Những bệnh nam khoa thường gặp và cách phòng tránh

Hẹp bao quy đầu, viêm tinh hoàn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương là những bệnh nam khoa thường gặp. May mắn là phái mạnh hoàn toàn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh nhờ những biện pháp phòng tránh đơn giản dưới đây.

Những bệnh nam khoa thường gặp

Bệnh nam khoa là thuật ngữ chung dùng để chỉ tất cả các bệnh lý xảy ra ở bộ phận sinh dục nam, bao gồm dương vật, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, đường tiết niệu… Trong đó, các bệnh lý sau là phổ biến nhất:

1. Dài/hẹp bao quy đầu

Đây là các bệnh lý bẩm sinh xuất hiện ở các bé nam ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên khi trẻ con bé, chúng hầu như không gây ra biểu hiện khó chịu nào nên cha mẹ ít để ý và không chú trọng điều trị từ sớm. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến lúc trưởng thành.

Dài hoặc hẹp bao quy đầu là những bệnh nam khoa thường gặp nhất ở đàn ông

Trường hợp bị dài bao quy đầu, ngay cả khi dương vật cương cứng hết cỡ thì quy đầu cũng không thể lộ ra ngoài được và phải dùng tay kéo xuống. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khoái cảm tình dục.

Bệnh hẹp bao quy đầu cũng nghiêm trọng không kém. Lớp da quy đầu không thể tuột xuống bình thường khi cậu nhỏ cương cứng. Việc cố gắng dùng tay kéo xuống có thể khiến bao quy đầu bị căng tức, đau, thậm chí bị rách và chảy máu. Ngoài ra bao quy đầu hẹp cũng khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài được nên tồn đọng lại bên trong lâu ngày sẽ gây bít tắc lỗ tiểu và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

2. Bệnh viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu do nhiều nguyên nhân gây ra như do vệ sinh cậu nhỏ không sạch sẽ, nhiễm vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục, mặc quần quá chật, lạm dụng thủ dâm hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý dài, hẹp bao quy đầu.

Khi bị bệnh, bao quy đầu có cảm giác nóng đỏ, sưng đau, phù nề, đi tiểu khó khăn. Trường hợp nặng có thể bị bội nhiễm dẫn đến lở loét, tạo mủ và tiết dịch hôi ở khu vực tổn thương.

Nếu điều trị chậm trễ, tình trạng viêm nhiễm ở bao quy đầu có thể lan rộng sang các cơ quan khác như tuyến tiền liệt, tinh hoàn. Từ đó làm ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản của các quý ông.

3. Bệnh viêm tinh hoàn

Nam giới có thể bị viêm ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, virus, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh quai bị, lậu cầu, chlamydia.

Bệnh có những biểu hiện rất rõ ràng. Nam giới có thể sớm nhận biết thông qua những dấu hiệu như sưng đau ở tinh hoàn, sốt, trong người bứt rứt khó chịu, buồn nôn, đi tiểu đau, có thể lẫn máu trong tinh dịch…

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Khi các tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn bị ứ đọng máu lâu ngày, chúng có thể bị giãn ra. Tình trạng này có thể làm gia tăng nhiệt độ ở bìu, từ đó tác động tiêu cực đến khả năng sinh tinh, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Vô sinh, hiếm muộn là một trong những hậu quả tất yếu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh nam khoa thường gặp, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản

Căn bệnh này thường được phát hiện chậm trễ do không có biểu hiện rõ ràng ngay từ đầu. Hầu hết các quý ông chỉ tới bệnh viện khám sau khi có cảm giác đau tức, khó chịu ở tinh hoàn kéo dài. 

Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người đàn ông trưởng thành. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nam giới trẻ tuổi không có nguy cơ mắc bệnh. Thống kê tại các phòng khám nam khoa cho thấy có khoảng 15% nam thanh niên chịu ảnh hưởng của căn bệnh này. Ngoài ra, có đến 80% bệnh nhân bị vô sinh thứ phát được xác định có liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là một trong những bệnh nam khoa thường gặp nhất, vì vậy các quý ông không nên xem nhẹ.

5. Bệnh viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là cơ quan có chức năng sản sinh ra một chất bảo vệ tinh trùng khỏi các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, khi cơ quan này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của tinh trùng.

Điểm đặc trưng của bệnh viêm tuyến tiền liệt là tình trạng đau buốt khi đi tiểu, khi xuất tinh, đi tiểu nhiều bất thường. Cơn đau còn xuất hiện ở lưng và hông khiến phái mạnh gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục.

6. Phì đại tuyến tiền liệt

Nằm trong nhóm những bệnh lý nam khoa thường gặp nhất còn có bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Bệnh thường xảy ra ở nam giới trung niên và cao tuổi do sự gia tăng kích thước của tuyến này. 

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Bí tiểu cấp, đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu khó, hay mót tiểu… Mặc dù không dẫn đến ung thư song bệnh kéo dài có thể gây ra một số biến chứng khác như sỏi thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu. Do vậy nam giới cần thăm khám và điều trị sớm khi có các dấu hiệu mắc bệnh.

7. U xơ tuyến tiền liệt

U xơ tuyến tiền liệt được cho là nguyên nhân chính khiến cho tuyến tiền liệt bị phì đại. Đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu là những người đàn ông cao tuổi.

Căn bệnh này gây ra nhiều bất thường trong hoạt động tiểu tiện như: Hay mót tiểu vào ban đêm, đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít, tiểu rắt.

8. Ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể xảy ra với bất cứ ai, song những người đàn ông trên 55 tuổi lại chiếm tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn cả. Bệnh rất nguy hiểm và khó chữa, khả năng tử vong cao nếu điều trị chậm trễ.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có tỷ lệ tử vong cao

Nam giới nên đề phòng với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt khi nhận thấy các triệu chứng sau: Tiểu rắt, bị đau khi xuất tinh, tiểu ra máu, đau lưng, mệt mỏi, sút cân nhanh. Một số bệnh nhân có thể không nhận thấy ngay được các dấu hiệu trên ở những giai đoạn đầu của ung thư.

9. Bệnh xuất tinh sớm

Khi nhắc đến những bệnh nam khoa thường gặp nhất ở nam giới thì cần đề cập đến bệnh xuất tinh sớm. Hầu hết nam giới đều bị xuất tinh sớm ít nhất là một lần trong đời. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài trong 7 – 10 lần quan hệ liên tiếp thì xuất tinh sớm được coi là bệnh.

Khi mắc căn bệnh này, nam giới không thể quan hệ được quá 3 phút đã xuất tinh. Điều này khiến cho nam giới mất tự tin và không đạt được sự thỏa mãn sau khi làm chuyện ấy. Nghiêm trọng hơn, nếu bị xuất tinh sớm nặng, tinh trùng được giải phóng khi chưa kịp đưa vào âm đạo thì sẽ rất khó có con theo đường tự nhiên.

10. Rối loạn cương dương

Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cương cứng của cậu nhỏ cũng như năng lực hoạt động tình dục của nam giới. Một người được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn cương dương khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Dương vật khó cương cứng, phải kích thích lâu mới cương lên được
  • Thỉnh thoảng mới cương cứng được
  • Cương cứng nhưng không kéo dài được lâu, cậu nhỏ có thể xìu ngay trong lúc đang lâm trận
  • Hoàn toàn không thể cương cứng

12. Tinh trùng yếu

Tinh trùng yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Nguyên nhân thường xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia rượu hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý ở tinh
hoàn, tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh…

Hiện nay y học có nhiều cách chữa tinh trùng yếu. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là xác định được chính xác thủ phạm gây bệnh thì việc điều trị mới sớm đem lại kết quả khả quan.

13. Giảm/mất ham muốn tình dục

Hiện tượng suy giảm ham muốn tình dục có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi nội tiết tố nam testosterone. Bước qua tuổi 40, loại hóc môn này sẽ bắt đầu bị suy giảm mạnh. Nó khiến nam giới không còn hứng thú gì với tình dục và làm chuyện ấy một cách gượng ép chỉ để chiều lòng bạn tình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như căng thẳng, mãn dục sớm, lao động nặng nhọc, sử dụng chất kích thích. Ngoài ra đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, chẳng hạn như rối loạn cương dương, yếu sinh lý, các vấn đề về thận, cao huyết áp, tiểu đường…

Để điều trị suy giảm ham muốn tình dục, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp tâm lý, dùng thuốc bổ sung nội tiết tố kết hợp với các thuốc chữa bệnh lý liên quan. Ngoài ra, cần điều chỉnh lối sống, tích cực vận động, sinh hoạt tình dục điều độ để khôi phục bản lĩnh vốn có.

14. Bệnh liệt dương

Liệt dương hay bất lực là hiện tượng dương vật không thể cương cứng khi quan hệ dù đã cố gắng làm mọi cách để kích thích. Căn bệnh này có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, hạnh phúc gia đình và khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

Bệnh liệt dương là nỗi phiền muộn của nhiều quý ông

15. Nấm bẹn

Vùng bẹn của nam giới khá nóng, dễ bị ma sát với quần và thường xuyên tiết ra mồ hôi nên rất dễ bị nấm tấn công. Khi bị nấm bẹn, da xuất hiện những tổn thương dưới dạng các mảng đỏ ngứa sẫm màu có ranh giới rõ ràng, có nhiều mụn nước xung quanh bờ viền, khu vực bẹn đùi trong ẩm ướt. Những triệu chứng trên có thể gặp ở một hay cả hai bên bẹn.

Nấm sau đó có thể nhanh chóng lây lan sang các vùng da lành ở khu vực lân cận, chẳng hạn như dương vật, mông, hậu môn. Bệnh có khuynh hướng phát triển mạnh trong những ngày hè bởi thời tiết nóng ẩm chính là điều kiện lý tưởng nhất cho nấm sinh sôi nảy nở.

16. Hiếm muộn – vô sinh

Nằm cuối cùng trong danh sách những bệnh lý nam khoa thường gặp nhất ở nam giới đó chính là vô sinh, hiếm muộn. Hiện nay tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam đang nằm trong top đầu của thế giới. Nguyên nhân chú yếu bắt nguồn từ môi trường sống bị ô nhiễm, thực phẩm sử dụng hàng ngày chứa nhiều chất độc hại, uống nhiều bia rượu, căng thẳng lo âu kéo dài…

Sự tiến bộ của y khoa đã mang đến nhiều tia hy vọng cho nam giới bị vô sinh hiếm muộn. Các phương pháp điều trị bệnh hiện đang được áp dụng bao gồm: Thụ tinh nhân tạo, bơm tình trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm… Tuy nhiên hầu hết đều khá tốn kém và không phải cặp vợ chồng nào cũng có đủ điều kiện tài chính để thực hiện.

Hiện nay, tỷ lệ vô sinh nam ở nước ta đang ở mức đáng báo động

Cách phòng ngừa bệnh nam khoa

Có thể thấy các bệnh lý nam khoa ở trên không chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và khả năng sinh dục của đàn ông. Đừng để đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”, các quý ông nên tìm cách phòng ngừa bệnh từ sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Ăn uống điều độ, không bỏ bữa. Tăng cường các thực phẩm có thể giúp cải thiện sức đề kháng và khả năng sinh lý của cơ thể như các loại rau xanh, dưa hấu, cam, bưởi, giá đỗ, lá hẹ, cá béo, tôm, hàu… Tránh các thức ăn nhanh, món chiên xào, hạn chế uống bia rượu.
  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya gây suy giảm nội tiết tố nam – nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý nam khoa.
  • Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc, nước khoáng, nước trái cây hoặc nước canh. Chất lỏng sẽ giúp đào thải bớt vi khuẩn và các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua hoạt động tiểu tiện.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có nhiều khói
    thuốc lá
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông máu đến nuôi dưỡng các cơ quan sinh dục, tăng độ dẻo dai của cơ bắp và nâng cao sức bền khi quan hệ.
  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ bạn tình
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Trên đây là những bệnh nam khoa thường gặp. Bất kì ai cũng có thể bị bệnh, vì vậy hãy chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng ngay từ hôm nay để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Thông tin một số bệnh lý nam khoa khác:

  • Viêm đường tiết niệu ở nam giới – Triệu chứng & cách điều trị
  • Hiện tượng tiểu rắt ở nam giới – Nguyên nhân & cách chữa

Xem thêm: Bác sĩ Lê Phương: Đừng chủ quan với đau bụng kinh, cần điều trị dứt điểm sớm

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!