Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh tổ đỉa ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tổ đỉa ở chân là một trong những bệnh viêm da gây ám ảnh. Bệnh gây tổn thương da dưới dạng những mụn nước nhỏ, ngứa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, sinh hoạt, thẩm mỹ và tâm lý người mắc phải. Bệnh có thể nặng hơn ở những người không nắm rõ được căn nguyên gây bệnh, phát hiện và điều trị muộn, không đúng cách. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về bệnh tổ đỉa ở chân để bạn có cách nhận biết và chữa trị bệnh sớm và hiệu quả.

Khái niệm và hình ảnh bệnh tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa ở chân là một trong những nhóm bệnh viêm da thường gặp và khá nguy hiểm. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là các mụn nước li ti, tập trung ở bàn chân, ngón chân hoặc lòng bàn chân. Tuy không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và việc đi lại trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, đặc biệt là trong mùa đông.

Hình ảnh mụn nước ngứa ngáy ở chân

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở chân

Tổ đỉa ở chân thường liên quan đến một vài rối loạn da tương tự như bệnh viêm da cơ địa hoặc tình trạng dị ứng mùa hè. Vì vậy, bệnh tổ đỉa có thể xuất hiện theo mùa, phổ biến nhất vào mùa đông và bắt đầu bằng các triệu chứng nhận biết khá rõ ràng như:

Tổ đỉa ở chân gây mất thẩm mỹ
Những dấu hiệu có thể gặp khi chân bị tổ đỉa

Thông thường, bệnh tổ đỉa có xu hướng thuyên giảm sau 3 – 4 tuần và tái phát sau đó nếu gặp yếu tố cơ hội. So với tổ đỉa ở tay, điều trị bệnh tổ đỉa ở chân cần nhiều thời gian hơn. Nguyên nhân bởi vì việc di chuyển hằng ngày gây áp lực lớn lên bàn chân. Nên nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc, dưỡng ẩm, vùng da chân bị bệnh có thể bị khô nứt, bong tróc gây khó khăn cho công tác điều trị.

Bệnh tổ đỉa ở chân do nguyên nhân gì?

Hiện tại các chuyên gia da liễu vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở chân. Tuy nhiên, một vài yếu tố dưới đây cũng được xem là căn nguyên gây ra bệnh này:

Những nguyên nhân có thể khiến chân bạn bị tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa chân có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo Ths.Bs Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, tổ đỉa ở chân không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Bệnh chủ yếu liên quan đến cơ địa và hệ thống miễn dịch của từng người.

Tuy nhiên, tổ đỉa chân có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ mắc bệnh thì con cháu sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. 

Ngoài ra, trả lời cho câu hỏi bệnh tổ đỉa ở chân có nguy hiểm không, bác sĩ Lê Phương cũng cho biết: “Tổ đỉa ở chân không lây nhiễm cho người khác nhưng bệnh có xu hướng lan rộng đến các vùng da lân cân. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ gây ra những tổn thương nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng bội nhiễm.” 

Bội nhiễm bàn chân do bệnh tổ đỉa thường gây mưng mủ, đau đớn, khó khăn trong đi lại, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, thẩm mỹ và tâm lý của người mắc phải. Trường hợp bội nhiễm nặng có thể phải cắt cụt chi. Do đó, người bệnh nên chủ động điều trị ngay khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tổ đỉa bàn chân

Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên các bác sĩ có thể dựa vào một số đặc điểm trên da dưới đây để chẩn đoán xác định bệnh:

Cách chữa tổ đỉa ở chân và những lưu ý khi điều trị

Điều trị tổ đỉa tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh gây ra, đồng thời tìm hiểu các tác nhân gây bệnh để giảm thiểu tiếp xúc. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm cả đông y và tây y. Người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau:

Cách trị tổ đỉa ở chân bằng bài thuốc dân gian

Thực tế cho thấy một số loại thuốc dân gian không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả điều trị cao, như:

Tổ đỉa có thể được chữa bằng những nguyên liệu dân gian tại nhà

Lưu ý: Hiệu quả của những phương pháp này còn phục thuộc vào cơ địa mỗi người. Ngoài ra, những mẹo dân gian này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu triệu chứng bệnh nặng hoặc bệnh đã tiến triển thành mãn tính, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Thuốc trị tổ đỉa ở chân

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da, các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn chăm sóc và điều trị vùng da bị tổ đỉa theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, liệu trình thông thường sẽ là:

Điều trị tại chỗ:

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ để giảm bớt sự khó chịu của bệnh như: 

Sử dụng cồn BSI trong trường hợp mụn nước chưa vỡ

Điều trị toàn thân: 

Các loại thuốc uống bác sĩ có thể kê cho bạn gồm:

Lưu ý: Các thuốc bôi ngoài da nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn. Nếu sử dụng thuốc bôi ngoài da kéo dài, trên diện rộng, thuốc có thể hấp thu vào máu, gây ra các tác dụng phụ như dụng đường uống. Một số thuốc uống đặc biệt là kháng sinh, corticoid cần dùng theo đúng liều lượng và thời gian của bác sĩ để tránh gây tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.

Những lưu ý khi điều trị tổ đỉa ở chân

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý qua các hướng dẫn sau:

Dưỡng ẩm da hằng ngày giúp cải thiện triệu chứng tổ đỉa

Cách phòng bệnh tổ đỉa bàn chân

Để phòng bệnh tổ đỉa ở chân và ngăn ngừa tái phát (ở những trường hợp đã điều trị khỏi trước đó), người bệnh cần lưu ý:

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về bệnh tổ đỉa ở chân. So với các trường hợp tổ đỉa ở tay, việc điều trị tổ đỉa ở chân thường khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Do vậy, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng ngừa, nhận biết bệnh từ sớm, để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng hơn. 

Thông tin hữu ích

Xem thêm: Cách dùng dạ dày nhím chữa đau dạ dày cho hiệu quả bất ngờ

Rate this post
Exit mobile version