Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để cải thiện và phòng ngừa tái phát bệnh là vấn đề không ít người bệnh quan tâm. Vì bên cạnh các biện pháp điều trị chuyên môn, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là 15 loại thực phẩm người bệnh tổ đỉa cần tránh xa.
Bệnh tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một dạng bệnh viêm da phổ biến. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như xuất hiện các đốm mụn nước li ti, chứa dịch mủ bên trong và ẩn sâu xuống bề mặt da bàn tay và bàn chân vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da dị ứng, ghẻ lở, nổi sẩn ngứa…
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tổ đỉa như môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, cơ địa dị ứng với thức ăn, tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại… Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng tiêu cực cho làn da cũng như sức khỏe của người bệnh.
Nguyên tắc kiêng cữ thực phẩm trong điều trị bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa cũng tương tự như các bệnh lý da liễu phổ biến khác, có tính chất dai dẳng, dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, điều trị bệnh tổ đỉa chủ yếu phụ thuộc vào xử lý triệu chứng và phòng ngừa tái phát bệnh bằng các biện pháp do bác sĩ chỉ định.
Và trong rất nhiều biện pháp, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả. Bởi trong mỗi loại thực phẩm đều có chứa những thành phần khác nhau, tùy theo từng loại chất mà chúng có khả năng tác động tích cựu hoặc tiêu cực đến mức độ bệnh.
Tuy nhiên, để việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tổ đỉa đạt hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
- Mặc dù kiêng cữ nhưng vẫn phải đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết sau đây.
- Ưu tiên sử dụng các nhóm thực phẩm còn tươi sống, được chế biến sạch sẽ và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không nêm nếm nhiều gia vị khi chế biến thức ăn hằng ngày.
- Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, tăng khả năng phòng ngừa tái phát bệnh.
15 loại thực phẩm cần kiêng khi mắc bệnh tổ đỉa
Một số loại thực phẩm bạn cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày khi bị tổ đỉa như:
1. Hải sản, thực phẩm có mùi tanh
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh da liễu như tổ đỉa, viêm da… cần kiêng các loại thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá, ốc, trứng… Theo lý giải của các chuyên gia thì trong những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng đạm và Trimelylamin NH(CH3) cao, đây đều là những chất có khả năng khởi phát triệu chứng dị ứng.
Điển hình là những cơn ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh thường xuyên dùng tay cào gãi để bớt ngứa. Tuy nhiên, càng cào gãi mạnh thì càng khiến cho mụn nước nổi lên nhiều hơn, thậm chí lây lan dịch tiết mủ sang những vùng da khỏe mạnh khác.
2. Da gà
Da gà là món ăn yêu thích của nhiều người, dai giòn ngon nhưng không tạo cảm giác ngấy như thịt gà. Trong da gà có chứa hàm lượng dưỡng chất cao, calo thấp và ít chất béo nên rất tốt với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh khớp…
Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tổ đỉa thì da gà lại là thực phẩm cần kiêng hoàn toàn. Vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, da gà có khả năng khởi phát các yếu tố làm nổi mẩn ngứa, tăng nguy cơ bị dị ứng và phát ban trên bề mặt da.
3. Cua đồng
Hàm lượng dinh dưỡng trong cua đồng rất cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì cua đồng là loại động vật sống trong ruộng nước ngọt nên rất dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Nếu sử dụng để chế biến thành các món ăn hằng ngày sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng bệnh tổ đỉa.
4. Nhộng tằm
Theo các nghiên cứu, trong nhộng tằm có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng đạm cao trong nhộng tằm rất dễ tiêu hóa, không độc hại đối với cơ thể nên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y.
Tuy nhiên, đối với người bị tổ đỉa thì nhộng tằm là loại thực phẩm cần kiêng hoàn toàn, tuyệt đối không được sử dụng dưới bất kỳ hình thức chế biến nào. Vì theo các chuyên gia, nhộng tằm vốn là loại côn trùng có thể gây kích ứng làn da nếu bạn có cơ địa nhạy cảm.
5. Thịt chó
Ngày nay, thịt chó đang dần được cấm sử dụng để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tổ đỉa thì thịt chó là loại thực phẩm cần kiêng tuyệt đối. Bởi trong thịt chó có chứa hàm lượng đạm rất cao, thậm chí cao hơn nhiều so với các loại thịt thông thường khác.
Không những vậy, trong thịt chó còn chứa một số thành phần hóa học có khả năng kích thích phản ứng viêm nhiễm, gây nóng trong người và vô tình làm tăng nặng các triệu chứng bệnh tổ đỉa.
6. Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một dạng của protein có khả năng kích thích phản ứng dị ứng từ bên trong cơ thể, suy giảm chức năng bảo vệ tự nhiên của thành ruột, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập tấn công vào máu dẫn đến tình trạng dị ứng.
Vì vậy, đối với những người mắc bệnh tổ đỉa nên hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm chứa hàm lượng gluten cao như lúa mì, lúa mạch…
7. Thức ăn sử dụng gia vị cay nóng
Gia vị cay nóng được nhiều người yêu thích vì tạo vị thơm ngon cho món ăn, kích thích vị giác khi ăn. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tổ đỉa thì gia vị cay nóng không phải là nhóm thực phẩm nên sử dụng hằng ngày. Một số loại gia vị cay nóng điển hình như gừng, tiêu, ớt… có tính nóng khiến cơ thể dễ bị bốc hỏa nếu sử dụng quá mức.
Vì vậy, những người đã từng hoặc đang mắc bệnh tổ đỉa nên kiêng những loại thực phẩm cay nóng để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
8. Thực phẩm chứa Niken và Coban
Một số loại thực phẩm chứa Niken và Coban phổ biến như yến mạch, bột nở, ca cao, chế phẩm từ đậu nành, lúa mì, lúa mạch đen, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây sấy… có khả năng làm tăng nặng các triệu chứng bệnh tổ đỉa. Vì vậy, hãy loại bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống để giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.
9. Các loại thịt đỏ
Một số loại thịt đỏ như thịt bò, dê, ngựa, trâu… có tính nóng, là một trong những tác nhân phổ biến làm khởi phát các triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa. Thay vào đó nên ăn thịt vịt, ngan hoặc thịt heo sẽ đỡ gây nóng cho cơ thể mà vẫn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
10. Măng tươi, măng khô
Măng là loại thực phẩm có mùi vị thơm ngon nhưng lại có chứa nhiều chất độc gây hại đến cơ thể. Điển hình nếu ăn quá nhiều măng sẽ làm khởi phát triệu chứng nổi mụn nước, ngứa ngáy khi mắc bệnh tổ đỉa. Vì vậy nên bỏ loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày.
11. Chất kích thích như rượu, bia
Rượu bia hay các chất kích thích nói chung đều là loại thực phẩm có khả năng làm suy giảm chức năng gan, thận. Đặc biệt là đối với những người bị bệnh tổ đỉa, lạm dụng rượu bia quá mức dễ dàng làm khởi phát triệu chứng ngứa ngáy trên làn da. Không những vậy, chất kích thích còn ngăn cản quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, gián tiếp gây suy yếu hệ miễn dịch.
12. Đồ ngọt, thức ăn chứa nhiều đường
Bánh kéo ngọt hay các loại thực phẩm chứa đường tinh luyện cũng là nhóm thực phẩm người bệnh tổ đỉa cần kiêng để phòng ngừa tái phát bệnh. Tuy nhiên, không nên kiêng đường tuyệt đối, thay vào đó nên hạn chế sử dụng bằng cách tránh dùng những loại đồ ăn, thức uống chứa đường để tránh làm rối loạn hệ bài tiết. Đây chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển và xâm nhập gây hại cho làn da. Thậm chí làm tăng triệu chứng viêm nhiễm do bệnh tổ đỉa gây ra.
13. Thực phẩm chứa chất salicylates
Trong các loại thực phẩm chứa nhiều chất salicylates cũng đồng nghĩa với việc chứa nhiều thành phần dị ứng, nhanh chóng làm khởi phát các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, ngứa da, đầy hơi, trào ngược dạ dày… của bệnh tổ đỉa. Một số loại thực phẩm có chứa salicylates như đậu phộng, khoai tây, bơ, táo, nho, củ cải, bạc hà, cà chua, mận, lựu, dầu oliu…
14. Thực phẩm chế biến sẵn
Những loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản cũng là nhóm thực phẩm cần tránh sử dụng quá mức trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa để phòng ngừa làm tăng nặng tình trạng bệnh. Cụ thể một số loại thực phẩm cần tránh như thức ăn nhanh, thực phẩm muối chua, lên men và đồ đông lạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm này rất nghèo nàn về chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia gây hại cho sức khỏe. Do đó, dù có đang bị bệnh hay không người bệnh cũng nên tránh sử dụng loại thực phẩm quá nhiều.
15. Nội tạng động vật
Người bị bệnh tổ đỉa cũng nên kiêng hoàn toàn các loại nội tạng động vật, nhất là gan động vật để phòng ngừa tái phát triệu chứng ngứa ngáy ngoài da, phát ban…
Một số lưu ý kiêng cữ để điều trị bệnh
Bệnh chàm tổ đỉa là căn bệnh da liễu không thể chữa khỏi dứt điểm, vì vậy bên cạnh việc kiêng cữ trong ăn uống thì người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau để hỗ trợ phòng tránh bệnh tổ đỉa:
- Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn đủ bữa, đúng giờ. Loại bỏ những loại thực phẩm không tốt và thay thế bằng thực phẩm tốt có dưỡng chất tương đương để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên làn da.
- Tránh để làn da tiếp xúc với các chất dị ứng xung quanh như các loại hóa chất độc hại, phấn hoa, lông động vật, mủ thực vật… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc phải mang đồ bảo hộ như đeo găng tay, mang ủng cao su, đeo khẩu trang…
- Vệ sinh làn da sạch sẽ bằng cách tắm gội hằng ngày, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chiết xuất từ thiên nhiên, giảm thiểu tối đa tình trạng kích ứng. Hình thành thói quen chăm sóc da mỗi ngày, bôi kem dưỡng ẩm đều đặn.
- Hạn chế tối đa việc dùng tay hay vật cứng nhọn cào gãi lên vùng da bị tổ đỉa, ngứa ngáy. Thay vào đó nên áp dụng các biện pháp dân gian như tắm nước lá, ngâm nước muối… để cải thiện nhanh các triệu chứng trên.
- Việc điều trị bệnh cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để dùng vì hầu hết các loại thuốc tân dược đều gây ra tác dụng phụ ít nhiều.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, duy trì một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, ngủ nghỉ đủ giấc. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vận động hằng ngày để có một sức đề kháng mạnh mẽ, chống lại bệnh tật.
Trên đây là một số loại thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh tổ đỉa. Hy vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp cho quý bạn đọc dễ dàng loại bỏ thực phẩm có hại và điều chỉnh thực đơn ăn uống sao cho phù hợp với người bệnh tổ đỉa. Để đạt được hiệu quả từ quá trình này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được theo dõi tư vấn và điều chỉnh thực đơn phù hợp, nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Có thể bạn quan tâm
7 cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân bằng các thảo dược quanh nhà
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt với 5 cách đơn giản, hiệu nghiệm
Bệnh chàm kiêng ăn gì? Các thực phẩm người bệnh không nên ăn
Bị bệnh á sừng nên ăn gì, kiêng ăn gì để kiểm soát hiệu quả