Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh chàm khô là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến hiện nay. Chàm khô thường xuất hiện ở những vùng như đầu ngón tay, chân hoặc khu vực da mặt. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn ngứa ngáy khó chịu, bề mặt da sần sùi và bong tróc. Tuy không ảnh hưởng sức khỏe toàn thân nhưng nếu không chăm sóc tốt, tổn thương có thể gây biến dạng và tăng nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh chàm khô là gì?

Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh da bị chàm khô

Bệnh chàm khô thực tế là một dạng chàm tiếp xúc đã chuyển thành mãn tính gây nên. Như tên gọi, bệnh chàm khô khiến cho vùng da bị ảnh hưởng trở nên khô, sần sùi, bong tróc nứt nẻ. Các khu vực thường xuất hiện là ở đầu ngón tay, ngón chân và da mặt.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Mặc dù không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh có tính chất dai dẳng, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Dưới đây là một số hình ảnh bệnh chàm khô, bạn đọc có thể tham khảo và quan sát tình trạng đang gặp phải có giống với hình ảnh của bệnh hay không:

Chàm khô làm da trở nên sần sùi, bong tróc, đôi khi nứt nẻ rớm máu

Trường hợp không điều trị, chàm khô trở nên nghiêm trọng hơn có thể gây biến chứng, dị dạng các móng tay, nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo vĩnh viễn  cho cơ thể. Do đó, bạn nên tìm hiểu tình trạng tổn thương trên da, can thiệp điều trị để phòng tránh những rủi ro không mong muốn.

Chàm khô gây ra những ảnh hưởng đến đời sống, công việc của người bệnh

Vào những ngày thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm khô bùng phát. Những vùng da thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm như mặt, ngón tay, chân sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh. Trường hợp người bệnh cào gãi có nguy cơ khiến bệnh lây lan sang những khu vực da xung quanh.

Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở khu vực bị chàm khô

Triệu chứng của bệnh chàm khô

Một số triệu chứng bệnh chàm khô thường gặp như:

Thực tế, những triệu chứng kể trên có những điểm tương đồng với một số bệnh lý ngoài da khác, không riêng gì chàm khô. Do đó, nhiều người nhầm lẫn bệnh dẫn đến việc điều trị sai hướng. Bạn nên thăm khám nếu nhận thấy tình trạng bong tróc, ngứa ngáy kéo dài không thuyên giảm. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô là gì?

Theo một số nghiên cứu, bệnh chàm khô hình thành do những yếu tố như:

Do di truyền

Cũng như bệnh chàm nói chung, chàm khô hình thành một phần có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Thông qua sinh thiết da, chuyên gia xác định người bệnh thường mắc chàm khô do tình trạng thiếu hụt protein filaggrin trong lớp sừng trên da. Việc này dẫn đến hiện tượng mất nước, khiến cho sức đề kháng của da giảm tạo điều kiện cho các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh.

Do rối loạn chuyển hóa

Ngoài yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa cũng là vấn đề khiến lớp tế bào sừng trên da tăng sinh quá mức. Đây cũng là nguyên nhân gây nên một vài chứng bệnh da liễu khác. Với bệnh chàm khô, da người bệnh sẽ bị sần sùi, khô và bong tróc ngứa ngáy ở một số khu vực. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khởi phát do tác động thiếu hụt lipid trên da khiến da trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác

Những yếu tố nguy cơ khác ngoài hai nguyên nhân kể trên có thể kể đến:

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh còn có thể bùng phát nếu cơ thể bạn có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị tác động khi ăn phải thực phẩm dị ứng, dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi. Không những thế, nếu không biết cách chăm sóc da, lâu dần da cũng bị dày sừng, khô nứt nẻ,…

Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm khô

Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, chàm khô khá dai dẳng và có thể tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, người bệnh phải biết cách chăm sóc da cũng như phòng ngừa bệnh tái phát theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp không điều trị, kết hợp với việc cào gãi gây vết thương hở trên da có thể khiến bệnh chàm khô phát triển theo chiều hướng xấu. Lúc này, nguy cơ bệnh lan rộng cao, gây nhiều triệu chứng khó chịu hơn cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đối mặt với những tình trạng như:

Bệnh chàm khô trên thực tế không phải là chứng bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với da người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh chàm khô bội nhiễm, các hại khuẩn, nấm hoặc virus trên da người bệnh có thể xâm nhập qua da người lành thông qua những vết thương hở hoặc vùng da có bị nhiễm trùng trước đó.

Các cách điều trị bệnh chàm khô

Điều trị bệnh chàm khô không quá khó khăn, tuy nhiên việt điều trị dứt điểm bệnh là việc không đơn giản. Cũng tương tự như những bệnh lý da liễu khác, chàm hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Mục đích can thiệp là giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, cải thiện tổn thương trên da và phòng ngừa nguy cơ biến chứng hoặc tái phát bệnh.

Dưới đây là những hướng điều trị được áp dụng đối với chứng chàm khô:

Điều trị bệnh chàm khô bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh chàm khô là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi thuốc thường có tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do
chàm khô gây ra. Dựa vào mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Một số loại thường dùng có thể kể đến như:

Dùng thuốc tân dược điều trị bệnh chàm khô có hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Đặc biệt, nếu lạm dụng có thể gây hại cho thận, gan, tạo cảm giác hoa mắt, chóng mặt,…

Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được hướng dẫn, ngăn những tình huống xấu xảy ra cho sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ bệnh chuyển biến xấu.

Trường hợp người bệnh có nhiều tổn thương da, diện tích bị ảnh hưởng rộng khắp không còn cải thiện mặc dù đã sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện quang trị liệu để loại bỏ bệnh chàm khô.

Phương pháp này được thực hiện thông qua thao tác y tế chiếu tia cực tiếp trực tiếp vào khu vực da bị chàm khô, đẩy lùi các tác nhân gây hại hiệu quả. Tuy nhiên, song song với chất lượng thì chi phí dịch vụ cũng khá cao. Ngoài ra, trường hợp hiếm có thể mắc ung thư da sao khi điều trị bệnh chàm khô bằng quang trị liệu.

Điều trị chàm khô nhẹ bằng mẹo dân gian

Trường hợp da bạn mới xuất hiện dấu hiệu bệnh chàm khô, bạn có thể áp dụng phương pháp tại nhà để điều trị bệnh. Phương pháp áp dụng thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên đảm bảo độ an toàn cao. Bên cạnh đó, chi phí điều trị thấp, giúp người bệnh điều trị trong thời gian dài mà không phải quá lo ngại vấn đề kinh tế.

Khi áp dụng, bệnh nhân tuyệt đối phải giữ vệ sinh da và những nguyên liệu sử dụng để tránh nguy cơ hại khuẩn, tạp khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn. Tham khảo các cách làm sao:

Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa ngoài công dụng dưỡng da còn giúp da cải thiện triệu chứng bệnh chàm khô hiệu quả. Các dưỡng chất trong dầu dừa giúp cấp ẩm cho da, giảm tình trạng sần sùi, khô ráp. Thực hiện theo cách làm sao:

Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp sát khuẩn, giảm viêm da hiệu quả. Do đó, lá trà xanh được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh chàm khô. Thực hiện theo cách làm sau:

Ngoài hai cách này, bạn có thể tận dụng những loại lá khác để trị bệnh chàm khô như lá ổi, lá trầu không, lá khế, ngải cứu,…Áp dụng cách làm nấu nước ngâm rửa ngoài da giúp giảm triệu chứng khó chịu, tránh tình trạng viêm nhiễm da.

Điều trị bệnh chàm khô bằng Đông y

Bên cạnh áp dụng Tây y và một vài mẹo dân gian điều trị chứng chàm khô khó chịu, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị bệnh an toàn như:

Bài thuốc ngoài da:

Bài thuốc uống: Có thể chọn một trong số các bài thuốc sau:

Kết hợp “Trong uống, ngoài bôi” xử lý ngứa ngáy, bong tróc, khô ráp TỪ GỐC với Thanh bì Dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc trị viêm da mãn tính được nghiên cứu bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị uy tín đã có hơn 1 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực Y học cổ truyền. 

Bài thuốc kế thừa tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ phương, lấy cốt thuốc chữa viêm da của người Tày và bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông làm nền tảng. Dưới sự hỗ trợ của khoa học hiện đại, Thanh bì Dưỡng can thang được làm mới, gia giảm cho phù hợp với cơ địa người hiện thời, đem lại giải pháp chuyên sâu trong xử lý viêm da tự miễn nói chung, bao gồm cả bệnh chàm khô. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

Bài thuốc được đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn

Được nghiên cứu và thử nghiệm chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu những ưu điểm sau:

Sở hữu công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH

Trên cơ sở tuân thủ phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1” với sự kết hợp của 3 chế phẩm NGÂM RỬA – BÔI NGOÀI – UỐNG TRONG. Từ đây, bài thuốc mang đến TÁC ĐỘNG KÉP, xử lý hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da do chàm khô, nhanh chóng phục hồi tổn thương làn da và ngăn chặn tái phát hiệu quả.

Bài thuốc sở hữu công thức 3 trong 1 chuyên sâu

Kết tinh 30 vị thuốc Nam chuẩn sạch – AN TOÀN

Ra đời từ đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh 30 vị thuốc Nam chuẩn sạch GACP-WHO. Chất lượng dược liệu luôn được kiểm định gắt gao trước khi đưa vào bào chế.

Đặc biệt, nguồn dược liệu được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam rộng 100ha do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp phát triển nên AN TOÀN – LÀNH TÍNH, phù hợp với cả đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Bài thuốc đảm bảo tiêu chí 3 không: Không tác dụng phụ, không nhờn thuốc, không phụ thuộc thuốc.

Trung tâm Thuốc dân tộc luôn chủ động tự cung tự cấp nguồn thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO

Đẩy lùi chàm khô theo 3 bước khoa học

Trung tâm Thuốc dân tộc xây dựng phác đồ điều trị chàm khô, viêm da tự miễn theo liệu trình chuyên sâu, từng bước GIẢI ĐỘC – ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA, PHỤC HỒI DA. 

Hiệu quả lên đến 95% sau liệu trình đầu

Với bảng thành phần VÀNG, công thức phối chế đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả lên đến 95% sau liệu trình đầu, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Đặc biệt, không ghi nhận trường hợp kích ứng sau khi sử dụng thuốc.

NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG

Tỷ lệ bệnh nhân lành bệnh sau liệu trình đầu lên đến 95%

Đông đảo bệnh nhân cũng gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

Những đánh giá của người bệnh về bài thuốc

Bệnh nhân vui mừng nhắn tin về Trung tâm

Đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc, Chương trình sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã đưa tin giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp vàng trong điều trị chàm khô, viêm da tự miễn. Đồng thời, trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình cũng nhận định bài thuốc hoàn toàn phù hợp với xu hướng trị bệnh thế kỷ 21.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Dựa vào tình trạng chàm khô trên da để lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Bạn không nên tự ý kết hợp thuốc tây, đông y khi chưa có hướng dẫn từ người có chuyên môn. Sử dụng sai thuốc, sai cách có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chàm khô tái phát

Bên cạnh điều trị bệnh chàm khô, người bệnh nên lưu ý việc chăm sóc da hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Một số lưu ý như sau:

Bệnh chàm khô là bệnh lý da liễu phổ biến, không gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị, chàm khô kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và tâm lý. Nhất là trường hợp chàm khô biến chứng làm dị tật ngón tay, chân, mất thẩm mỹ da mặt.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ với 1 LIỆU TRÌNH
  • 6 cách trị chàm môi theo dân gian
  • Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà
  • Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả nhất

Xem thêm: Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi

Rate this post
Exit mobile version