Bà bầu viêm họng uống thuốc gì thì không gây ảnh hưởng đến thai nhi? Trên thực tế, các loại thuốc bào chế từ thảo dược thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích hơn là thuốc tân dược. Để lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bà bầu viêm họng uống thuốc gì?
Khi bà bầu bị viêm họng, những loại thuốc hóa trị (tây y) sẽ được hạn chế sử dụng vì khả năng gặp tác dụng phụ cao. Thay vào đó, các biện pháp sử dụng thành phần từ thiên nhiên như mẹo dân gian hoặc đông y sẽ phù hợp hơn với mẹ bầu.
Mẹo dân gian chữa viêm họng an toàn cho bà bầu
Mẹ bầu bị viêm họng nhẹ có thể lựa chọn các bài thuốc dân gian chữa viêm họng khoa học, lành tính. Dù vậy, không phải bài nào cũng an toàn dùng cho mẹ bầu. Một số thành phần hóa học tự nhiên cũng có thể gây hại cho thai nhi. Chẳng hạn như đu đủ và tỏi đều có thể trị viêm họng. Tuy nhiên, chất papain chứa trong đu đủ có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non. Còn tỏi dễ tương tác với một số loại thuốc mẹ bầu thường dùng và gây tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Một số nguyên liệu có tính kháng khuẩn, kháng virus, tiêu sưng tiêu viêm, trị viêm họng hiệu quả mà lành tính phải kể đến quất, lá tía tô, củ cải, gừng… Mẹ bầu có thể tham khảo cách thực hiện đơn giản sau:
- Quất hấp mật ong: Lấy khoảng 10 quả quất xanh, rửa sạch rồi cắt làm đôi. Sau đó trộn thêm 2 thìa mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày uống nước cốt quất mật ong 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cafe.
- Lá tía tô: Lá tía tô nấu cùng với cháo ăn hàng ngày sẽ giúp giảm đau họng hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể lấy rễ tía tô phơi khô nấu cùng với gạo nếp rang nếu kèm thêm ho.
- Củ cải trắng: Củ cải trắng sau khi rửa sạch thì đem giã nát hoặc xay nhuyễn tạo thành nước ép. Mỗi ngày uống 1 cốc. Nếu cảm thấy khó uống thì đổi sang phương pháp luộc, ăn củ cải lẫn uống nước, nên thực hiện hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Gừng và mật ong: Gừng thái thành từng lát mỏng, sau đó trộn đều cùng mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy phần cốt uống 2-3 lần/ngày, thực hiện liên tục trong khoảng 5 ngày thì dừng.
Các mẹo dân gian này có cho hiệu quả tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào cơ địa mỗi người. Mỗi mẹo dân gian phải kiên trì sử dụng ít nhất 3 ngày mới thấy được hiệu quả. Mẹ bầu nên lựa chọn những nguyên liệu tươi, sạch, đảm bảo ít hóa chất để bài thuốc không gây hại cho sức khỏe. Quá trình chế biến vệ sinh, sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn.
Cách chữa viêm họng cho bà bầu bằng Tây y
Hầu hết thuốc tây y đều không được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Thuốc tây y mặc dù có khả năng diệt khuẩn tốt nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hệ miễn dịch của phụ nữ có thai rất yếu nên thường không đáp ứng tốt với thuốc. Trong trường hợp viêm họng cấp bị ho nhiều, ho dai dẳng, bác sĩ thường phối hợp các loại thuốc sau cho mẹ bầu:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm kháng sinh thuộc Betalactam như Penicillin, Cephalosporin…
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol
- Thuốc giảm ho: Dextromethorphan
- Viên ngậm họng: Có chứa thành phần Guaifenesin, menthol.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng Aspirin giảm đau hạ sốt, kẹo ngậm chứa alcohol có thể gây tác dụng phụ như thai nhi dị tật, sinh non…
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc tân dược trong điều trị viêm họng. Bất cứ loại thuốc nào phụ nữ có thai sử dụng cũng đều phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu phải tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, cách dùng để không gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi có dấu hiệu chóng mặt, khó thở…mẹ bầu cần ngừng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để tái khám.
Bài thuốc đông y chữa viêm họng cho bà bầu
Thuốc đông y có tính đặc trị tốt, được bào chế từ thảo dược tự nhiên, có các vị thuốc an thai, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, tùy vào mức độ viêm nhiễm, thầy thuốc sẽ phối hợp tỷ lệ dược liệu cho phù hợp, đảm bảo mẹ bầu hấp thụ tốt, an toàn cho thai nhi. Việc sử dụng thuốc đông y trong thời gian dài cũng không gây tác dụng phụ mà ngược lại còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
Hiện nay có nhiều đơn vị ứng dụng các bài thuốc đông y vào điều trị viêm họng cho bà bầu, trong đó tiêu biểu là Bệnh viện Y học cổ truyền Tai Mũi Họng Quân dân 102. Được biết đây là đơn vị trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Quân dân 102, đi lên từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. (sự kiện đi lên thành Bệnh viện 102)
Đây cũng là đơn vị đi đầu trong công tác khám và điều trị viêm họng bằng phương pháp ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG. Phương pháp này là giải pháp tối ưu, ứng đụng công nghệ hiện đại vào khám, chẩn đoán hình ảnh, điều trị xương khớp bằng YHHĐ kết hợp với liệu pháp điều trị từ căn nguyên của YHCT. Cách khám và điều trị này giúp bác sĩ nhận định chính xác về tình trạng của người bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Nhằm mang tới hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, các bác sĩ, lương y tại Bệnh viện Quân dân 102 còn xây dựng liệu trình điều trị rõ ràng cụ thể với 3 giai đoạn chính như sau:
Điểm nổi bật của liệu trình điều trị viêm họng Quân Dân chính là bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG được sử dụng ở giai đoạn 2. Đây là bài thuốc đông y chữa viêm họng tận gốc và an toàn tuyệt đối cho bà bầu là THANH HẦU BỔ PHẾ THANG. Bài thuốc này không chỉ triệt tiêu mọi triệu chứng viêm họng, mang lại hiệu quả bền vững mà còn giúp mẹ bầu an thai, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau điều trị.
Sở dĩ Thanh hầu bổ phế thang làm được điều này là nhờ cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ. Trong đó tập trung bồi Phế kiện Tỳ, nâng cao chính khí (hệ miễn dịch). Khi chính khí mạnh tức là sức đề kháng được tăng cường, có thể loại bỏ các tác nhân gây hại và khả năng tái phát sau điều trị thấp.
Thành phần của bài thuốc bao gồm 20 – 30 nam dược quý. Trong đó kết hợp nhiều nhóm thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong tán hàn, trừ sưng tiêu mủ, giảm ho, dưỡng Can Thận. Đồng thời gia thêm các thảo dược an thai như hoàng cầm, bạch truật… hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong đó:
- Tang diệp: Quy kinh Phế và Can, tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, bổ can thận
- Tang ký sinh: Quy kinh Can và Thận, tác dụng bổ can thận, an thai.
- Kha tử: Quy kinh Phế và đại tràng, có tác dụng trừ ho, chữa khản tiếng, mất tiếng, diệt khuẩn và kháng virus mạnh mẽ.
- Phật thủ: Quy kinh Phế và Tỳ, có tác dụng kiện tỳ, giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa tốt.
- Quất hồng bì: Quy kinh Phế, giúp giải cảm, hạ sốt, trừ đau họng,
- Xích thược: Quy kinh Can, Tỳ, Phế, giúp hoạt huyết, giải độc tiêu ung chỉ thống.
- Liên kiều: Quy kinh Phế, Thận, Can, Vị, giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tan mủ.
- Hoàng cầm: Quy kinh Phế, tác dụng trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai.
- Bạch truật: Quy Tỳ, Vị, giúp trừ thấp, ích táo, hòa trung, ích khí, ôn trung, chỉ khát, an thai
Được dùng điều trị viêm họng cho bà bầu nên yếu tố an toàn, hiệu quả được các bác sĩ, lương y tại Bệnh viện Quân dân đặt lên hàng đầu. Cũng vì thế, toàn bộ thành phần có trong Thanh hầu bổ phế thang đều được thu hái tại các vườn thảo dược sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO do bệnh viện xây dựng, phát triển. Thuốc tới tay người bệnh đảm bảo an toàn, lành tính, không chứa hóa chất, tạp chất hay các chất bảo quản có hại cho người bệnh.
Sau khi được điều trị bằng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc nhằm bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát. Với đối tượng là bà bầu, các bác sĩ sẽ gia giảm, thêm bớt một số thành phần thảo dược có tính an thai như bồ công anh, hoa cúc, sinh khương,… Nhờ đó, mẹ bầu không chỉ được điều trị viêm họng dứt điểm mà sức khỏe mẹ và bé cũng được cải thiện.
Ngoài ra, toàn bộ bài thuốc chữa viêm họng cho bà bầu của Bệnh viện Quân dân 102 đều có vị thanh mát, dễ uống, không gây nôn trớ. Thuốc cũng được bào chế dạng cao hoặc sắc sẵn thuận tiện cho bà bầu trong quá trình điều trị.
Những lưu ý quan trọng trong điều trị viêm họng cho bà bầu
Sức đề kháng kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mẹ bầu bị viêm họng. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cho mẹ bầu dễ bị cảm lạnh, vi khuẩn, virus tấn công. Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị, một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh giúp nâng cao hệ miễn dịch là điều thiết yếu.
Mẹ bầu bị viêm họng ăn gì, kiêng gì?
Ngoài việc cân bằng chế độ dinh dưỡng đủ bốn nhóm thực phẩm chính là đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất, mẹ bầu nên:
- Nên ăn: Rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch. Bổ sung các loại gia vị như gừng, mật ong, lá tía tô…trong bữa ăn. Uống các loại trà thảo mộc giúp an thai, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ trị viêm họng (trà hoa cúc, trà chanh, trà bồ công anh, trà lá mâm xôi đỏ…).
- Kiêng ăn: Các thực phẩm lạnh (kem, nước đá), các thực phẩm quá chua cay khiến cơ thể tích tụ nhiệt độc, thực phẩm chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cafe…).
Những lưu ý trong sinh hoạt
Mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại và tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch như sau:
- Uống đủ 1,5l – 2l nước mỗi ngày để cổ họng không bị khô rát, cơ thể thải độc tốt hơn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để diệt khuẩn họng tốt hơn.
- Khi đi ra ngoài luôn sử dụng khẩu trang để tránh khói bụi, hóa chất, dị nguyên gây kích ứng cổ họng (lông động vật, phấn hoa…).
- Giữ cho cổ họng luôn ấm, đặc biệt vào lúc giao mùa, mùa đông.
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách đi bộ hoặc tập yoga.
- Tái khám đúng định kỳ, khi có dấu hiệu ho nhiều, ho dai dẳng phải đến gặp bác sĩ.
Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc bà bầu viêm họng uống thuốc gì qua những chia sẻ trên đây. Bà bầu bị viêm họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: sự ảnh hưởng của nội tiết tố, thời tiết, môi trường hoặc tác nhân vi sinh… Riêng với tác nhân vi sinh, chúng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nên việc điều trị dứt điểm ngay từ đầu là điều quan trọng. Mẹ bầu hãy đến bệnh viện khám để xác định được nguyên nhân gây viêm họng rõ ràng trước khi bắt tay vào điều trị.
Để được chuyên gia tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị viêm họng ở bà bầu, bạn đọc có thể liên hệ đến địa chỉ sau:
Xem thêm: Bệnh tràn dịch khớp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị