Tỷ lệ người mắc bệnh thận ngày một tăng cao và phần lớn các trường hợp đã ở trong tình trạng nặng, thận suy yếu, trở thành mãn tính. Điều này không chỉ khiến việc điều trị gặp khó khăn mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thận thế nào?
Bệnh thận là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh thận là tình trạng thận bị tổn thương, chức năng đào thải các chất độc hại và dịch thừa ra khỏi máu tỏ ra kém hiệu quả. Nếu vấn đề này kéo dài trên 3 tháng, bệnh rất có thể trở thành mãn tính hoặc suy thận nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đối tượng dễ mắc các bệnh lý liên quan đến chức năng thận bao gồm người bị cao huyết áp, tiểu đường, viêm đường tiết niệu, ung thư tuyến tiền liệt… Phần đông bệnh lý này xuất hiện ở người cao tuổi tuy nhiên một số trường hợp vẫn xảy ra tình trạng bệnh thận ở trẻ em nên cha mẹ không được chủ quan.
Hầu hết các loại bệnh thận đều làm tổn thương Nephron (một đơn vị cấu trúc thận) khiến thận không thể loại bỏ các chất thải, chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu chức năng thận giảm đến 90%, thận gần như ngừng hoạt động, bệnh nhân cần phải thay thận hoặc chạy thận nhân tạo. Nếu không thực hiện các biện pháp can thiệp này, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể xảy ra khi mắc bệnh thận như:
- Chân tay bị phù, phổi phù cấp do cơ thể tích nước.
- Tăng huyết áp, khởi phát các bệnh lý về tim mạch.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, người bệnh khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc thậm chí bị co giật.
- Tổn thương thần kinh ngoại biên khiến chân tay yếu, thường xuyên có cảm giác tê bì.
- Hàm lượng kali trong máu tăng, có thể dẫn đến tử vong.
- Người bệnh thiếu máu, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục.
Nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về thận
Thiếu tuần hoàn máu, ứ đọng nước tiểu hoặc xuất phát từ các bệnh lý nền là ba cơ chế chính làm chức năng thận suy giảm. Trong đó, nguyên nhân cụ thể gây các vấn đề này như sau:
- Do cơ thể bị chấn thương gây mất máu, mất nước.
- Tắc nghẽn đường tiểu kéo dài, có thể do bướu tiền liệt tuyến, sỏi thận, ung thư…
- Trào ngược bàng quang, nước tiểu dội ngược lên thận.
- Huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
- Tổn thương thận do nhiễm trùng huyết hoặc do một số loại thuốc, chất độc.
- Người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt, cấu trúc thận bất thường.
- Người bệnh bị béo phì, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá…
- Do các biến chứng trong thai kỳ như sản giật, tiền sản, hội chứng HELLP…
Các triệu chứng cảnh báo bệnh thận cần đặc biệt chú ý như sau:
- Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, cơ thể ớn lạnh.
- Thường tiểu nhiều vào ban đêm, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có máu, bọt…
- Người bệnh cảm thấy căng tức bàng quang, đi tiểu khó khăn…
- Rối loạn giấc ngủ, tinh thần giảm sút, thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
- Chân, tay bị phù, cảm thấy đau lưng và hông.
- Một số trường hợp bị đau ngực (nếu tràn dịch màng tim) hoặc khó thở (nếu bị phù phổi).
Bệnh thận thường diễn biến âm thầm, không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng cho đến khi đã tiến triển nặng. Điều này rất nguy hiểm, làm các tổn thương trở nên trầm trọng, người bệnh dễ rơi vào trường hợp mắc bệnh thận mãn tính, bệnh thận giai đoạn cuối mà không thể nhận ra.
Cách tốt nhất trong trường hợp này, người bệnh nên theo dõi kỹ các biến đổi bất thường trong cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn. Hiện nay, tiến hành thử nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… là các phương pháp phát hiện bệnh sớm và chính xác.
Cách điều trị bệnh thận an toàn
Như đã đề cập, bệnh thận ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thậm chí là an toàn tính mạng. Vì vậy, việc sớm có biện pháp chữa trị bệnh lý này là điều vô cùng quan trọng.
Dưới đây là các cách điều trị bệnh lý về thận an toàn, hiệu quả cao.
Sử dụng các mẹo dân gian
Bài thuốc dân gian được minh chứng hiệu quả qua nhiều đời, giúp khắc phục các tình trạng tổn thương tại thận một cách an toàn.
Những mẹo dân gian được sử dụng phổ biến trong điều trị, c
ải thiện chức năng thận như sau:
Sử dụng đậu đen
Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính bình giúp lợi thủy, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc… Nhờ vậy, loại dược liệu thiên nhiên này vẫn luôn được áp dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh do nhiệt bao gồm cả bệnh lý về thận.
Song song với đó, y học hiện đại cũng chứng minh đậu đen sở hữu các hoạt chất có khả năng thanh lọc máu và điều hòa cơ thể như phenylalanine, lysine, methionine, tryptophan… Từ đó, khi đi vào cơ thể, đậu đen giúp giảm áp lực lên thận đồng thời tăng cường chức năng thải độc của cơ quan này.
Cách thức chữa bệnh thận bằng đậu đen như sau:
- Chuẩn bị: 20 – 40g đậu đen.
- Cách tiến hành: Người bệnh rửa sạch đậu đen sau đó cho khoảng 1l nước vào nồi, nấu đến khi nước sôi, ngả màu cánh gián thì dừng lại. Nước đậu đen được dùng thay nước uống hằng ngày.
Sử dụng cây nổ
Cây nổ hay còn được gọi là sâm tanh tách có tác dụng kháng khuẩn, giải biểu, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tiểu đường, sỏi bàng quang, thận hư suy yếu… Sử dụng bài thuốc từ cây nổ hàng ngày vừa an toàn, vừa tiết kiệm mà còn nhanh chóng cải thiện được các tình trạng tổn thương thận.
Cách thức thực hiện chữa bệnh bằng cây nổ như sau:
- Chuẩn bị: Cây nổ, cây mực, cây muối, cây quýt gai mỗi vị 20g.
- Cách tiến hành: Người bệnh đem tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm và sắc cùng 1,2l nước đến khi cạn còn 200ml thì dừng lại. Nước thuốc được chia thành 3 phần và dùng luôn trong ngày.
Phương pháp chữa bệnh dân gian đơn giản, an toàn nhưng có dược tính nhẹ, chỉ giúp làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng các mẹo dân gian như một cách thức hỗ trợ điều trị. Lưu ý, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc.
Điều trị bệnh về thận bằng Đông y
Phương pháp điều trị Đông y khắc phục được tình trạng lạm dụng thuốc và không lo phát sinh các tác dụng phụ. Ngoài ra, bên cạnh việc chữa bệnh thì các bài thuốc này còn phát huy công dụng trong việc điều hòa khí huyết, nâng cao sức khỏe một cách toàn diện từ đó hạn chế được tỷ lệ mắc các bệnh lý khác.
Bài thuốc Đông y thường được dùng trong điều trị bệnh thận:
- Các vị thuốc bao gồm: 10g trạch tả – hoài sơn – cúc hoa – đan bì, 15g hạn liên thảo – rễ cây cỏ xước – kỷ tử – nữ trinh tử – thục địa và 12g phục linh.
- Cách thực hiện: Người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc trong khoảng 30 – 45 phút. Nước thuốc chia làm 3 phần, dùng trong ngày. Duy trì đều đặn trong vòng 1 tháng người bệnh sẽ thấy các thay đổi tích cực.
Bài thuốc Đông y chữa suy thận đều được chế xuất từ dược liệu tự nhiên, đảm bảo sự lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các vị thuốc phát huy công dụng từ từ, đòi hỏi thời gian chữa trị lâu.
Để đảm bảo hiệu quả và không phát sinh các biến chứng phụ, người bệnh cần đi khám và mua thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ, thầy thuốc Đông y.
Ứng dụng phương pháp Tây y trong điều trị bệnh
Điều trị Tây y mang lại hiệu quả nhanh, các triệu chứng cải thiện rõ rệt trong thời gian ngắn. Đa số người bệnh đều cho kết quả tích cực sau quá trình chữa trị nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh thận như sau:
- Thuốc để giảm nồng độ cholesterol xấu như Statin.
- Các loại thuốc kiểm soát huyết áp cao, hỗ trợ lợi tiểu như lasix, lasilix, thiazid…
- Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu Epo alpha, Epo beta…
- Thuốc làm giảm tình trạng ứ đọng dịch.
- Thuốc bảo vệ xương, người bệnh thường được bổ sung canxi và vitamin D.
- Nhóm thuốc chống rối loạn calci-phospho như calcitriol, calcinol…
Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật hoặc các phương pháp hỗ trợ khác. Một số cách thức thường được thực hiện như ghép thận, chạy thận hay bọc màng bụng.
Thận là cơ quan thải độc, việc lạm dụng thuốc Tây có thể gây áp lực lên thận khiến bệnh trở nặng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng dùng mà không có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.
Lưu ý bỏ túi khi mắc bệnh thân
Việc nhận biết sớm và có phương pháp điều trị giúp ngăn cản bệnh bước sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh điều này, người bệnh cũng
cần xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý nhằm thúc đẩy hiệu quả điều trị và nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.
Một số vấn đề người bệnh cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh thận như sau.
Bệnh thận nên ăn gì?
Người mắc bệnh thận cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về dinh dưỡng như sau:
- Người bệnh thận nên ăn gì? Nên bổ sung các loại tinh bột có hàm lượng đường thấp như khoai lang, miến dong, gạo xay trắng…
- Bổ sung các loại chất béo chưa bão hòa từ thực vật, mỡ cá…
- Bổ sung chất xơ, vitamin từ rau xanh và hoa quả tươi.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn, đồ ăn chiên rán, cay nóng…
- Không sử dụng đồ ăn nhiều gia vị, đặc biệt cần hạn chế hàm lượng muối.
- Có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng có lợi cho thận, tuy nhiên trước khi sử dụng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào hay chất kích thích nào khác trong quá trình điều trị.
Thói quen sinh hoạt cần chú ý
Tương tự như chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học như sau:
- Không được nhịn tiểu, nếu có nhu cầu cần đi ngay nhằm tránh tạo áp lực lên thận.
- Uống đủ nước khoảng 2 – 2,5l/ngày nhằm thúc đẩy quá trình bài tiết, loại bỏ các chất độc, chất thải ra khỏi thận.
- Thường xuyên tập thể dục tuy nhiên chỉ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
- Xây dựng chế độ sống khoa học, phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể stress kéo dài hoặc ngủ không đủ giấc.
Thận là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm lọc máu và thải các chất cặn bã, độc hại. Một khi bộ phận này bị tổn thương có thể khiến cơ thể ngộ độc hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh bị bệnh thận cần đặc biệt chú ý, theo dõi tình trạng sức khỏe và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Xem thêm: Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia