuốc này có vị thơm ngọt rất dễ uống nên các bé rất yêu thích. Nếu không có thời gian thực hiện thì có thể cho trẻ nhai sau đó nuốt từ từ lá tần cùng một chút muối. Tuy nhiên không khuyến khích cho trẻ uống theo cách này vì sẽ khó nuốt.
Lá kinh giới trị ho
Cây kinh giới thường mọc ở các khu vực đồi núi, đất bỏ hoang hay những nơi nhiều nắng. Sở dĩ lá kinh giới có thể trị ho vì chứa các hoạt chất tố như: Mangan, oxy hóa, acid béo omega – 3, polyphenol, anthocyanin,… Đặc biệt chất flavonoid có thể ngăn ngừa bệnh ung thư như một chất kháng sinh.
Nhờ có chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh nên lá chữa ho kinh giới thường được sử dụng để điều trị như: Làm giảm các cơn hen, thông thoáng đường thở, chữa bệnh ho,…
Trà kinh giới trị ho
- Nguyên liệu: Lá kinh giới: 5 lá, mật ong: 2 thìa.
- Cách thực hiện: Đun nước sôi thì thả lá kinh giới vào. Để sôi trong 5 phút thì tắt bếp rồi để nguội. Thêm mật ong vào nước kinh giới vừa đun để sử dụng. Nên dùng hàng ngày để trị ho hiệu quả.
Kết hợp nhiều loại lá khác nhau
- Nguyên liệu: Lá diếp cá, kinh giới, rau má (Lấy cả rễ), cỏ mần trầu (Dùng cả rễ), lá rẻ quạt số lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Các loại lá đã chuẩn bị mang đi rửa sạch. Cho vào ấm đun cùng 800ml nước. Đun sôi sau đó để lửa liu riu cho đến khi nước còn khoảng 500ml thì tắt bếp và chắt lấy nước uống.
Lá lược vàng
Lá lược vàng hay còn có tên khác là: Cây bạch tuộc, địa lan,…Tên tiếng Anh là Callisia fragrans. Lá lược vàng trị ho có phiến thuôn hình ngọn giáo. Cây lược vàng có tính thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế.
Trong lá lược vàng có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như:
- Chất quercetin: Giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng khả năng đào thải độc tố.
- Chất steroid: Sát khuẩn, trừ viêm, tăng khả năng miễn dịch.
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Muối, nước, lá cây lược vàng
- Cách thực hiện: Chọn lá lược vàng bánh tẻ rửa sạch cùng nước muối sau đó để ráo nước. Cắt thành từng miếng nhỏ sau đó nhai từ từ cùng ít muối. Khi lá tiết ra nước thì ngậm và nuốt từ từ, nhổ bỏ bã. Thực hiện 3 lần/ngày.
Bài thuốc số 2
Trong dấm chuối có hoạt chất kháng khuẩn, tăng đề kháng nên kết hợp cùng lá lược vàng sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị.
- Nguyên liệu: Lá lược vàng: 1 nắm, dấm chuối.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá lược vàng cùng nước muối rồi cho vào cối giã lấy nước cốt. Hòa nước cốt vừa thu được cùng 5ml dấm chuối. Uống vào sáng và tối, 2 lần/ngày. Kiên trì thực hiện trong 5-7 ngày để trị ho.
Lá dòi trị ho
Lá dòi trị ho còn có tên khác là cây bọ mắm giúp điều trị viêm phế quản, trị ho lâu năm. Toàn bộ cây như: Lá, thân, rễ cây đều có thể làm thuốc. Lá dòi có tính mát, vị ngọt giúp tiêu đờm, trị ho cấp và mãn tính.
Bài thuốc số 1: Lá dòi trị ho lâu ngày
- Nguyên liệu: Lá dòi: Phơi khô, dùng 40g.
- Thực hiện: Sắc cùng nước uống hàng ngày, mỗi lần 10ml.
Bài thuốc số 2: Trị viêm họng, viêm phế quản
Cách này không cần chế biến phức tạp mà lấy lá dòi nhai ra nước rồi nuốt từ từ.
Lá sống đời
Lá gì trị ho tốt? Cây sống đời hay thường gọi là cây lá bỏng thường được dùng để trang trí nhà cửa, làm thuốc chữa bệnh. Lá sống đời có vị hơi chua chát, tính mát, vị nhạt, lành tính có tác dụng chữa bỏng, mụn nhọt, chữa bệnh tai mũi họng,…
Trong lá sống đời có các chất như: Axit malic, kaempferol 3-glycozit, hợp chất phenolic như axit p.cumaric,…đều có khả năng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, trị ho.
Bài thuốc
- Nguyên liệu: Lá sống đời tươi: 10 lá
- Cách thực hiện: Đem rửa sạch lá sống đời trị ho rồi chia thành 3 phần để nhai từ từ, có thể nuốt cả nước lẫn bã. Sáng dùng 4 lá.Trưa dùng 4 lá. Tối dùng 2 lá. Thực hiện liên tiếp 3 ngày sẽ thấy cổ họng bớt đau rát, giảm ho, nhai nuốt dễ dàng hơn.
Lá mơ trị ho
Lá mơ thuộc họ thiên thảo thường được trồng ở vùng khí hậu ôn đới, nhiệt đới. Lá mơ trị ho có vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát nên thường được dùng để giải độc, thanh nhiệt.
Lá mơ được dùng để chữa viêm họng rất tốt do các hoạt chất trong lá mơ giúp giảm ngứa, sưng, rát họng. Chúng còn giúp bảo vệ niêm mạc họng và chữa lành vết thương.
Bài thuốc từ lá mơ tươi kết hợp cùng mật ong
Mật ong có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên chuyên dùng để chữa ho, viêm họng.
- Nguyên liệu: Lá mơ, mật ong.
- Cách thực hiện: Lá mơ rửa sạch, ngâm cùng nước muối. Giã nhuyễn lá mơ rồi vắt lấy nước cốt. Chắt lấy 30ml nước cốt lá mơ với 1 thìa mật ong. Hấp cách thủy hỗn hợp lá trị ho cho người lớn nóng rồi sử dụng.
Dùng lá mơ với trứng để trị ho
- Nguyên liệu: Lá mơ: 10 lá, trứng gà: 2 quả.
- Cách thực hiện: Lá mơ tươi rửa sạch sau đó băm nhỏ, sau đó trộn cùng trứng. Chiên hỗn hợp trên chảo cho đến khi trứng chín. Kiên trì sử dụng trong 5 ngày cho đến khi bệnh suy giảm và khỏi hoàn toàn.
Lá me đất
Lá me đất có thân màu đỏ nhạt, có lông thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt. Theo Y học cổ truyền có vị chua, tính lạnh, lành tính thường dùng để giải nhiệt, tiêu viêm,…Trong lá me đất có chứa oxalat acid K, acid oxalic thường được dùng trị ho, giảm sưng đau.
Bài thuốc dùng lá me đất trị ho thường
- Nguyên liệu: Dùng lá và thân cây me đất, mật ong.
- Cách thực hiện: Đem lá rửa sạch cùng nước muối. Cho vào tô cùng mật ong sau đó mang hấp cách thủy. Chia lượng thuốc thành 3 lần để dùng hết trong ngày. Dần dần các triệu chứng ho sẽ giảm.
Bài thuốc trị viêm họng sưng đau
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 50g me đất, 2g muối.
- Cách thực hiện: Mang lá me đất rửa sạch rồi nhai cùng muối. Đến khi nát ra thì nuốt từ từ sẽ giúp giảm đau họng.
Lá xương sông trị ho
Lá xương sông có chứa nhiều chất dinh dưỡng: Protein, chất xơ, vitamin C, canxi,…Trong lá có chứa tinh dầu với thành phần là: Methylthymol, p-cymene,…nên có tác dụng chữa ho rất tốt.
Trong lá xương sông ở Việt Nam có chứa khoảng 0,24% tinh dầu với thành phần chính là p-cymene, methylthymol, limonen nên có công dụng chữa ho rất tốt.
Bài thuốc dùng lá xương sông trị ho
- Nguyên liệu: Lá xương sông, lá tần, lá hẹ: Mỗi loại 10g. Mật ong hoặc đường phèn.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó cho vào bát hấp cùng mật ong. Đun cách thủy trong khoảng 20p sau đó sử dụng.
Lá cỏ mực trị ho
Lá cỏ mực có tính hàn, vị chua ngọt thường dùng trị nổi mề đay, chảy máu cam, viêm họng,… Vì là loại thảo dược nên lá cỏ mực khá an toàn, có thể làm lá trị ho cho người lớn và trẻ nhỏ.
Bài thuốc trị ho thông thường
- Nguyên liệu: Lá cỏ mực: 20g
- Cách thực hiện: Đun sôi lá cỏ mực đã rửa sạch cùng 300ml trong 10 phút. Chắt lấy nước rồi để nguội. Chia thành ba phần để bé uống trong ngày
Bài thuốc chữa viêm họng
- Nguyên liệu: Cam thảo đất, kim ngân mỗi loại 16g; cỏ mục và bồ công anh mỗi vị 20g; 12g củ rẻ quạt.
- Cách thực hiện: Mang các nguyên liệu rửa sạch rồi sắc cùng 1 lít nước. Uống hết thuốc trong ngày. Nếu trị ho cho bé dưới 12 tuổi thì cần giảm liều lượng.
Lá thường xuân trị ho
Cây thường xuân có tên khác là cây vạn niên là một loại thảo dược trị ho rất tốt. Lá thường xuân có khả năng điều trị viêm hô hấp cấp, mãn tính có kèm ho. Trong lá có chứa glycosid, hoạt chất giúp làm mát niêm mạc họng, long đờm, giảm ho nhanh chóng.
Cao thường xuân được tinh chiết từ lá thường xuyên. Hiện có rất nhiều loại thuốc ho thảo dược chiết xuất từ loại lá này vì vậy bạn có thể mua sẵn.
Lá ngải cứu trị ho
Lá ngải cứu vốn được coi là vị thuốc với các đặc tính: Tính ấm, vị đắng, mùi thơm nồng giúp thanh nhiệt, kháng viêm, kháng khuẩn,…nên thường được dùng để điều trị viêm nhiễm đường hô hấp.
Bài thuốc với lá ngải cứu trị ho
- Nguyên liệu: Lá ngải cứu: 30g, muối.
- Cách thực hiện: Rửa sạch rồi ngâm lá ngải cứu với nước muối trong 15p để diệt khuẩn. Vớt ra để ráo nước rồi thêm muối hạt và giã nát. Chắt lấy nước cốt rồi bỏ bã. Ngậm, nuốt từ từ nước cốt. Thực hiện điều trị trong 3-5 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ giảm tình trạng ho khan, ho có đờm.
Lưu ý khi trị ho bằng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài việc sử dụng các loại lá để trị ho thì người bệnh cũng cần chú ý kết hợp các cách phòng chống bệnh khác như:
- Tập thể thao: Chạy, yoga,… để nâng cao sức khỏe. Giúp cơ thể có thêm đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
- Đeo khẩu trang khi ra đường để ngăn tiếp xúc với bụi bẩn, thời tiết thay đổi.
- Tránh nằm trực tiếp dưới điều hòa vì dễ bị khô mũi, viêm họng.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe. Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên xào có nhiều dầu mỡ.
- Không hút thuốc lá vì dù trực tiếp hay gián tiếp hút đều rất có hại cho phổi và đường hô hấp.
- Một số người bị ho do dị ứng đồ ăn, thời tiết.
- Tiêm phòng các bệnh cúm, hô hấp định kỳ dưới sự tư vấn của bác sĩ đề phòng tránh bệnh.
Các cách dùng lá trị ho tại nhà rất đơn giản, tiện lợi cũng như lành tính nhưng chỉ nên áp dụng cho các trường hợp ho ít, sau khi sử dụng thấy bệnh thuyên giảm. Khi thấy ho nhiều và kéo dài thì nên đi khám kèm điều trị kết hợp thuốc mới có thể trị bệnh dứt điểm.
Xem thêm: Bà bầu ăn được quả mây Thái không? Xem ngay để biết nhé!