Bệnh lý tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là một căn bệnh liên quan đến nội tiết tố do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường có trong máu bởi vì tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin kho đó bị làm giảm tác động bởi cơ thể nếu không tìm hiểu bệnh lý tiểu đường thì khó có thể biết chính xác được nguyên nhân và biến chứng của bệnh để có cách điều trị kịp thời nhất.
1. Nguyên nhân bệnh lý tiểu đường
– Nguyên nhân bệnh tiểu đường đường tuýp 1
Đái tháo đường hay bệnh tiểu lỹ đường typ 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng.
Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus.
Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong đái tháo đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh đái tháo đường tuyp 1:
+Bệnh tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con.
Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường.
+ Đái tháo đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
+ Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý tiểu đường
– Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 2
Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường tuýp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường loại 2:
+ Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh đái tháo đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
+ Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh đái đường.
2. Cơ chế hình thành bệnh lý tiểu đường
* Cơ chế sinh bệnh lý tiểu đường typ 1
– Cơ chế qua trung gian miễn dịch:
Quá trình tổn thương tế bào bêta là quá trình tự miễn dịch. Những cá nhân có tính mẫn cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường typ 1 sau một tấn công của môi trường bên ngoài như (virut quai bị, sởi, coxsakie B4 và B5, retro loại C).
+ Những cá thể có mang kháng nguyên HLA B8, B15 nhất là DR3, DR4, DR3/DR4 sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường týp 1.
+ Các yếu tố môi trường trên sẽ tấn công những cá thể có yếu tố di truyền đối với đái tháo đường týp 1. Chỉ một tổn thương rất nhỏ của tế bào bêta cũng làm giải phóng ra kháng nguyên, kích thích cơ thể sinh tự kháng thể gây hoạt hoá phản ứng viêm tiểu đảo tự miễn. Các kháng nguyên có thể là GAD (glutamic acid decarboxylase) một protein Kd nằm trong bào tương của tế bào bêta.
+ Tự kháng thể sẽ phản ứng với kháng nguyên. Đại thực bào lympho được hoạt hoá sẽ tập trung quanh tiểu đảo gây ra phản ứng viêm. Tế bào lympho T tiết ra các hoá chất trung gian trong đó có interleukin-1 gây độc với tế bào bêta. Interleukin-1 cảm ứng sự hình thành các gốc tự do làm tế bào bêta bị tổn thương và phá hủy dẫn đến ngừng tiết insulin.
– Cơ chế không qua trung gian miễn dịch:
Một số ít trường hợp đái tháo đường týp 1 không tìm thấy nguyên nhân, không có liên quan với HLA (human leucocyte antigen) nhưng có yếu tố di truyền rất rõ.
* Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Bình thường insulin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của glucose máu. Glucose máu tùy thuộc vào sự tiết insulin, thu nạp insulin ở các mô ngoại vi và ức chế chuyển glucogen thành glucose ở gan.
Cơ chế sinh lý bệnh liên quan mật thiết với nhau trên những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là rối loạn tiết insulin và sự đề kháng insulin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại đái tháo đường týp 2 có béo phì thì tình trạng kháng insulin lại là chính.
+ Rối loạn tiết insulin:
Khi mới bị đái tháo đường týp 2 thì insulin có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc tăng glucose máu gây độc đối với tế bào bêta.
+ Kháng insulin:
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin.
– Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên người ta thấy rằng: khả năng là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích. Giảm số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại thụ thể hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là yếu tố ức chế trước thụ thể.
– Do giảm hoạt tính của tyrosinekinase của vùng sau thụ thể insulin làm cho insulin khi gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng sinh học. Vì vậy không kích thích được việc vận chuyển glucose vào tế bào.
Mặt khác sự tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: GH (growth hormon- hormon tăng trưởng), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều gây ảnh hưởng sau thụ thể insulin.
Insulin kiểm soát cân bằng đường huyết qua 3 cơ chế phối hợp, mỗi cơ chế rối loạn có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin:
– insulin ức chế sản xuất glucose từ gan.
– insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ.
– insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan.
3. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý tiểu đường (đái tháo đường)
– Tổn thương thần kinh
Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
– Tổn thương thận
Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và suy thận.
– Tổn thương mắt
Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý tiểu đường về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
– Bệnh lý tiểu đường mạch máu và tim
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.
– Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
– Bệnh lý tiểu đường ảnh hưởng đến da
Bệnh lý tiểu đường ảnh hưởng đến da thường là kết quả tác động của nó trên các dây thần kinh và tuần hoàn có thể dẫn đến khô da, chậm lành vết cắt, vết bỏng và vết thương, nhiễm nấm và vi khuẩn và mất cảm giác ở bàn chân. Những người có bệnh tiểu đường được khuyến khích cần kiểm tra đôi chân của mình ít nhất một lần một năm.
– Bệnh lý tiểu đường và ảnh hưởng của tiêu hóa
Tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa trong một số cách. Nếu bệnh tiểu đường đã gây ra tổn thương thần kinh, điều này có thể dẫn đến buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
Một nguyên nhân khác về tiêu hóa bị xáo trộn có thể là kết quả của điều trị tiểu đường. Một số tiểu đường týp 2 loại thuốc ví dụ dễ bị gây ra các vấn đề tiêu hóa, mặc dù những xu hướng ổn định sau khi cơ thể được sử dụng cho họ.
– Bệnh lý tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mắt
Một biến chứng tương đối phổ biến của bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc tiểu đường. Như với tất cả các biến chứng, tình trạng này được gây ra bởi một vài năm sau của bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát hoặc không kiểm soát được. bệnh võng mạc tiểu đường có một số triệu chứng .
Bệnh võng mạc là do các mạch máu ở phía sau của mắt (võng mạc) bị sưng. Huyết áp cao cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ cho bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường có thể được điều trị vì vậy tốt nhất là phát hiện nó càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để làm điều này là cần khám bệnh, sàng lọc bệnh lý võng mạc.
4. Cách phòng ngừa bệnh lý tiểu đường hiệu quả
– Giảm cân
Giảm trọng lượng cơ thể là cách phòng ngừa bệnh lý tiểu đườngđơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này.
Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.
– Ăn nhiều rau xanh
Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
– Hạn chế đi xe
Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày.
Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạnh việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.
– Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.
– Làm bạn với cà phê
Bạn có thể không tin nhưng cà phê lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
– Bỏ qua thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.
– Khám bệnh thường xuyên
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
5. Cách điều trị bệnh lý tiểu đường tại nhà
Phương pháp điều trị bệnh lý tiểu đườnghiệu quả nhất là
– mướp đắng
Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị đái tháo đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.
– Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.
– Bạn nên sử dụng cây lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng và sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng sẽ giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết. Đây là một phương pháp tại nhà hiệu quả khác dành cho căn bệnh tiểu đường.
– Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường.
Rau sam là một trong những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.
– Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
– Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.
– Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
– Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.
– Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung