Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng từ 5 đến 20% dân số. Việc điều trị hội chứng ruột kích thích đúng cách giúp bạn không gặp phiền toái trong cuộc sống, giảm nguy cơ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm.
Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng từ 5 đến 20% dân số. Việc điều trị hội chứng ruột kích thích đúng cách giúp bạn không gặp phiền toái trong cuộc sống, giảm nguy cơ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) không nguy hiểm đến tính mạng và không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, nó lại là “thủ phạm” làm suy giảm chất lượng cuộc sống, gây ảnh hưởng đến công việc và khiến bạn gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Nếu chưa biết nhiều về hội chứng này, hãy cùng HelloBacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để xem tình trạng này là gì và khi gặp phải nên xử lý như thế nào nhé.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hóa đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi ngoài mà không tìm thấy tổn thương thực thể ở hệ tiêu hóa. Tần suất xuất hiện các triệu chứng là ít nhất 1 ngày trong tuần và kéo dài liên tục trong 3 tháng.
Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích sẽ bao gồm các triệu chứng như:
- Tiêu chảy (thường là các đợt tiêu chảy dữ dội)
- Táo bón
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Đau bụng hoặc đau ở phần bụng dưới, thường nghiêm trọng hơn sau khi ăn và tình trạng đau được cải thiện tốt hơn sau khi đi ngoài
- Đầy hơi
- Phân cứng hoặc lỏng hơn bình thường
- Bụng to ra
- Một số trường hợp còn có các triệu chứng về tiết niệu hoặc các vấn đề tình dục.
Hội chứng ruột kích thích thường được phân thành 4 loại chính: hội chứng ruột kích thích bị táo bón (IBS-C), hội chứng ruột kích thích bị tiêu chảy (IBS-D), hội chứng ruột kích thích hỗn hợp vừa táo bón vừa tiêu chảy (IBS-M) và hội chứng ruột kích thích không phân loại (IBS-U).
Nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích
Có nhiều yếu tố được cho là có thể kích hoạt các triệu chứng của hội chứng này, tuy nhiên, về nguyên nhân chính xác thì các chuyên gia hiện vẫn chưa xác định.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần một kích thích nhẹ, đại tràng cũng có thể trở nên quá mẫn cảm và phản ứng dữ dội. Lúc này, thay vì chuyển động chậm rãi, nhịp nhàng thì các cơ sẽ co thắt mạnh, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón. Cụ thể, khi các cơ đại tràng co thắt mạnh và kéo dài hơn bình thường thì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi các cơ co thắt yếu thì quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm, làm cho phân trở nên cứng và khô.
Ngoài nghiên cứu này thì một số nghiên cứu khác lại cho rằng việc mắc hội chứng ruột kích thích có thể liên quan đến các chất do cơ thể tạo ra, chẳng hạn như serotonin và gastrin, có tác dụng kiểm soát các tín hiệu thần kinh giữa não và đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, do tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng này cũng cao hơn nam giới nên nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra hội chứng này rất có thể liên quan đến hormone.
Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán như thế nào?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) không nguy hiểm đến tính mạng và không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc ung thư đại tràng. Tuy nhiên, nó lại là “thủ phạm” làm suy giảm chất lượng cuộc sống, gây ảnh hưởng đến công việc và khiến bạn gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Nếu chưa biết nhiều về hội chứng này, hãy cùng HelloBacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để xem tình trạng này là gì và khi gặp phải nên xử lý như thế nào nhé.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hóa đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi ngoài mà không tìm thấy tổn thương thực thể ở hệ tiêu hóa. Tần suất xuất hiện các triệu chứng là ít nhất 1 ngày trong tuần và kéo dài liên tục trong 3 tháng.
Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích sẽ bao gồm các triệu chứng như:
- Tiêu chảy (thường là các đợt tiêu chảy dữ dội)
- Táo bón
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Đau bụng hoặc đau ở phần bụng dưới, thường nghiêm trọng hơn sau khi ăn và tình trạng đau được cải thiện tốt hơn sau khi đi ngoài
- Đầy hơi
- Phân cứng hoặc lỏng hơn bình thường
- Bụng to ra
- Một số trường hợp còn có các triệu chứng về tiết niệu hoặc các vấn đề tình dục.
Hội chứng ruột kích thích thường được phân thành 4 loại chính: hội chứng ruột kích thích bị táo bón (IBS-C), hội chứng ruột kích thích bị tiêu chảy (IBS-D), hội chứng ruột kích thích hỗn hợp vừa táo bón vừa tiêu chảy (IBS-M) và hội chứng ruột kích thích không phân loại (IBS-U).
Nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích
Có nhiều yếu tố được cho là có thể kích hoạt các triệu chứng của hội chứng này, tuy nhiên, về nguyên nhân chính xác thì các chuyên gia hiện vẫn chưa xác định.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần một kích thích nhẹ, đại tràng cũng có thể trở nên quá mẫn cảm và phản ứng dữ dội. Lúc này, thay vì chuyển động chậm rãi, nhịp nhàng thì các cơ sẽ co thắt mạnh, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón. Cụ thể, khi các cơ đại tràng co thắt mạnh và kéo dài hơn bình thường thì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi các cơ co thắt yếu thì quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm, làm cho phân trở nên cứng và khô.
Ngoài nghiên cứu này thì một số nghiên cứu khác lại cho rằng việc mắc hội chứng ruột kích thích có thể liên quan đến các chất do cơ thể tạo ra, chẳng hạn như serotonin và gastrin, có tác dụng kiểm soát các tín hiệu thần kinh giữa não và đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, do tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng này cũng cao hơn nam giới nên nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra hội chứng này rất có thể liên quan đến hormone.
Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán như thế nào?
Không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem các triệu chứng mà bạn đang gặp phải có “khớp” với định nghĩa của IBS hay không và đề nghị bạn thực hiện một vài xét nghiệm để loại trừ một số bệnh như:
- Dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp chẳng hạn như không dung nạp đường sữa
- Các loại thuốc như thuốc cao huyết áp, sắt và một số thuốc kháng axit
- Nhiễm trùng
- Thiếu hụt enzyme do tuyến tụy không giải phóng đủ enzyme để tiêu hóa hoặc phân hủy thức ăn
- Các bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để xác định xem bạn có bị hội chứng IBS hay không:
- Nội soi đại tràng để xem có các dấu hiệu tắc nghẽn hoặc viêm trong ruột hay không
- Nội soi đường tiêu hóa trên nếu bạn bị ợ nóng hoặc khó tiêu
- Chụp X-quang
- Xét nghiệm máu để loại trừ nguy cơ thiếu máu, các vấn đề về tuyến giáp và dấu hiệu nhiễm trùng
- Xét nghiệm phân
- Các xét nghiệm không dung nạp đường sữa, dị ứng gluten hoặc bệnh celiac
- Các xét nghiệm tìm kiếm các vấn đề với cơ ruột.
Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?
Cần tuân thủ các hướng dẫn trị liệu từ bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng tốt nhất.
Có một số yếu tố có thể kích hoạt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như một số loại thực phẩm, thuốc, tình trạng đầy hơi và căng thẳng. Bạn cần tìm hiểu mình gặp vấn đề với yếu tố nào để có cách điều chỉnh lối sống hoặc việc dùng thuốc:
Sử dụng thuốc để điều trị hội chứng ruột kích thích
Dưới đây là một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hội chứng này:
- Thuốc kháng sinh như rifaximin có thể thay đổi lượng vi khuẩn trong đường ruột. Bạn có thể uống trong 2 tuần để kiểm soát các triệu chứng trong vòng 6 tháng.
- Thuốc chống co thắt giúp kiểm soát tình trạng co thắt của cơ đại tràng. Tuy nhiên, hiện các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về hiệu quả của loại thuốc này. Ngoài ra, những loại thuốc này cũng có một số tác dụng phụ như làm bạn buồn ngủ và táo bón.
- Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp giảm triệu chứng trong một số trường hợp
- Các loại thuốc điều trị táo bón như thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích… cũng có thể được sử dụng.
Men vi sinh cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là các sản phẩm có chứa nấm men Saccharomyces boulardii. Đây là một loại nấm men bia được nhà khoa học người Pháp Henri Boulard phân lập vào năm 1923. Từ lâu, Saccharomyces boulardii được dùng như một probiotic đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như: tiêu chảy cấp tính ở trẻ em, tiêu chảy liên quan đến việc dùng kháng sinh và các bệnh lý liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây là men vi sinh được khuyến cáo bởi Tổ chức Tiêu hóa Thế giới trong điều trị Hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân.
Không có xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem các triệu chứng mà bạn đang gặp phải có “khớp” với định nghĩa của IBS hay không và đề nghị bạn thực hiện một vài xét nghiệm để loại trừ một số bệnh như:
- Dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp chẳng hạn như không dung nạp đường sữa
- Các loại thuốc như thuốc cao huyết áp, sắt và một số thuốc kháng axit
- Nhiễm trùng
- Thiếu hụt enzyme do tuyến tụy không giải phóng đủ enzyme để tiêu hóa hoặc phân hủy thức ăn
- Các bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để xác định xem bạn có bị hội chứng IBS hay không:
- Nội soi đại tràng để xem có các dấu hiệu tắc nghẽn hoặc viêm trong ruột hay không
- Nội soi đường tiêu hóa trên nếu bạn bị ợ nóng hoặc khó tiêu
- Chụp X-quang
- Xét nghiệm máu để loại trừ nguy cơ thiếu máu, các vấn đề về tuyến giáp và dấu hiệu nhiễm trùng
- Xét nghiệm phân
- Các xét nghiệm không dung nạp đường sữa, dị ứng gluten hoặc bệnh celiac
- Các xét nghiệm tìm kiếm các vấn đề với cơ ruột.
Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?
Cần tuân thủ các hướng dẫn trị liệu từ bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng tốt nhất.
Có một số yếu tố có thể kích hoạt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như một số loại thực phẩm, thuốc, tình trạng đầy hơi và căng thẳng. Bạn cần tìm hiểu mình gặp vấn đề với yếu tố nào để có cách điều chỉnh lối sống hoặc việc dùng thuốc:
Sử dụng thuốc để điều trị hội chứng ruột kích thích
Dưới đây là một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hội chứng này:
- Thuốc kháng sinh như rifaximin có thể thay đổi lượng vi khuẩn trong đường ruột. Bạn có thể uống trong 2 tuần để kiểm soát các triệu chứng trong vòng 6 tháng.
- Thuốc chống co thắt giúp kiểm soát tình trạng co thắt của cơ đại tràng. Tuy nhiên, hiện các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về hiệu quả của loại thuốc này. Ngoài ra, những loại thuốc này cũng có một số tác dụng phụ như làm bạn buồn ngủ và táo bón.
- Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp giảm triệu chứng trong một số trường hợp
- Các loại thuốc điều trị táo bón như thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích… cũng có thể được sử dụng.
Men vi sinh cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là các sản phẩm có chứa nấm men Saccharomyces boulardii. Đây là một loại nấm men bia được nhà khoa học người Pháp Henri Boulard phân lập vào năm 1923. Từ lâu, Saccharomyces boulardii được dùng như một probiotic đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như: tiêu chảy cấp tính ở trẻ em, tiêu chảy liên quan đến việc dùng kháng sinh và các bệnh lý liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây là men vi sinh được khuyến cáo bởi Tổ chức Tiêu hóa Thế giới trong điều trị Hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân.
Thay đổi chế độ ăn và lối sống
Thông thường, chỉ với một vài thay đổi cơ bản trong chế độ ăn và sinh hoạt là đã có thể giúp các triệu chứng của hội chứng này cải thiện theo thời gian. Dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể thử:
- Tránh dùng các thức uống hoặc thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực và soda
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc và các loại hạt vào thực đơn mỗi ngày để cung cấp chất xơ cho cơ thể
- Uống ít nhất ba đến bốn ly nước mỗi ngày
- Không hút thuốc
- Chú ý thư giãn cơ thể bằng cách tập thể dục nhiều hơn hoặc tránh làm việc quá sức
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa hoặc phô mai
- Chia nhỏ các bữa ăn
- Ghi chép về các loại thực phẩm mà bạn ăn để tìm ra loại thực phẩm gây hội chứng này ở ruột.
Các thực phẩm gây hội chứng ruột kích thích thường là ớt đỏ, hành lá, rượu vang đỏ, lúa mì và sữa bò. Nếu lo sợ việc bỏ qua những thực phẩm này sẽ không cung cấp đủ canxi cho cơ thể thì bạn có thể bổ sung bằng các thực phẩm khác như bông cải xanh, cải bó xôi, rau lá màu xanh đậm, đậu phụ, sữa chua, cá mòi, cá hồi, nước cam, bánh mì…
Qua những chia sẻ trên, Hello Bacsi hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về hội chứng ruột kích thích. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là bắt buộc khi điều trị bệnh bạn nhé.
Thay đổi chế độ ăn và lối sống
Thông thường, chỉ với một vài thay đổi cơ bản trong chế độ ăn và sinh hoạt là đã có thể giúp các triệu chứng của hội chứng này cải thiện theo thời gian. Dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể thử:
- Tránh dùng các thức uống hoặc thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực và soda
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc và các loại hạt vào thực đơn mỗi ngày để cung cấp chất xơ cho cơ thể
- Uống ít nhất ba đến bốn ly nước mỗi ngày
- Không hút thuốc
- Chú ý thư giãn cơ thể bằng cách tập thể dục nhiều hơn hoặc tránh làm việc quá sức
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa hoặc phô mai
- Chia nhỏ các bữa ăn
- Ghi chép về các loại thực phẩm mà bạn ăn để tìm ra loại thực phẩm gây hội chứng này ở ruột.
Các thực phẩm gây hội chứng ruột kích thích thường là ớt đỏ, hành lá, rượu vang đỏ, lúa mì và sữa bò. Nếu lo sợ việc bỏ qua những thực phẩm này sẽ không cung cấp đủ canxi cho cơ thể thì bạn có thể bổ sung bằng các thực phẩm khác như bông cải xanh, cải bó xôi, rau lá màu xanh đậm, đậu phụ, sữa chua, cá mòi, cá hồi, nước cam, bánh mì…
Qua những chia sẻ trên, Hello Bacsi hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về hội chứng ruột kích thích. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là bắt buộc khi điều trị bệnh bạn nhé.
Xem thêm: Viêm da cơ địa ở chân có lây không Và cách trị đúng an toàn tại nhà