Viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến, ước tính tỷ lệ mắc phải viêm dạ dày mãn tính là 2/10.000 người và cấp tính là 8/1.000 người.

Bệnh viêm dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến, ước tính tỷ lệ mắc phải viêm dạ dày mãn tính là 2/10.000 người và cấp tính là 8/1.000 người.

Vậy đâu là những dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này? Làm sao để điều trị và phòng ngừa chúng? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là một từ dùng để mô tả các nhóm vấn đề có chung một đặc điểm là viêm ở lớp niêm mạc dạ dày. Tình trạng viêm này thường là kết quả từ sự nhiễm một loại vi khuẩn gây ra hầu hết các vết loét ở dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên hay uống quá nhiều rượu, bia cũng góp phần dẫn đến tình trạng này.

Các triệu chứng bệnh có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc diễn biến âm thầm, từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Một vài trường hợp, tình trạng viêm có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết những người bị viêm không nghiêm trọng đều có thể cải thiện nhanh chóng khi điều trị.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày

Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng đều biểu hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhất là trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn. Tuy vậy, một số dấu hiệu giúp nhận biết khả năng đã có tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày là:

  • Cảm giác đau nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị (phần bụng phía trên, ngay dưới xương sườn), thường tệ hơn hoặc đỡ hơn sau khi ăn xong
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Có cảm giác đầy bụng, căng tức vùng thượng vị
  • Khó tiêu, nấc cục cũng là dấu hiệu viêm dạ dày mà bạn ít để ý.

Nếu lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và lớp mô phía dưới tiếp xúc trực tiếp với axit dịch vị, các triệu chứng khi ấy có thể gồm đau dạ dày, chảy máu và loét dạ dày.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác bị khó tiêu và kích thích dạ dày. Nếu các triệu chứng này diễn ra trong thời gian ngắn thì bạn có thể không cần phải điều trị y khoa. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu và triệu chứng viêm xảy ra trong một tuần hoặc lâu hơn, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trường hợp bạn bị nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen, hãy đi khám bệnh ngay lập tức để xác định nguyên nhân bệnh.

Nguyên nhân viêm dạ dày là gì?

Khi lớp hàng rào chất nhầy bảo vệ thành dạ dày bị tổn thương hoặc suy yếu sẽ cho phép dịch tiêu hóa tấn công và gây viêm lớp niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh sarcoidosis (u hạt).

Ngoài ra, nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng bị viêm dạ dày là:

  • Nhiễm khuẩn. Mặc dù hầu hết mọi người đều nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trong dạ dày nhưng chỉ một vài người phát triển thành bệnh viêm dạ dày hay các rối loạn đường tiêu hóa trên khác. Các bác sĩ cho rằng việc dễ phát triển thành bệnh khi nhiễm Hp có thể do yếu tố di truyền hoặc lối sống thiếu lành mạnh (như hút thuốc và chế độ ăn uống không lành mạnh).
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau. Những thuốc giảm đau phổ biến như nhóm NSAIDs có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mạn tính. Khi dùng các thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá mức có thể làm giảm các chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Tuổi tác. Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn vì lớp niêm mạc tại dạ dày có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Không những thế, nguy cơ nhiễm H. pylori hoặc bị rối loạn tự miễn ở người cao tuổi cũng cao hơn so với người trẻ.
  • Tiêu thụ rượu, bia quá mức. Các thức uống có cồn có khả năng làm kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Những người uống rượu quá mức thường hay bị viêm dạ dày cấp tính.
  • Căng thẳng (stress). Căng thẳng nghiêm trọng về thể chất như sau khi trải qua phẫu thuật, chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp.
  • Viêm dạ dày tự miễn. Đây là một rối loạn tự miễn khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ dạ dày. Rối loạn có khi liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. Một số rối loạn tự miễn khác cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày là bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1.
  • Các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác. Viêm dạ dày có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác như HIV/AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng…

Bệnh viêm dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu sau khi thăm khám sức khỏe và xem bệnh sử của bạn. Sau đó, họ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Vậy đâu là những dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này? Làm sao để điều trị và phòng ngừa chúng? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là một từ dùng để mô tả các nhóm vấn đề có chung một đặc điểm là viêm ở lớp niêm mạc dạ dày. Tình trạng viêm này thường là kết quả từ sự nhiễm một loại vi khuẩn gây ra hầu hết các vết loét ở dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên hay uống quá nhiều rượu, bia cũng góp phần dẫn đến tình trạng này.

Các triệu chứng bệnh có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc diễn biến âm thầm, từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Một vài trường hợp, tình trạng viêm có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết những người bị viêm không nghiêm trọng đều có thể cải thiện nhanh chóng khi điều trị.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày

Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng đều biểu hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhất là trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn. Tuy vậy, một số dấu hiệu giúp nhận biết khả năng đã có tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày là:

  • Cảm giác đau nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị (phần bụng phía trên, ngay dưới xương sườn), thường tệ hơn hoặc đỡ hơn sau khi ăn xong
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Có cảm giác đầy bụng, căng tức vùng thượng vị
  • Khó tiêu, nấc cục cũng là dấu hiệu viêm dạ dày mà bạn ít để ý.

Nếu lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và lớp mô phía dưới tiếp xúc trực tiếp với axit dịch vị, các triệu chứng khi ấy có thể gồm đau dạ dày, chảy máu và loét dạ dày.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác bị khó tiêu và kích thích dạ dày. Nếu các triệu chứng này diễn ra trong thời gian ngắn thì bạn có thể không cần phải điều trị y khoa. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu và triệu chứng viêm xảy ra trong một tuần hoặc lâu hơn, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trường hợp bạn bị nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen, hãy đi khám bệnh ngay lập tức để xác định nguyên nhân bệnh.

Nguyên nhân viêm dạ dày là gì?

Khi lớp hàng rào chất nhầy bảo vệ thành dạ dày bị tổn thương hoặc suy yếu sẽ cho phép dịch tiêu hóa tấn công và gây viêm lớp niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh sarcoidosis (u hạt).

Ngoài ra, nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng bị viêm dạ dày là:

  • Nhiễm khuẩn. Mặc dù hầu hết mọi người đều nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trong dạ dày nhưng chỉ một vài người phát triển thành bệnh viêm dạ dày hay các rối loạn đường tiêu hóa trên khác. Các bác sĩ cho rằng việc dễ phát triển thành bệnh khi nhiễm Hp có thể do yếu tố di truyền hoặc lối sống thiếu lành mạnh (như hút thuốc và chế độ ăn uống không lành mạnh).
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau. Những thuốc giảm đau phổ biến như nhóm NSAIDs có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mạn tính. Khi dùng các thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá mức có thể làm giảm các chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Tuổi tác. Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn vì lớp niêm mạc tại dạ dày có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Không những thế, nguy cơ nhiễm H. pylori hoặc bị rối loạn tự miễn ở người cao tuổi cũng cao hơn so với người trẻ.
  • Tiêu thụ rượu, bia quá mức. Các thức uống có cồn có khả năng làm kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Những người uống rượu quá mức thường hay bị viêm dạ dày cấp tính.
  • Căng thẳng (stress). Căng thẳng nghiêm trọng về thể chất như sau khi trải qua phẫu thuật, chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp.
  • Viêm dạ dày tự miễn. Đây là một rối loạn tự miễn khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ dạ dày. Rối loạn có khi liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. Một số rối loạn tự miễn khác cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày là bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1.
  • Các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác. Viêm dạ dày có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác như HIV/AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng…

Bệnh viêm dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu sau khi thăm khám sức khỏe và xem bệnh sử của bạn. Sau đó, họ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

  • Xét nghiệm H. pylori. Một số phương pháp có thể giúp xác định xem bạn có đang nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Vi khuẩn này có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên. Bác sĩ sẽ dùng một ống mảnh, dài, dễ di chuyển với một máy ghi hình nhỏ được gắn ở đầu để luồn qua cổ họng, vào thực quản và đi xuống dạ dày ruột non. Khi ống nội soi di chuyển sẽ đồng thời ghi lại hình ảnh bên trong các cơ quan chúng đi qua, giúp bác sĩ tìm kiếm các dấu vết viêm trên bề mặt niêm mạc.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa. Phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày và ruột non. Để làm cho vết loét (nếu có) nhìn rõ hơn trên hình ảnh kết quả, bạn sẽ cần uống thuốc cản quang (có chứa barium) theo hướng dẫn.

Những lựa chọn trong điều trị viêm dạ dày

Phác đồ điều trị viêm dạ dày sẽ thay đổi ở mỗi người bệnh, tùy vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tình trạng viêm dạ dày cấp do sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid, NSAIDs hay uống rượu quá nhiều có thể thuyên giảm khi ngưng sử dụng các tác nhân này.

Sử dụng thuốc

Một số thuốc hay được dùng trong điều trị viêm dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Khi phát hiện có H. pylori hiện diện trong hệ tiêu hóa, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp kháng sinh như clarithromycin với amoxicillin hoặc metronidazole. Bạn cần lưu ý là phải sử dụng kháng sinh đầy đủ liều được kê đơn, thời gian sử dụng thường kéo dài từ 7–14 ngày.
  • Các thuốc ức chế bơm proton (PPI). Nhóm thuốc này làm giảm tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của tế bào sản xuất axit dạ dày. Các thuốc trong nhóm này thường được bác sĩ kê đơn là omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole và pantoprazole. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, đặc biệt ở liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống.
  • Thuốc chẹn histamin H2. Các thuốc này làm giảm lượng axit được phóng thích vào trong đường tiêu hóa, giúp giảm bớt triệu chứng đau do viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Các thuốc chẹn histamin H2 thường được kê đơn gồm famotidine, cimetidine và nizatidine.
  • Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày. Các thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón, tùy thuộc vào hoạt chất dùng.

Thay đổi lối sống và các biện pháp tại nhà

Bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng viêm nhờ các mẹo nhỏ sau đây:

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu bạn bị khó tiêu thường xuyên, hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ để giảm bớt tác động của axit dạ dày.
  • Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là những thực phẩm cay, nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ hoặc chất béo.
  • Tránh uống rượu, bia, thức uống có cồn vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Xem xét lại các loại thuốc giảm đau đang sử dụng. Một số thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày và bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để được đổi sang các thuốc khác an toàn hơn.

Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, tình trạng viêm này có thể dẫn đến loét và chảy máu dạ dày. Một số dạng viêm dạ dày mạn tính còn có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhất là khi chúng làm mỏng lớp niêm mạc và gây biến đổi các tế bào ở đó.

  • Xét nghiệm H. pylori. Một số phương pháp có thể giúp xác định xem bạn có đang nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Vi khuẩn này có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên. Bác sĩ sẽ dùng một ống mảnh, dài, dễ di chuyển với một máy ghi hình nhỏ được gắn ở đầu để luồn qua cổ họng, vào thực quản và đi xuống dạ dày ruột non. Khi ống nội soi di chuyển sẽ đồng thời ghi lại hình ảnh bên trong các cơ quan chúng đi qua, giúp bác sĩ tìm kiếm các dấu vết viêm trên bề mặt niêm mạc.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa. Phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày và ruột non. Để làm cho vết loét (nếu có) nhìn rõ hơn trên hình ảnh kết quả, bạn sẽ cần uống thuốc cản quang (có chứa barium) theo hướng dẫn.

Những lựa chọn trong điều trị viêm dạ dày

Phác đồ điều trị viêm dạ dày sẽ thay đổi ở mỗi người bệnh, tùy vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tình trạng viêm dạ dày cấp do sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid, NSAIDs hay uống rượu quá nhiều có thể thuyên giảm khi ngưng sử dụng các tác nhân này.

Sử dụng thuốc

Một số thuốc hay được dùng trong điều trị viêm dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Khi phát hiện có H. pylori hiện diện trong hệ tiêu hóa, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp kháng sinh như clarithromycin với amoxicillin hoặc metronidazole. Bạn cần lưu ý là phải sử dụng kháng sinh đầy đủ liều được kê đơn, thời gian sử dụng thường kéo dài từ 7–14 ngày.
  • Các thuốc ức chế bơm proton (PPI). Nhóm thuốc này làm giảm tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của tế bào sản xuất axit dạ dày. Các thuốc trong nhóm này thường được bác sĩ kê đơn là omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole và pantoprazole. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, đặc biệt ở liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống.
  • Thuốc chẹn histamin H2. Các thuốc này làm giảm lượng axit được phóng thích vào trong đường tiêu hóa, giúp giảm bớt triệu chứng đau do viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Các thuốc chẹn histamin H2 thường được kê đơn gồm famotidine, cimetidine và nizatidine.
  • Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày. Các thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón, tùy thuộc vào hoạt chất dùng.

Thay đổi lối sống và các biện pháp tại nhà

Bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng viêm nhờ các mẹo nhỏ sau đây:

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu bạn bị khó tiêu thường xuyên, hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ để giảm bớt tác động của axit dạ dày.
  • Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là những thực phẩm cay, nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ hoặc chất béo.
  • Tránh uống rượu, bia, thức uống có cồn vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Xem xét lại các loại thuốc giảm đau đang sử dụng. Một số thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày và bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để được đổi sang các thuốc khác an toàn hơn.

Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, tình trạng viêm này có thể dẫn đến loét và chảy máu dạ dày. Một số dạng viêm dạ dày mạn tính còn có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhất là khi chúng làm mỏng lớp niêm mạc và gây biến đổi các tế bào ở đó.

Hãy thông báo với bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu và triệu chứng viêm không được cải thiện dù đã điều trị theo hướng dẫn.

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày?

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng viêm này xảy ra bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Một trong số đó là phòng ngừa nhiễm vi khuẩn H. pylori bằng cách:

  • Hạn chế ăn, uống chung bát (chén), bát, thìa, đũa với người khác
  • Rửa tay với xà phòng và nước trước khi ăn
  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hãy thông báo với bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu và triệu chứng viêm không được cải thiện dù đã điều trị theo hướng dẫn.

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày?

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng viêm này xảy ra bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Một trong số đó là phòng ngừa nhiễm vi khuẩn H. pylori bằng cách:

  • Hạn chế ăn, uống chung bát (chén), bát, thìa, đũa với người khác
  • Rửa tay với xà phòng và nước trước khi ăn
  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: 10+ Thuốc trị nấm da tốt nhất giúp điều trị bệnh nhanh chóng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!