Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất theo Bộ Y tế
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn với tình trạng tổn thương ở khu vực sụn khớp và màng hoạt dịch. Thông thường, bệnh khởi phát ở khớp ngón tay, lòng bàn tay,… Sau đó sẽ lan rộng ra các khớp lớn hơn như khớp chân, khớp đầu gối,… Do bệnh phát triển nhanh nên người bệnh cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất theo Bộ Y tế.
Quy tắc điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ y tế
Mặc dù đây là bệnh lý xương khớp phổ biến nhưng nguyên nhân viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định rõ. Một số ý kiến cho rằng các yếu tố rối loạn miễn dịch và tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến bệnh.
Viêm khớp dạng thấp có diễn tiến phức tạp và để lại nhiều hậu quả, biến chứng nặng nề. Do đó, mỗi người cần tích cực điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Nguyên tắc điều trị
Như đã đề cập, viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm khớp phát triển tới giai đoạn mãn tính. Vì vậy, khi áp dụng phác đồ điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa theo một số nguyên tắc sau:
- Điều trị triệu chứng: Tây y chú trọng điều trị các triệu chứng để làm giảm nhanh cơn đau nhức, khó chịu. Thuốc chống viêm và giảm đau là 2 loại thuốc điển hình trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, bác sĩ cũng thường xuyên theo dõi tình hình của bệnh nhân để thay đổi phác đồ khi cần.
- Sử dụng một số loại thuốc chuyên biệt: như thuốc điều trị giảm đau chống viêm không steroid, nhóm chứa steroid hoặc thuốc chống thấp khớp,…
- Sử dụng thuốc sinh học (còn được gọi là DMARDs sinh học): Lúc này, bác sĩ cần trao đổi ý kiến với chuyên gia cơ xương khớp. Sử dụng thuốc sinh học cần phải thực hiện xét nghiệm chức năng gan và 1 số xét nghiệm bắt buộc khác để đưa ra kết quả tổng quát. Các chỉ số được sử dụng để đánh giá là CDAI, DAS 28 hoặc SDAI,…
Mục tiêu điều trị
Không phải ngẫu nhiên bác sĩ lại áp dụng phác đồ chữa bệnh trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thay đổi và ảnh hưởng ra sao phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. Do đó, phác đồ điều trị cũng được thay đổi phù hợp cho từng đối tượng.
Tuy nhiên, mục tiêu cốt lõi của điều trị nhằm:
- Giảm đau, chống viêm, ngăn chặn vùng tổn thương lan rộng
- Duy trì khả năng vận động của người bệnh
- Cải thiện tình trạng bệnh lý và sức khỏe người bệnh nói chung
- Phòng ngừa di căn, hạn chế biến chứng và tránh xảy ra rủi ro không đáng có
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất
Theo chỉ thị của Bộ Y tế, phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp phải được áp dụng đúng nguyên tắc và mục đích. Bên cạnh đó, việc cập nhật phương pháp trong phác đồ cũng cần được chú ý. Bởi vì diễn tiến của bệnh viêm khớp rất phức tạp và luôn thay đổi.
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp theo triệu chứng
Bệnh lý nào cũng có những triệu chứng điển hình để người bệnh nhận biết và điều trị. Vì vậy, việc chữa bệnh khớp dựa trên triệu chứng bước đầu giúp người bệnh cải thiện sức khỏe. Đồng thời vẫn đảm bảo khả năng vận động. Những loại thuốc bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân để điều trị viêm khớp dạng thấp là:
Thuốc ức chế chọn lọc COX-2
Đây là loại thuốc kháng viêm ưu tiên ức chế chọn lọc loại enzym tên là cyclooxygenase-2 (COX-2). Chúng có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Một số thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp là:
- Etoricoxib: Chỉ uống 1 lần/ ngày. Liều lượng cho mỗi lần sử dụng là 60 – 90 mg.
- Celecoxib: Uống từ 1 đến 2 lần/ ngày. Liều lượng: 200mg
- Meloxicam: Uống 1 lần/ ngày. Liều dùng tối đa là: 15 mg. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng meloxicam bằng đường tiêm.
Thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc
Bên cạnh thuốc kháng viêm ức chế COX-2, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc. Cụ thể:
- Brexin (gồm có cyclodextrin + piroxicam): Mỗi lần uống 20g, ngày uống 1 lần.
- Diclofenac: Mỗi lần dùng 75g, uống 2 lần/ ngày. Khuyến cáo nên sử dụng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt. Sau đó, bác sĩ có thể giảm dần liều lượng và tần suất. Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng để tiêm bắp tay.
- Một số loại thuốc kháng viêm không chọn lọc khác cũng được chỉ định với liều lượng tương đương.
Lưu ý: Các loại thuốc kháng viêm tuy có thể sử dụng lâu dài nhưng vẫn tiềm ẩn tác dụng phụ. Đặc biệt, người già hoặc bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày không phù hợp để áp dụng phương pháp này.
Nhóm thuốc corticosteroids
Thuốc chứa corticoid có tác dụng như hormone tuyến thượng thận. Do đó, nó có khả năng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch hiệu quả. Nếu sử dụng hợp lý và đúng liều lượng, thuốc sẽ đem lại tác dụng tốt trong điều trị.
- Triệu chứng trung bình: Sử dụng methylprednisolon theo đường uống. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần từ 16 – 32 mg (lưu ý: uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng)
- Triệu chứng nặng: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiếp nhận methylprednisolone bằng cách truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Mỗi ngày truyền 40 mg.
- Bệnh diễn tiến nặng, nguy hiểm tới tính mạng: liều lượng methylprednisolone tăng lên thành 500 – 1000mg cho mỗi lần truyền tĩnh mạch. Thời gian truyền dịch diễn ra trong 30 – 45 phút mỗi ngày. Nếu bệnh thuyên giảm sẽ chuyển về liều thông thường.
- Liều dùng dài hạn: Khi áp dụng liều dùng thuốc chứa corticoid dài hạn, mỗi ngày người bệnh chỉ uống tối đa 20mg. Người bệnh duy trì tới khi đáp ứng lâm sàng thì sẽ giảm liều và dãn cách ngày uống thuốc.
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống thấp khớp
Viêm khớp dạng thấp còn được điều trị cơ bản bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs). Áp dụng phương pháp này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn khả năng tiến triển của bệnh. Lúc này, người bệnh cần được theo dõi và xét nghiệm lâm sàng thường xuyên để điều trị lâu dài.
Thể khởi phát, bệnh còn nhẹ
- Dùng Methotrexat (thuốc DMARDs kinh điển): Bắt đầu sử dụng từ 10mg cho mỗi lần uống. Một tuần chỉ được uống 1 lần. Sau đó có thể tăng liều lên khoảng 7 – 15mg/ lần. Tuy nhiên, không được sử dụng quá 20mg/ tuần.
- Sử dụng Sulfasalazin: khởi đầu với liều lượng 500mg/ ngày. Sau khoảng 1 tuần thì tăng lên thành 1000mg/ ngày. Ngày uống 2 lần.
- Kết hợp sử dụng Methotrexat với sulfasalazin hoặc methotrexat với hydroxychloroquine: Nếu điều trị đơn lẻ từng loại trên không có hiệu quả.
Thể bệnh nặng
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn phức tạp, bác sĩ sẽ cân nhắc chuyển sang điều trị bằng thuốc sinh học. Lúc này, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng bắt buộc như xét nghiệm gan, DAS 28, HAQ,… để đánh giá mức độ bệnh. Khi có kết quả xét nghiệm, chuyên gia sẽ áp dụng một số loại thuốc sinh học sau:
Sử dụng kết hợp methotrexate và thuốc kháng Interleukin 6 (tocilizumab)
Sử dụng 10 – 15mg methotrexat kết hợp với tocilizumab 4 – 8mg/kg mỗi tuần. Liều lượng này tương đương với 200 – 400mg truyền tĩnh mạch mỗi tháng.
Sử dụng methotrexate với 1 trong 4 loại thuốc kháng TNF α
- 10 – 15mg methotrexat + 40mg adalimumab mỗi tuần: tiêm dưới da 2 tuần/ lần.
- 10 – 15mg methotrexat + 50mg etanercept mỗi tuần: tiêm dưới da 1 lần/ tuần.
- 10 – 15mg methotrexat + infliximab: truyền tĩnh mạch 2 – 3mg/ kg, mỗi tuần truyền khoảng 4 – 8 lần.
- 10 – 15mg methotrexat + 50mg golimumab mỗi tuần: Tiêm dưới da 1 lần/ tháng.
Sử dụng kết hợp methotrexate và thuốc kháng lympho B (rituximab)Sử dụng 10 – 15mg methotrexat kết hợp với 500 – 1000mg rituximab mỗi tuần. Nếu truyền tĩnh mạch thì tăng gấp đôi liều lượng. Có thể lặp lại liệu trình tối đa 2 lần/ năm.
Khi sử dụng thuốc chống thấp khớp sau 3 – 6 tháng nhưng không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thuốc sinh học thứ 2. Áp dụng quá trình theo dõi tương tự nếu cần chuyển sang sử dụng thuốc sinh học thứ 3.
Cách điều trị phối hợp
Ngoài 2 phương pháp đã nêu ở trên, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị phối hợp để chữa viêm khớp dạng thấp. Các biện pháp điều trị phối hợp gồm:
- Trong thời gian điều trị viêm khớp cấp thấp, người bệnh cần để khớp nghỉ ngơi ở tư thế cơ năng. Lúc này đặc biệt tránh độn hoặc kê khớp. Đồng thời, bệnh nhân được khuyến khích tập luyện để hỗ trợ điều trị phục hồi.
- Kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, tắm suối nước khoáng,…
Phòng ngừa và điều trị các biến chứng
- Đối với bệnh nhân có bệnh lý nền như viêm loét dạ dày cần theo dõi và thăm khám thường xuyên.
- Khi sử dụng corticosteroid cần chú ý bổ sung canxi và vitamin D để tránh tình trạng loãng xương. Kết hợp bổ sung Acid folic, vitamin B12 và sắt nhằm ngăn ngừa thiếu máu. Nếu trường hợp người bệnh bị loãng xương có thể sử dụng Bisphosphonates để phòng ngừa.
- Phòng tránh khi xuất hiện yếu tố nguy cơ: sử thuốc ức chế bơm proton và Helicobacter Pylori nếu bị nhiễm vi khuẩn HP.
Theo dõi tác dụng sau khi điều trị
Bác sĩ sẽ theo dõi phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt. Người bệnh được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra định kỳ về độ máu lắng, tế bào máu ngoại vi, SGPT 2, SGOT, protein phản ứng C (CRP), và Creatinine 2 lần một tuần trong 3 tháng điều trị đầu tiên. Sau đó, các xét nghiệm có thể giảm xuống tùy vào nhu cầu và sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu nghi ngờ gan bị tổn thương, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm sinh tiết gan. Trường hợp enzym gan tăng lớn hơn 3 lần trong 3 xét nghiệm liên tiếp có thể xem xét ngưng sử dụng methotrexat. Ngoài ra, người bệnh có thể được thực hiện xét nghiệm công thức cấp máu, chụp X – quang phổi, chụp CRM,…
Một số đối tượng cần được tích cực điều trị ngay khi bệnh khởi phát. Bao gồm trường hợp tổn thương viêm đa khớp, bệnh nhân là nữ hoặc Anti CCP (+) tỷ giá cao, HLADR4 (+), có yếu tố tổn thương dạng thấp hoặc ngoài khớp
Trên đây là những thông tin cập nhật về phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp. Khi áp dụng đúng phương pháp điều trị, người bệnh có thể duy trì khả năng vận động và tăng cường hoạt động xương khớp. Mặt khác, bạn còn tránh được tình trạng bội nhiễm, rối loạn miễn dịch và hạn chế nguy cơ bại liệt.
Xem thêm: HPmax chữa bệnh dạ dày có tốt không? Giá bao nhiêu?
Tin mới nhất
- Top 7 loại thuốc cường dương của Đức hiệu quả nhất hiện nay
- Lá xạ đen chữa ung thư như thế nào? Cách dùng xạ đen trị ung thư
- Cách chữa bệnh dạ dày bằng quả sung mang lại hiệu quả bất ngờ
- Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
- Viêm họng hạt là gì? Cách chữa dứt điểm tại nhà
- Viêm da dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
- Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Bệnh có chữa khỏi được không?
- Đeo nút bịt tai chống ồn khi ngủ có hiệu quả không?
- Người bị viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
- Những thực phẩm có chất gây ung thư mà bạn đang dùng mỗi ngày
Video
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Thử ngay cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng siêu đơn giản
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Uống nước nấm lim xanh có tác dụng gì cách sắc nấu nấm lim rừng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bao tử nhím
- TIN TỨC UNG THƯ Trào ngược độ A: Tổng quan về bệnh lý, cách điều trị, địa chỉ khám uy tín