Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H.pylori) dương tính đồng nghĩa với việc có thể bạn đã có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Một số xét nghiệm vi khuẩn Hp trong dạ dày như nội soi kiểm tra mô bệnh học, test nhanh ure, test thở UBT, test phân, xét nghiệm máu. Mỗi loại xét nghiệm có tiêu chuẩn đánh giá Hp dương tính và độ chính xác khác nhau.
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát triển nhiều xét nghiệm nhanh để chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp
Khi bị đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, hay ợ chua… bạn thường nghĩ tới bệnh dạ dày và tới khám chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên, khi thăm khám, ngoài việc thăm dò triệu chứng bệnh của bạn, bác sỹ thường tư vấn để bạn kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày. Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp nội soi kiểm tra mô bệnh học vì phương pháp này vừa cho phép bác sỹ chẩn đoán được Hp dương tính, vừa thăm dò được tiến triển hiện tại của bệnh tại dạ dày, cũng như khu vực tổn thương để đưa ra đánh giá, phác đồ điều trị phù hợp.
Vi khuẩn HP ( hay có tên Helicobacter pylori). Đây là một loại xoắn khuẩn gram âm, kí sinh trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày.
Vi khuẩn HP có khả năng gây ra bệnh đau dạ dày rất cao với tỷ lệ 1/6. Khuẩn HP không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, điều nguy hiểm hơn, khuẩn HP có liên quan đến Ung thư dạ dày và một loại u đặc biệt (U Malt) liên quan đến các tế bào Lympho. Xem: Nhiễm vi khuẩn HP có thể mắc bệnh gì?
Thế nào là Hp dương tính?
Vậy thế nào là Hp dương tính? Hp dương tính có nghĩa là sau khi làm các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP nếu dương tính nghĩa là bạn có vi khuẩn Hp trong dạ dày, nếu âm tính có nghĩa là không có vi khuẩn Hp trong dạ dày của bạn.
Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta có thể lên đến 70%. Một nghiên cứu khác tại Hà Nội cũng cho thấy, cứ 1.000 người thì tới hơn 700 ca nhiễm vi khuẩn HP. Tại TP HCM, 90% người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Tuy nhiên, không phải cứ bị nhiễm vi khuẩn HP là bị viêm dạ dày HP hay ung thư dạ dày như ta vẫn lầm tưởng.
Các nguyên nhân dẫn tới nhiễm vi khuẩn HP
Làm sao để biết mình có Hp dương tính hay không?
Bạn cần nhìn vào phiếu xét nghiệm của bác sỹ. Một số xét nghiệm thông thường để biết Hp dương tính cũng như mức độ chính xác của xét nghiệm, chúng tôi xin liệt kê ra sau đây để bạn tham khảo:
- Clotest: còn gọi là test urease nhanh – là phương pháp xác định tình trạng nhiễm Hp trong dạ dày dựa trên cơ sở Hp tiết ra nhiều men Urease phân huỷ urea thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm dung dịch ure-Indol màu vàng chuyển sang màu hồng tím. Mẫu chỉ thị đổi màu trong vòng 24h chứng tỏ bệnh nhân có nhiễm khuẩn Hp.
- Kiểm tra mô bệnh học: lấy mảnh tế bào dạ dày bị bệnh, nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi, nếu thấy có vi khuẩn Hp thì là vi khuẩn Hp dương tính.
- Nuôi cấy tế bào: mảnh sinh thiết tế bào bị bệnh được sử dụng để mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sau một thời gian thấy vi khuẩn Hp xuất hiện tức là Hp dương tính.
- Xét nghiệm phân: mẫu phân người bệnh được lấy đi để nhuộm và soi dưới kính hiển vi hoặc làm phản ứng miễn dịch để kiểm tra vi khuẩn Hp. Nếu có vi khuẩn Hp trong phân thì gọi là vi khuẩn Hp dương tính.
- Xét nghiệm máu: máu của bệnh nhân được lấy làm bệnh phẩm, sử dụng công nghệ miễn dịch để xác định kháng thể kháng Hp trong huyết thanh bệnh nhân. Nếu thấy có kháng thể kháng vi khuẩn Hp trong huyết thanh bệnh nhân thì là vi khuẩn Hp dương tính.
Tuy nhiên xét nghiệm máu cho kết quả thiếu chính xác nhất vì cho dù vi khuẩn Hp đã bị tiệt trừ hoàn toàn thì kháng thể kháng vi khuẩn Hp vẫn lưu hành trong máu trong thời gian dài, có thể kéo dài hàng năm sau đó. Cho nên đây không phải một xét nghiệm được ưu tiên trong chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp và chỉ được áp dụng khi không có phương pháp nào khác.
- Test thở UBT: bệnh nhân được đưa một thiết bị để thổi vào (thẻ hoặc bong bóng), sau đó đánh giá qua thiết bị đo đặc biệt với thông số DPM (độ phân giải của chất phóng xạ trong một phút).
Khi làm test thở Ure, cần lưu ý là phương pháp này cũng có hai loại phân biệt bởi 2 đồng vị Carbon khác nhau là C13 và C14. Đồng vị C14 có tính phóng xạ, tuy nhiên khi test thở chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ và nhìn chung là khá an toàn, cho tới thời điểm này vẫn chưa ghi nhận bất kỳ nguy hại nào do test này gây ra. Thế nhưng để yên tâm hơn, bác sỹ có thể khuyến cáo các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ (<12 tuổi) và phụ nữ mang thai, cho con bú nên làm test C13 thay vì test C14. Chỉ số đánh giá đối với test thở C14 thông thường như sau:
- DPM< 50: vi khuẩn Hp âm tính.
- DPM 50-199: không xác định vi khuẩn Hp dương tính hay âm tính.
- DPM> 200: vi khuẩn Hp dương tính
Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày như thế nào?
Trên thế giới có trên 60% dân số có vi khuẩn HP trong dạ dày, có khoảng 20% trong số đó sẽ chuyển thành bệnh dạ dày, 6% bị loét dạ dày tá tràng và 1% bị ung thư dạ dày. Chỉ có duy nhất vi khuẩn HP sống được trong lớp nhày dạ dày nên vi khuẩn HP phát triển rất nhanh. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lí về dạ dày và đặc biệt là ung thư dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Việc điều trị vi khuẩn HP ngày càng trở nên khó khăn và tình trạng kháng thuốc cao đặc biệt là độ tuổi trẻ em và ở Việt Nam. Ở Việt Nam, việc quản lý các loại thuốc kháng sinh ở Việt Nam chưa được tốt nên tỷ lệ kháng thuốc lại càng cao làm cho việc điều trị bệnh dạ dày càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chính là việc diệt trừ vi khuẩn HP, vì vậy người bệnh thường tìm mọi cách mọi loại thuốc kháng sinh để diệt trừ loại vi khuẩn này. Nhưng chính việc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ làm cho tỷ lệ kháng thuốc gia tăng và đồng nghĩa với tỷ lệ thất bại trong điều trị vi khuẩn HP cũng gia tăng.
Một vấn đề nữa là vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Vi khuẩn HP có trang nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người xung quanh do thói quen ăn uống chung bát nước chấm, dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác… Đây cũng là lí do chính khiến cho các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP rất khó chữa triệt để và dễ tái phát lại
Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp
Làm gì khi có Hp dương tính?
Khi nhận kết quả báo vi khuẩn Hp dương tính, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi không phải ai nhiễm Hp cũng sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe. Có khoảng 20% trong số những người nhiễm Hp mắc bệnh lý dạ dày, điều này phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, độc lực chủng Hp nhiễm phải, tuổi tác (liên quan tới việc nhiễm Hp trong thời gian dài), chế độ ăn, sinh hoạt, dùng thuốc. Tuy nhiên những trường hợp sau bắt buộc phải tiệt trừ vi khuẩn Hp để điều trị bệnh và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
- Có bệnh lý dạ dày (viêm, loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày đã phẫu thuật một phần).
- Có người thân trực hệ mắc ung thư dạ dày cần tiệt trừ sớm để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Thiếu máu đã loại trừ các nguyên nhân khác.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, chống kết tập tiểu cầu cần tiệt trừ Hp và dự phòng loét dạ dày bằng thuốc PPI.
- Người sống ở khu vực có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao.
- Quá lo lắng về vi khuẩn Hp.
Các trường hợp trên bắt buộc phải tuân thủ phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp với các kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay các phác đồ kháng sinh có hiệu quả ngày càng giảm do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc gia tăng, lây nhiễm, tái nhiễm khuẩn Hp, đồng thời sử dụng nhiều phác đồ kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho bệnh nhân rất mệt mỏi.
Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh cũng được giới hạn chặt chẽ, không sử dụng tràn lan do lằm tăng nguy cơ kháng thuốc trong cộng đồng. Do đó những trường hợp có nhiễm khuẩn Hp mà có nguy cơ mắc bệnh cao (gia đình có nhiều người mắc bệnh dạ dày), hoặc những người muốn diệt Hp để tránh nguy cơ mắc bệnh dạ dày, hoặc cần phòng lây nhiễm Hp từ người khác thì kháng sinh không thể giải quyết được.
Chính vì vậy, một giải pháp không phải kháng sinh (non – antibitic), an toàn hơn, không bị đề kháng và có tác dụng giảm nguy cơ nhiễm mới, tái nhiễm để kiểm soát được tỉ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng chính là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia tiêu hóa trên thế giới trong suốt nhiều năm qua.
Giải pháp hỗ trợ mới từ Nhật Bản
Với mục tiêu như trên, chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho công trình nghiên cứu Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu (Nhật Bản) về một loại kháng thể có tác dụng ức chế trực tiếp men urease của vi khuẩn Hp – OvalgenHP. Sự ra đời của kháng thể OvalgenHP đã đem lại một giải pháp hỗ trợ hữu ích cho các nhà lâm sàng trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn Hp, giảm tỉ lệ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày.
Kháng thể OvalgenHP giúp giảm khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn Hp theo 3 cơ chế:
- Giảm khả năng vượt qua hàng rào bảo vệ cơ học gồm acid dịch vị và lớp màng nhầy dạ dày khiến vi khuẩn không tới được nơi cư trú an toàn (trên niêm mạc dạ dày). Khi Hp không gắn được vào niêm mạc dạ dày, chúng sẽ lơ lửng trong lòng dạ dày và bị thải loại ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa.
- Kháng thể OvalgenHP bám vào bề mặt vi khuẩn, làm mất tính trơn nhẵn khiến vi khuẩn di chuyển chậm, ngưng kết các vi khuẩn Hp lại thành từng đám, tạo điều kiện cho đại thực bào tóm giữ và tiêu diệt.
- Tăng cường miễn dịch đặc hiệu của cơ thể, kích hoạt tế bào lypmpho B sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn Hp. Miễn dịch đặc hiệu với đặc tính “ghi nhớ” giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn Hp trong một thời gian nhất định sau khi miễn dịch được thành lập. Trên mô hình nghiên cứu ở động vật, khi sử dụng OvalgenHP liên tục trong 10 ngày thì đối tượng thực nghiệm được bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm lên tới 30 ngày.
Tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHp được chính phủ khuyến khích đưa vào sử dụng rộng rãi trong cộng đồng suốt hơn 13 năm qua nhằm làm giảm tỷ lệ mắc Ung thư dạ dày của người dân. Liệu pháp kháng thể cùng với các giải pháp tầm soát đồng bộ khác đã đem lại hiệu quả rõ rệt tại quốc gia vốn có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới này. Ghi nhận cho tới thời điểm năm 2011, tỉ lệ trẻ em dưới 12 tuổi nhiễm khuẩn Hp tại Nhật Bản chỉ còn 1,8% và các chuyên gia hoàn toàn có cơ sở để tin rằng, trong vòng 20 năm tới, Nhật Bản sẽ có một thế hệ mới hoàn toàn không nhiễm khuẩn Hp.
Hiện tại OvalgenHP đã được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Úc, Hoa Kỳ,…và gần đây đã được đưa về Việt Nam, cung cấp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do khuẩn Hp một giải pháp hỗ trợ có nhiều ưu điểm.
Chuyên gia GastimunHP
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác nhất
- Diệt Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày
- Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp
- Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?
Xem thêm: Thuốc Dạ Dày Mộc Hoa có tốt không? Cách dùng và lưu ý