Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Khó thở: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Thực tế hiện nay có rất nhiều người gặp phải tình trạng khó thở. Chúng xuất hiện một cách bất chợt, đột ngột hoặc khi bạn đang vận động mạnh hoặc chơi thể thao. Vậy khó thở là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đau tức ngực khó thở? Cách chữa trị ra sao? Để biết được câu trả lời cho những vấn đề trên, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Khó thở là gì? Biểu hiện của bệnh

Khó thở là tình trạng khá phổ biến, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc hít thở. Khi mắc triệu chứng này, bạn sẽ có cảm giác phải gắng sức để thở, căng tức lồng ngực và hụt hơi. Các triệu chứng có thể xảy ra khi bạn đang chạy bộ, leo cầu thang hoặc thậm chí lúc nằm, nghỉ ngơi. Hoặc ở trong môi trường quá nóng/lạnh, không khí ô nhiễm mức độ nặng hay đang trên độ cao nhất định cũng dễ bị khó thở.

Khó thở là tình trạng người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc hít thở

Khó thở có hai dạng chính gồm cấp tính và mãn tính. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Nhất là trong những trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

Những triệu chứng này đều cho thấy bạn đang mắc một bệnh lý sức khỏe nào đó. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây ra chứng khó thở

Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra khó thở sẽ giúp người bệnh có cách điều trị phù hợp để nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây ra chứng bệnh này:

Khó thở do mắc bệnh hen suyễn

Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh gì? Bạn rất có khả năng mắc bệnh hen suyễn khi bị khó thở. Hen suyễn là một dạng bệnh phổi mãn tính do sưng viêm và hẹp đường hô hấp. Đường hô hấp bị viêm làm kích thích quá trình sản sinh ra chất nhầy. Từ đó khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như ho liên tục, khó khăn khi hít thở, thở khò khè nhiều về đêm…

Tùy theo mức độ hoặc tần suất phát tác mà có thể chia bệnh thành nhẹ – nghiêm trọng, không liên tục – liên tục. Do hen suyễn là một dạng bệnh mãn tính nên không có cách nào điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể được kiểm soát bằng thuốc đặc trị.

Viêm phổi khiến ho khó thở

Viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó thở khi nằm. Bệnh lý này đại diện cho một dạng nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus, nấm tấn công hệ hô hấp.

Viêm phổi có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi, đối tượng nào. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi cũng là những đối tượng dễ bị bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hít thở khó khăn có thể do viêm phổi

Khó thở là một trong những triệu chứng điển hình dễ nhận biết nhất của viêm phổi. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau tức ngực, ho ra đờm, sốt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn… Nếu không được phát triển và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp… Thậm chí chúng có thể gây tử vong cho người bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên viết tắt là COPD) được coi là một dạng tiến triển của bệnh phổi. Bệnh làm cản trở hoạt động lưu thông không khí trong phổi. Thói quen hút thuốc lá thường xuyên là nguyên chính gây ra COPD.

Các triệu chứng phổ biến của COPD bao gồm: Ho ra lượng lớn dịch nhầy, thở gấp, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi và sụt cân. Trường hợp mắc bệnh mức độ nặng có thể được chữa trị bằng các phương pháp phẫu thuật. Cụ thể như: Phẫu thuật làm giảm thể tích phổi hoặc cấy ghép phổi.

Bị khó thở do ung thư phổi

Tình trạng khó thở chủ yếu liên quan đến các bệnh lý về phổi, bao gồm cả ung thư phổi. Đây là hiện tượng xuất hiện các mô tế bào phát triển bất thường trong phổi. Các mô này phát triển có thể khiến sức khỏe của người bệnh ngày càng suy giảm. Nguy hiểm hơn cả nó có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bạn sẽ có các triệu chứng sau nếu mắc ung thư phổi:

Bệnh có nhiều phương pháp điều trị, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, các phương pháp này khá tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chúng chỉ giúp người bệnh kéo dài sự sống trong một khoảng thời gian nhất định.

Các bệnh lý về tim mạch gây khó thở

Khó thở cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý về tim mạch. Bệnh biểu hiện rõ rệt nhất bằng những cơn đau tức ngực và khó thở. Thời gian mắc bệnh càng dài thì các triệu chứng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Các bệnh về tim mạch có triệu chứng khó thở bao gồm: Nhồi máu cơ tim, thông liên nhĩ, hẹp 2 lá giai đoạn đầu, suy tim mạn… Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng cơ thể của từng người bác sĩ sẽ áp dụng những phác đồ điều trị riêng.

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu tổng quát (hay còn gọi là GAD) thuộc vào dạng bệnh về tinh thần. Bệnh lý này thường xuất hiện trong độ tuổi từ 30 – 40 và ở phái nữ nhiều hơn nam. Sự lo lắng hoặc lo âu thường xuyên, liên tục là dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh. Chúng không chỉ khiến người bệnh bị sa sút tinh thần mà còn làm ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài lo lắng quá mức, bệnh còn biểu hiện bằng các triệu chứng khác như khó thở, thở dốc và gấp, khó chịu, mệt mỏi. Hoặc thường xuyên bị mất ngủ, buồn nôn, nôn mửa liên tục và tiêu chảy.

Khó thở do bệnh lao

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở cũng có thể là do bệnh lao. Đây là bệnh lý có tốc độ lây truyền rất mạnh, chủ yếu ảnh hưởng lên phổi. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào hệ hô hấp. Chúng lây truyền sang người khỏe mạnh thông qua hành vi ho hoặc hắt hơi.

Mặc dù, đa phần các trường hợp mắc bệnh lao ảnh hưởng đến phổi. Nhưng bệnh vẫn có thể tác động đến các cơ quan khác như não, thận hoặc cột sốt.

Người mắc lao có thể gặp phải các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, khó hít thở, ho ra máu. Hoặc đổ mồ hôi nhiều vào buổi đêm, bị sụt cân nhanh chóng.

Nên xử lý như thế nào khi bị khó thở?

Nhiều người cảm thấy lo lắng không biết xử lý như thế nào khi đột nhiên bị khó thở. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm thiểu triệu chứng này.

Hít thở sâu khi cảm thấy khó thở

Cách nhanh nhất để xử lý khó thở đột ngột chính là nằm yên một chỗ, thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Hít thở sâu sẽ giúp cho lượng không khí tràn vào phổi nhiều hơn, tăng khả năng hô hấp. Bạn nên giữ không khí trong phổi khoảng vài giây rồi mới thở ra từ từ bằng miệng. Thực hiện động tác này liên tục trong vòng 5-10 phút.

Hít thở sâu sẽ giúp cho lượng không khí tràn vào phổi nhiều hơn, tăng khả năng hô hấp

Bài tập trên sẽ giúp người bệnh điều hòa nhịp thở và ngăn ngừa tình trạng khó thở. Đồng thời giúp người bệnh nâng cao sức khỏe hơn.

Thả lỏng cơ thể và nhô người về phía trước

Thả lỏng cơ thể và nhô người về phía trước cũng giúp bạn khắc phục triệu chứng khó thở hiệu quả. Khi cơ thể được thả lỏng, hoạt động hít thở sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Phương pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp bạn vừa vận động mạnh hay luyện tập thể dục xong dẫn tới thở gấp.

Mẹo dân gian cải thiện tình trạng khó thở

Mẹo dân gian là một trong những cách giúp người bệnh cải thiện triệu chứng khó thở. Không chỉ vậy, chúng còn công dụng nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo những mẹo dưới đây

Uống trà gừng

Uống trà gừng cũng là một phương pháp hữu ích giảm thiểu tình trạng khó thở. Trà gừng còn có nhiều công dụng hữu ích khác như giảm đau bụng kinh, làm ấm người, trị đau dạ day,… Cách pha trà gừng cụ thể như sau:

Cải thiện triệu chứng khó thở bằng cách xông mũi

Xông mũi sẽ làm thông đường hô hấp, giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn. Nhiệt từ hơi nước giúp làm loãng dịch nhầy trong phổi từ đó giảm thiểu tình trạng khó thở.

Sử dụng cà phê đen

Uống cà phê đen có thể khắc phục hiệu quả hiện tượng khó thở. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine trong cà phê có tác dụng giúp người bị hen suyễn dễ hít thở hơn. Đồng thời thức uống này còn giúp làm giảm sự mệt mỏi ở các cơ đường hô hấp.

Cà phê đen có tác dụng giúp người bị hen suyễn dễ hít thở hơn

Cách điều trị bằng phương pháp Tây y

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị khó thở kéo dài, khởi phát đột ngột nhưng rất nghiêm trọng, kèm theo cảm giác buồn nôn, đau tức ngực… Lúc này, bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để khám xác định rõ nguyên nhân gây khó thở và có phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp được các bác sĩ thường sử dụng như:

Các bài thuốc Đông y giúp cải thiện chứng khó thở

Trường hợp xuất hiện triệu chứng khó thở trong thời gian ngắn bạn có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị. Những bài thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng nhanh chóng mà còn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh.

Bài thuốc 1: Trị khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, ho ra đờm vàng do hen suyễn

Bài thuốc 2: Chữa trị triệu chứng khó thở, ho có đờm kéo dài, miệng nhạt do hen suyễn

Xem thêm

Hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Các biện pháp đông y sẽ ngăn ngừa triệu chứng bệnh hiệu quả

Bài thuốc 3: Giảm thiểu chứng khó thở kèm sốt cao, mặt đỏ, đau ngực, ho ra đờm do viêm phổi

Một số biện pháp phòng ngừa ho khó thở

Để ngăn ngừa tình trạng khó thở và tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau:

Khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp. Khi thấy triệu chứng này kéo dài mãi không khỏi, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị cẩn thận. Từ đó ngăn ngừa được những hậu quả khôn lường có thể xảy ra.

Xem thêm: Cách chữa chướng bụng đầy hơi bằng 10 mẹo dân gian

Rate this post
Exit mobile version