Đau dạ dày ăn hoa quả gì và không nên ăn trái cây nào?
Đối với những người bị đau dạ dày, lựa chọn và sử dụng các loại trái cây phù hợp là điều rất quan trọng. Điều này không những giúp giảm thiểu các triệu chứng mà còn hỗ trợ cho việc điều trị mang đến tác dụng tốt. Vậy thì đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, không nên ăn gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì để giảm triệu chứng bệnh?
Chúng ta đều biết rằng ăn trái cây thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Nó sẽ giúp cung cấp các loại vitamin và chất khoáng cần thiết để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh đau dạ dày, không phải loại hoa quả nào họ cũng có thể sử dụng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số loại trái cây nên ăn và nên tránh khi bị đau dạ dày.
1. Táo
Khi chưa biết đau dạ dày nên ăn hoa quả gì thì táo chính là một sự lựa chọn tốt. Nó có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng bệnh dạ dày như tiêu chảy. Giống như chuối, lớp ngoài của vỏ táo có chứa chất pectin – là một loại sợi tự nhiên. Chúng có khả năng hòa tan, giãn nở khi gặp nước nên có thể kích thích sự hoạt động của dạ dày, giúp quá trình bài tiết được diễn ra thuận lợi hơn.
Do đó, táo cũng là loại trái cây rất tốt đối với người bị táo bón. Đồng thời, ăn táo còn giúp cung cấp các chất dinh dưỡng ka, cal cho cơ thể. Mỗi ngày uống một ly sinh tố táo hoặc ăn mứt táo cũng là cách trị đau dạ dày bạn nên thử.
2. Chuối
Nếu nói đến các loại quả tốt cho bệnh đau dạ dày thì chuối được xếp đầu danh sách. Đây là thực phẩm rất thân thiện đối với dạ dày vì nó có khả năng trung hòa acid dưa thừa trong dạ dày. Nó cũng có tác dụng chống sưng, giảm viêm đau, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu. Đồng thời, các vitamin trong chuối mà đặc biệt là kali còn giúp bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn Hp, ức chế được sự phát triển của khối u. Đặc biệt, trong thành phần của loại quả này còn chứa pectin. Đây là một dạng chất xơ hòa tan, rất có lợi đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc các chứng tiêu chảy.
Chính vì những lý do này mà chuối được xem là một trong những thực phẩm vô cùng tốt đối với dạ dày. Tuy nhiên, khi ăn chuối trị đau dạy dày, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:
- Không ăn chuối xanh, chuối chưa chín tới mà chỉ nên dùng chuối chín kỹ. Nếu ăn chuối xanh sẽ khiến bụng của bạn trở nên cồn cào, khó chịu hơn.
- Chỉ nên sử dụng chuối cau, chuối ngự, chuối tây, chuối lá… không ăn chuối tiêu khi bị đau dạ dày.
- Ăn chuối sau khi dùng bữa khoảng 20 – 30 phút, không ăn khi bụng đói.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 trái chuối, không ăn quá nhiều.
3. Quả bơ
Bơ cũng là loại trái cây tốt cho bệnh đau dạ dày được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Vì trong loại quả này chứa nhiều vitamin, amin, khoáng chất để làm dịu niêm mạc, tạo lớp che phủ các tổn thương trong dạ dày. Không chỉ thế, ăn bơ còn giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân có thể ăn bơ bằng cách xay sinh tố, bơ dầm hoặc dùng chúng để chế biến nhiều món ăn. Chú ý là nên thực hiện thường để mang đến tác dụng tốt nhất.
4. Bị đau dạ dày nên ăn đu đủ
Đu đủ chín là một sự lựa chọn tốt nếu chưa biết đau dạ dày nên ăn hoa quả gì để bệnh mau lành. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả đu đủ có chứa nhiều enzyme papain và Chymopapain. Chúng có khả năng sản sinh acidlic giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Do đó, để làm giảm các cơn đau do bệnh gây ra, bạn nên thường xuyên ăn đu đủ chín bằng cách xay sinh tố hoặc làm trái cây tráng miệng.
Tuy nhiên, cần chú ý là chỉ nên ăn đu đủ đã chín kỹ, không ăn đu đủ xanh. Bởi đu đủ xanh không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến người bệnh có cảm giác cồn cào, thậm chí là làm cho cơn đau trở nên dai dẳng hơn.
5. Dưa chuột
Dưa chuột chứa rất nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như Folate, canxi, chất béo, vitamin C. Trong đó, chất Erepsin là một loại protein dễ tiêu hóa. Vì thế, ăn dưa chuột sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
6. Việt quất
Cũng giống như dưa chuột, việt quất là nguồn cung cấp lượng chất xơ và vitamin C dồi dào. Chúng đều là các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, khiến các vết thương ở niêm mạc dạ dày mau lành. Đồng thời, việt quất cũng có khả năng chống lại ung thư đường ruột. Vì vậy, bạn nên ăn loại trái cây này khi bị đau dạ dày, nhưng cũng lưu ý là chỉ nên sử dụng dưới dạng nước ép để mang đến hiệu quả tốt nhất.
7. Ăn quả thanh long
Nếu chưa biết bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì thì thanh long sẽ là một sự lựa chọn không nên bỏ qua. Bởi hàm lượng nước và chất xơ hòa tan, nhất là chất nhầy trong thanh long sẽ giúp bảo vệ lớp màng dạ dày trước những tác nhân gây hại. Đồng thời, loại quả này cũng cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể mà dạ dày không cần phải làm việc nhiều.
8. Bị đau dạ dày nên ăn quả mận khô
Loại quả này có khả năng nhuận tràng tự nhiên vì trong thành phần của nó chứa một chất có tên là Dihydroxyphenyl isatin. Nó có tác dụng kích thích ruột co bóp, tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, mận khô chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan, sorbitol, magie và cấp nước cho hệ tiêu hóa hóa hoạt động tốt hơn.
Vì vậy nếu bị trào ngược dạ dày, ăn mận khô sẽ giúp tránh được những triệu chứng của bệnh, làm người bệnh trở nên dễ chịu hơn.
9. Quả lựu
Lựu rất tốt cho những người bị đau dạ dày, nhất là những người bị đau dạ dày lâu năm. Vì trong loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể giảm đau và còn giúp bồi bổ sức khỏe.
Theo các bác sĩ, thường xuyên ăn lựu còn có tác dụng xoa dịu cơn đau, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh nặng thêm. Vì thế, nếu không may bị đau dạ dày, bạn nên ăn loại trái cây này thường xuyên.
10. Nước dừa
Trong thành phần của nước dừa chứa nhiều chất điện phân, Ka, Ca, Mg… và những chất khoáng có tác dụng tốt đối với cơ thể. Chính vì điều này mà khi uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân tránh được các vấn đề về đường tiết niệu. Đồng thời, chúng cũng sẽ tiêu diệt bớt các loại vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Bị đau dạ dày không nên ăn trái cây gì?
Bên cạnh những loại hoa quả tốt cho bệnh đau dạ dày thì cũng có những loại trái cây nên tránh. Vậy thì đau dạ dày không nên ăn trái cây gì?
1. Dứa
Mặc dù được xem chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng với người bị đau dạ dày thì đây là loại trái cây tuyệt đối nên tránh. Nguyên nhân là do trong dứa có chứa nhiều acid hữu cơ, một số enzyme làm tiêu protein. Chúng không những không tốt cho bệnh mà còn làm tăng tình trạng viêm loét ở niêm mạc dạ dày.
2. Kiwi
Kiwi chính là một lời giải đáp cho bạn nếu chưa biết đau dạ dày không nên ăn gì. Vì nếu đã bị bệnh tiêu hóa mà còn ăn kiwi sẽ khiến bệnh nhân bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
3. Đau dạ dày không nên ăn đào
Trong thành phần của đào chứa nhiều vitamin, canxi, photpho, muối vô cơ. Đồng thời, đây được xem là loại trái cây có hàm lượng sắt lớn nhất. Nó cũng chứa glucose và fructose rất tốt cho máu và đường ruột. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày lại không nên ăn loại trái cây này. Bởi nó sẽ gây rối loạn tiêu hóa, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
4. Quả hồng
Nếu chưa biết đau dạ dày không nên ăn trái cây gì thì hồng chính là một lời giải đáp. Bởi những người bị bệnh dạ dày, nhất là viêm dạ dày mạn tính khi ăn hồng sẽ gây chướng bụng, đầy bụng, cồn cào trong bụng.
5. Chanh
Khi bị các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là viêm loét dạ dày tá tràng thì không nên ăn chanh. Bởi chúng sẽ làm cho các vết loét trở nên nặng hơn. Vì lượng acid trong chanh sẽ gây bào mòn, đồng thời nó còn làm tăng lượng acid trong dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
6. Cà chua
Cũng giống như chanh, cà chua có tính acid cao nên sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị acid hơn. Ăn nhiều cà chua sẽ tạo nên nhiều acid pantothenic. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ợ nóng và các triệu chứng khác. Do đó, hãy hạn chế ăn cà chua khi bị đau dạ dày, nhất là khi đói.
7. Bị đau dạ dày không nên ăn quýt
Trong thành phần của quýt chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều đường và các acid hữu cơ nên không tốt cho những người bị đau dạ dày.
Một số lưu ý cho người bị đau dạ dày
Những loại quả trên đây tuy có tác dụng tốt đối với bệnh dạ dày nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giảm bớt triệu chứng. Chúng không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý cho bệnh nhân. Do đó, nếu cảm thấy hệ tiêu hóa của mình không được khỏe, bạn nên đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn. Đồng thời, nên chú ý thêm một số vấn đề như sau:
- Không nên ăn các thực phẩm khô, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Trong khi chế biến thức ăn, nên thái nhỏ, nấu kỹ mềm. Điều này sẽ giúp làm giảm được sự hoạt động của đường ruột. Đồng thời, ăn các món ăn luộc, hấp hoặc om kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn các món xào, rán.
- Bệnh nhân nên ăn chậm nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt. Nó sẽ giúp trung hòa acid, giảm cảm giác đau hoặc các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra.
- Tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
- Nên chia nhỏ các bữa chính để ăn trong ngày, không nên ăn quá no. Điều này sẽ khiến dạ dày bị căng cứng, làm cho dịch vị acid tiết nhiều hơn.
- Không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa khi bị đau dạ dày.
- Để khiến cho việc tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn tốt hơn, bệnh nhân nên sử dụng thức ăn còn ấm khoảng 40 – 50 độ C. Việc ăn các đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng khiến dạ dày bị co bóp mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
- Sau khi ăn xong, nên nghỉ ngơi. Không nên vận động, chạy hảy hoặc làm việc khi mới ăn xong.
- Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ, tránh ăn khuya.
- Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài, vì đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bản thân.
Thông tin thêm:
- Chữa đau dạ dày bằng nghệ bạn đã làm đúng cách?
Bệnh đau dạ dày không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn. Vì thế, tốt nhất là hãy đi khám để được tư vấn điều trị.
Xem thêm: 5 cách chữa viêm xoang bằng tỏi đơn giản an toàn
Tin mới nhất
- Trung Tâm Đông Phương Y Pháp Dưới Góc Nhìn Chuyên Gia Hàng Đầu
- Suy thận mạn là gì? Các giai đoạn bệnh và cách điều trị
- Viêm bàng quang kẽ
- 7 loại thuốc giảm đau dạ dày tác dụng nhanh
- Thanh lọc cơ thể bằng nước muối có hoàn toàn tốt cho sức khỏe?
- 4 điều bạn nên biết về ảnh hưởng của thuốc NSAIDs đối với thận
- Thu mua nấm lim xanh ở đâu cách chọn mua nấm lim xanh rừng thật
- Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú
- Bệnh sỏi mật là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả Nhất
- Vi khuẩn HP kiêng ăn gì? Điểm danh thực phẩm có hại cho sức khỏe