Hiện có rất nhiều loại đường cho người tiểu đường được tung ra thị trường nhằm giúp chế độ ăn của người bệnh bớt nhạt nhẽo và kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Hiện có rất nhiều loại đường cho người tiểu đường được tung ra thị trường nhằm giúp chế độ ăn của người bệnh bớt nhạt nhẽo và kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Đường là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, thức uống. Thế nhưng, với người mắc bệnh tiểu đường thì việc sử dụng cần hết sức thận trọng để tránh chỉ số đường huyết tăng đột biến và dẫn đến những biến chứng tiểu đường nghiêm trọng như tổn thương thần kinh và các bệnh tim mạch.
Việc sử dụng đường nhân tạo hay các chất thay thế đường là giải pháp giúp người mắc bệnh tiểu đường giảm cảm giác thèm đường nhưng vẫn kiểm soát tốt đường huyết. Bởi những loại đường cho người tiểu đường này dù có độ ngọt cao nhưng lại chứa hàm lượng calo thấp và ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Dưới đây là 7 loại đường cho người tiểu đường phổ biến trên thị trường. Mỗi loại đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thêm vào thực đơn cho người tiểu đường:
7 loại đường cho người tiểu đường phổ biến
1. Stevia – Đường cho người tiểu đường phổ biến
Stevia là một chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ cây cỏ ngọt. Do đó, loại đường này còn có tên gọi khác là đường cỏ ngọt. Loại đường này có độ ngọt cao hơn đường kính hoặc đường trắng khoảng 300 lần.
Ưu điểm của đường stevia là không chứa calo, không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, giá của loại đường này thường cao hơn so với sản phẩm khác. Ngoài ra, đường stevia cũng có hậu vị đắng khiến nhiều người thấy khó chịu. Do đó, để khắc phục, nhiều nhà sản xuất đã thêm vào một số thành phần để cân bằng hương vị nhưng điều này lại làm giảm lợi ích dinh dưỡng. Một số người sử dụng đường stevia lần đầu cũng có thể bị buồn nôn, đầy hơi.
Đường stevia được FDA công nhận là an toàn cho người bị tiểu đường, liều lượng khuyến cáo là 4mg/1kg thể trọng.
2. Đường cho người tiểu đường: Đường tagatose
Tagatose là một dạng đường fructose ngọt hơn đường ăn thông thường khoảng 90% nhưng lại có hàm lượng calo thấp. Loại đường này cũng có trong một số loại trái cây như táo, cam và dứa với một lượng rất nhỏ.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra đường tagatose có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết, hỗ trợ điều trị béo phì và làm cản trở sự hấp thụ cacbonhydrate. Không những vậy, loại đường này còn được kỳ vọng sẽ là chất thay thế đường mà không mang đến tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, đường tagatose thường đắt hơn so với các loại đường khác và cũng không được bán rộng rãi trên thị trường.
Đường là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, thức uống. Thế nhưng, với người mắc bệnh tiểu đường thì việc sử dụng cần hết sức thận trọng để tránh chỉ số đường huyết tăng đột biến và dẫn đến những biến chứng tiểu đường nghiêm trọng như tổn thương thần kinh và các bệnh tim mạch.
Việc sử dụng đường nhân tạo hay các chất thay thế đường là giải pháp giúp người mắc bệnh tiểu đường giảm cảm giác thèm đường nhưng vẫn kiểm soát tốt đường huyết. Bởi những loại đường cho người tiểu đường này dù có độ ngọt cao nhưng lại chứa hàm lượng calo thấp và ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Dưới đây là 7 loại đường cho người tiểu đường phổ biến trên thị trường. Mỗi loại đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thêm vào thực đơn cho người tiểu đường:
7 loại đường cho người tiểu đường phổ biến
1. Stevia – Đường cho người tiểu đường phổ biến
Stevia là một chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ cây cỏ ngọt. Do đó, loại đường này còn có tên gọi khác là đường cỏ ngọt. Loại đường này có độ ngọt cao hơn đường kính hoặc đường trắng khoảng 300 lần.
Ưu điểm của đường stevia là không chứa calo, không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, giá của loại đường này thường cao hơn so với sản phẩm khác. Ngoài ra, đường stevia cũng có hậu vị đắng khiến nhiều người thấy khó chịu. Do đó, để khắc phục, nhiều nhà sản xuất đã thêm vào một số thành phần để cân bằng hương vị nhưng điều này lại làm giảm lợi ích dinh dưỡng. Một số người sử dụng đường stevia lần đầu cũng có thể bị buồn nôn, đầy hơi.
Đường stevia được FDA công nhận là an toàn cho người bị tiểu đường, liều lượng khuyến cáo là 4mg/1kg thể trọng.
2. Đường cho người tiểu đường: Đường tagatose
Tagatose là một dạng đường fructose ngọt hơn đường ăn thông thường khoảng 90% nhưng lại có hàm lượng calo thấp. Loại đường này cũng có trong một số loại trái cây như táo, cam và dứa với một lượng rất nhỏ.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra đường tagatose có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết, hỗ trợ điều trị béo phì và làm cản trở sự hấp thụ cacbonhydrate. Không những vậy, loại đường này còn được kỳ vọng sẽ là chất thay thế đường mà không mang đến tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, đường tagatose thường đắt hơn so với các loại đường khác và cũng không được bán rộng rãi trên thị trường.
3. Đường sucralose
Đường sucralose là loại đường cho người tiểu đường phổ biến với độ ngọt cao hơn đường ăn thông thường khoảng 600 lần nhưng lại chứa rất ít calo. Ưu điểm nổi bật của đường sucralose là không bị đổi mùi hay mất đi độ ngọt dù chế biến ở nhiệt độ cao. Liều lượng khuyến cáo sử dụng đường sucralose theo FDA là khoảng 5mg/kg thể trọng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại chỉ ra một số vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe liên quan đến đường sucralose. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những con chuột đực tiêu thụ sucralose nhiều có nguy cơ phát triển các khối u ác tính. Do đó, hiện độ an toàn của loại đường này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
4. Đường aspartame
Aspartame là loại đường cho người tiểu đường có độ ngọt cao hơn khoảng 200 lần so với các loại đường mía thông thường. Khi được dung nạp vào cơ thể, đường aspartame ít khi thẩm thấu vào máu. Dù có tác dụng kiểm soát tốt đường huyết nhưng theo FDA, liều lượng khuyến cáo an toàn khi sử dụng đường aspartame là 50mg/kg thể trọng.
Tuy nhiên, không giống như đường sucralose, đường aspartame rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, loại đường này ít khi được dùng để chế biến mà chỉ được thêm vào các món ăn hoặc thức uống để tăng hương vị. Ngoài ra, đường aspartame cũng không an toàn cho những người mắc chứng phenylketon niệu, một rối loạn di truyền hiếm gặp.
5. Đường acesulfame kali
Acesulfame kali, hay còn được gọi là acesulfame K hay Ace-K, là một chất làm ngọt nhân tạo có độ ngọt cao hơn đường ăn khoảng 200 lần. Do có dư vị đắng nên loại đường này thường được sử dụng kết hợp với các chất tạo ngọt khác.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã công nhận acesulfame K là một chất làm ngọt ít calo với hơn 90 nghiên cứu kết luận về tính an toàn. Liều lượng khuyến cáo được sử dụng là 15 mg/kg thể trọng.
6. Đường saccharin
Đường saccharin không chứa calo nhưng ngọt hơn đường ăn khoảng 200–700
lần. Đường saccharin không tạo ra năng lượng và cũng không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin. Do đó, người bị tiểu đường có thể yên tâm sử dụng với hàm lượng khuyến cáo an toàn là 15mg/1kg thể trọng.
Theo FDA, trong những năm 1970, đã có nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa saccharin và ung thư bàng quang ở chuột. Tuy nhiên, hơn 30 nghiên cứu trên người đã ủng hộ sự an toàn của saccharin và hiện loại đường này không còn được coi là có nguy cơ gây ung thư.
7. Đường neotame
Neotame là một chất làm ngọt nhân tạo có hàm lượng calo thấp và có độ ngọt cao hơn đường ăn khoảng 7.000-13.000 lần. Chất tạo ngọt này có thể chịu được nhiệt độ cao nên hay được dùng trong chế biến thực phẩm. Tính an toàn của loại đường đã được công nhận bởi hơn 113 nghiên cứu trên động vật và con người. Liều lượng khuyến cáo an toàn khi dùng là 0,3 mg/1 kg thể trọng.
3. Đường sucralose
Đường sucralose là loại đường cho người tiểu đường phổ biến với độ ngọt cao hơn đường ăn thông thường khoảng 600 lần nhưng lại chứa rất ít calo. Ưu điểm nổi bật của đường sucralose là không bị đổi mùi hay mất đi độ ngọt dù chế biến ở nhiệt độ cao. Liều lượng khuyến cáo sử dụng đường sucralose theo FDA là khoảng 5mg/kg thể trọng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại chỉ ra một số vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe liên quan đến đường sucralose. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những con chuột đực tiêu thụ sucralose nhiều có nguy cơ phát triển các khối u ác tính. Do đó, hiện độ an toàn của loại đường này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
4. Đường aspartame
Aspartame là loại đường cho người tiểu đường có độ ngọt cao hơn khoảng 200 lần so với các loại đường mía thông thường. Khi được dung nạp vào cơ thể, đường aspartame ít khi thẩm thấu vào máu. Dù có tác dụng kiểm soát tốt đường huyết nhưng theo FDA, liều lượng khuyến cáo an toàn khi sử dụng đường aspartame là 50mg/kg thể trọng.
Tuy nhiên, không giống như đường sucralose, đường aspartame rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, loại đường này ít khi được dùng để chế biến mà chỉ được thêm vào các món ăn hoặc thức uống để tăng hương vị. Ngoài ra, đường aspartame cũng không an toàn cho những người mắc chứng phenylketon niệu, một rối loạn di truyền hiếm gặp.
5. Đường acesulfame kali
Acesulfame kali, hay còn được gọi là acesulfame K hay Ace-K, là một chất làm ngọt nhân tạo có độ ngọt cao hơn đường ăn khoảng 200 lần. Do có dư vị đắng nên loại đường này thường được sử dụng kết hợp với các chất tạo ngọt khác.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã công nhận acesulfame K là một chất làm ngọt ít calo với hơn 90 nghiên cứu kết luận về tính an toàn. Liều lượng khuyến cáo được sử dụng là 15 mg/kg thể trọng.
6. Đường saccharin
Đường saccharin không chứa calo nhưng ngọt hơn đường ăn khoảng 200–700
lần. Đường saccharin không tạo ra năng lượng và cũng không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin. Do đó, người bị tiểu đường có thể yên tâm sử dụng với hàm lượng khuyến cáo an toàn là 15mg/1kg thể trọng.
Theo FDA, trong những năm 1970, đã có nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa saccharin và ung thư bàng quang ở chuột. Tuy nhiên, hơn 30 nghiên cứu trên người đã ủng hộ sự an toàn của saccharin và hiện loại đường này không còn được coi là có nguy cơ gây ung thư.
7. Đường neotame
Neotame là một chất làm ngọt nhân tạo có hàm lượng calo thấp và có độ ngọt cao hơn đường ăn khoảng 7.000-13.000 lần. Chất tạo ngọt này có thể chịu được nhiệt độ cao nên hay được dùng trong chế biến thực phẩm. Tính an toàn của loại đường đã được công nhận bởi hơn 113 nghiên cứu trên động vật và con người. Liều lượng khuyến cáo an toàn khi dùng là 0,3 mg/1 kg thể trọng.
Sử dụng đường cho người tiểu đường: Không phải không có rủi ro
Chất làm ngọt nhân tạo vẫn có thể làm tăng đường huyết
Dù một số loại đường cho người tiểu đường được dán nhãn là “thân thiện với người tiểu đường” nhưng thực tế, đôi lúc cũng có thể dẫn đến những tác dụng ngược. Bởi cơ thể chúng ta sẽ phản ứng với chất làm ngọt nhân tạo khác với đường thông thường. Đường nhân tạo có thể ảnh hưởng đến vị giác, khiến não “bối rối” và từ đó khiến bạn ăn nhiều hơn, đặc biệt là những món ngọt.
Một nghiên cứu năm 2014 còn chỉ ra rằng đường nhân tạo, chẳng hạn như saccharin có thể thay đổi thành phần hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng không dung nạp glucose. Hậu quả là dẫn đến hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường ở người lớn.
Sử dụng đường cho người tiểu đường có thể gây tăng cân
Dù không chứa calo nhưng thực tế chất làm ngọt nhân tạo vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây tăng cân, béo phì. Bởi các loại đường này có thể:
- Làm tăng cảm giác thèm ăn, ăn quá nhiều và tăng cân
- Thay đổi hệ vi sinh đường ruột
Sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo cũng không hẳn là lựa chọn tốt nhất cho người bị tiểu đường. Cách tốt nhất vẫn là bạn nên hạn chế ăn nhiều đường. Nếu có ý định dùng chất làm ngọt nhân tạo, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời, chỉ sử dụng một lượng vừa phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc thêm các loại trái cây có vị ngọt vào bữa ăn thay vì đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo.
Sử dụng đường cho người tiểu đường: Không phải không có rủi ro
Chất làm ngọt nhân tạo vẫn có thể làm tăng đường huyết
Dù một số loại đường cho người tiểu đường được dán nhãn là “thân thiện với người tiểu đường” nhưng thực tế, đôi lúc cũng có thể dẫn đến những tác dụng ngược. Bởi cơ thể chúng ta sẽ phản ứng với chất làm ngọt nhân tạo khác với đường thông thường. Đường nhân tạo có thể ảnh hưởng đến vị giác, khiến não “bối rối” và từ đó khiến bạn ăn nhiều hơn, đặc biệt là những món ngọt.
Một nghiên cứu năm 2014 còn chỉ ra rằng đường nhân tạo, chẳng hạn như saccharin có thể thay đổi thành phần hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng không dung nạp glucose. Hậu quả là dẫn đến hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường ở người lớn.
Sử dụng đường cho người tiểu đường có thể gây tăng cân
Dù không chứa calo nhưng thực tế chất làm ngọt nhân tạo vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây tăng cân, béo phì. Bởi các loại đường này có thể:
- Làm tăng cảm giác thèm ăn, ăn quá nhiều và tăng cân
- Thay đổi hệ vi sinh đường ruột
Sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo cũng không hẳn là lựa chọn tốt nhất cho người bị tiểu đường. Cách tốt nhất vẫn là bạn nên hạn chế ăn nhiều đường. Nếu có ý định dùng chất làm ngọt nhân tạo, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời, chỉ sử dụng một lượng vừa phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc thêm các loại trái cây có vị ngọt vào bữa ăn thay vì đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo.
Xem thêm: Testosterone thấp và tất tần tật những thứ liên quan