Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở sâu bên trong niêm mạc trực tràng. Bệnh thường gây đau rát hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu kèm theo hiện tượng chảy máu khi đại tiện. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tắc mạch búi trĩ, hoại tử và rối loạn cơ hậu môn.
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội (Internal Hemorrhoids) là tình trạng giãn phình tĩnh mạch ở trên đường lược (nằm sâu bên trong trực tràng), dẫn đến tình trạng ứ đọng máu và hình thành cấu trúc dạng búi – được gọi là búi trĩ. Khác với trĩ nội là trĩ ngoại – tình trạng giãn động mạch xảy ra dưới đường lược (nằm ở ngoài ống hậu môn).
Ban đầu, trĩ nội hầu như không gây ra triệu chứng bất thường do vùng niêm mạc ở trực tràng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên khi búi trĩ gia tăng về kích thước, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau rát, khó chịu và chảy máu sau khi đại tiện.
So với trĩ ngoại, trĩ nội khó phát hiện hơn nên phần lớn các trường hợp đều chỉ thăm khám khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2 – 4. Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm giảm năng suất học tập, làm việc và tác động không nhỏ đến yếu tố tâm lý.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội theo từng mức độ
Tương tự như trĩ ngoại, trĩ nội được chia thành 4 mức độ, bao gồm mức độ 1 – 4. Bạn có thể nhận biết mức độ phát triển của bệnh trĩ nội thông qua các triệu chứng sau:
Trĩ nội độ 1:
- Búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng nên không thể sờ hay quan sát
- Chảy máu sau khi đi vệ sinh. Ban đầu máu thường dính vào phân, sau đó chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia
- Hậu môn tiết nhiều dịch nhầy khiến khu vực này ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu
Trĩ nội độ 2:
- Búi trĩ bắt đầu sa xuống và thập thò ở ống hậu môn
- Khi rặn hoặc gắng sức, búi trĩ có thể lòi ra khỏi hậu môn và sau đó có thể thụt vào bên trong mà không cần dùng tay
- Ở giai đoạn này ngoài triệu chứng đại tiện ra máu, bệnh còn gây đau rát ở vùng hậu môn
Trĩ nội độ 3:
- Búi trĩ phát triển dày, to, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô như các búi trĩ ngoại
- Lúc này, cơ thắt hậu môn bị suy yếu khiến búi trĩ lòi ra ngoài thường xuyên (kể cả khi ngồi hay đi bộ)
- Khác với giai đoạn 2, ở giai đoạn này búi trĩ hầu như không tự thụt vào bên trong nếu không sử dụng tay
Trĩ nội độ 4:
- Búi trĩ phát triển với kích thước lớn và không thể thụt vào ống hậu môn ngay cả khi dùng tay đẩy
- Lúc này các triệu chứng cơ năng (đau rát, ngứa,…) thường có mức độ nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng và tâm lý
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Trĩ nội hình thành do tăng áp lực ở khu vực trực tràng – hậu môn trong thời gian dài. Áp lực lớn khiến tĩnh mạch có xu hướng phình, giãn, tạo điều kiện cho máu ứ đọng và hình thành búi trĩ. Thực tế, bệnh trĩ nội thường là hệ quả do nhiều nguyên nhân cộng hưởng và rất ít trường hợp khởi phát do một nguyên nhân cụ thể.
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ nội, bao gồm:
- Yếu tố tuổi tác: Tuổi tác cao khiến cơ hậu môn và các tĩnh mạch bị suy yếu và tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ và các bệnh liên quan đến tĩnh mạch phát triển. Trên thực tế, bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng thường ảnh hưởng nhiều đến người trung niên và người cao tuổi.
- Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Các dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính như tiêu chảy, táo bón và mót rặn đều có khả năng làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn và gây ra bệnh trĩ nội.
- Mang thai: Bệnh trĩ nội thường xảy ra ở phụ nữ mang thai – đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do tử cung giãn nở cộng với cân nặng tăng đột ngột khiến tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị đèn nén, sau đó có xu hướng giãn phình và hình thành búi trĩ.
- Ít vận động: Người có thói quen ít vận động, ngồi nhiều là nhóm đối tượng dễ có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp và bệnh trĩ. Ngồi trong thời gian dài có thể đè nén lên cơ thắt, tĩnh mạch vùng hậu môn và làm tăng nguy cơ bị trĩ nội.
- Quan hệ đồng giới: Thống kê cho thấy, trĩ nội thường có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới quan hệ đồng thời. Hoạt động tình dục có thể làm tăng ma sát lên niêm mạc ống hậu môn khiến tĩnh mạch phình giãn, viêm và ứ huyết.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân như vận động nặng, chế độ ăn ít chất xơ, lạm dụng rượu bia, thói quen nhịn đại tiện, căng thẳng kéo dài,…
Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ nội ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên sự xuất hiện búi trĩ ở vùng trực tràng – hậu môn có thể gây khó khăn khi đại tiện, ngồi và đi lại. Theo thời gian, triệu chứng của bệnh có xu hướng gia tăng về mức độ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, hiệu suất học tập và làm việc. Hơn nữa người mắc bệnh trĩ còn có tâm lý thiếu tự tin và e ngại trong hoạt động tình dục.
Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị, bệnh trĩ nội có thể phát triển theo chiều hướng xấu và gây ra các biến chứng như:
- Thiếu máu mãn tính: Thiếu máu mãn tính là biến chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng. Biến chứng này xảy ra khi hiện tượng chảy máu sau khi đại tiện kéo dài.
- Sa trĩ tắc mạch: Sa trĩ tắc mạch là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong các mạch máu của búi trĩ. So với búi trĩ sa thông thường, sa trĩ tắc mạch thường gây phù nề vùng niêm mạc hậu môn – trực tràng và gây đau đớn dữ dội.
- Nhiễm khuẩn búi trĩ: Nhiễm khuẩn búi trĩ xảy ra khi búi trĩ sa ra bên ngoài, bị thít chặt do cơ thắt hậu môn, dẫn đến tình trạng viêm loét, phù nề và hoại tử. Nếu không điều trị biến chứng này kịp thời, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể đi vào tuần hoàn máu và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
- Rối loạn chức năng cơ hậu môn: Cơ hậu môn có vai trò kiểm soát hoạt động xì hơi và đào thải phân. Tuy nhiên tình trạng búi trĩ sa thường xuyên có thể khiến cơ quan này bị rối loạn và suy giảm chức năng.
Chẩn đoán bệnh trĩ nội bằng cách nào?
Khác với trĩ ngoại, búi trĩ nội thường không thò ra ống hậu môn nên rất khó chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Vì vậy trước khi chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ có thể thu thập tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống và các triệu chứng cơ năng mà bạn gặp phải.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán như sau:
- Bác sĩ có thể đề nghị bạn ngồi xổm để xác định mức độ sa và quan sát biểu hiện của búi trĩ (trong trường hợp trĩ nội đã bước sang giai đoạn 2)
- Quan sát biểu hiện bên trong trực tràng – hậu môn thông qua kỹ thuật nội soi. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp phát hiện một số bệnh lý tiềm ẩn như ung thư trực tràng, polyp trực tràng,…
Bệnh trĩ nội tương đối lành tính nên quá trình chẩn đoán thường không quá phức tạp. Tuy nhiên ở những trường hợp không có triệu chứng và tổn thương thực thể điển hình, bác sĩ có thể đề nghị một số kỹ thuật chẩn đoán bổ sung như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, chụp X-Quang,…
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội
Các biện pháp điều trị trĩ nội được chỉ định tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, giai đoạn phát triển và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Dưới đây là một số biện pháp chữa trĩ nội thường được áp dụng, bao gồm:
1. Chữa trĩ nội bằng thuốc Tây y
Đối với các trường hợp trĩ nội độ 1 hoặc độ 2, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng các loại thuốc như sau:
- Thuốc bôi dạng mỡ: Các loại thuốc bôi dạng mỡ được sử dụng trực tiếp lên vùng hậu môn – trực tràng nhằm giảm viêm, ngứa ngáy và phù nề. Các loại thuốc này thường chứa hydrocortisone, hoạt chất kháng sinh hoặc các thành phần làm dịu như Kẽm oxide, Panthenol,…
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Trĩ nội thường gây đau rát và phù nề – đặc biệt là sau khi đi tiêu. Để làm giảm triệu chứng này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, rút ngắn thời gian phân ứ đọng bên trong đại tràng và giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi. Thuốc được sử dụng cho các trường hợp trĩ nội khởi phát do táo bón mãn tính.
- Thuốc làm tăng độ bền tĩnh mạch: Để hạn chế nguy cơ tắc mạch, vỡ và làm gián đoạn sự gia tăng kích thước của búi trĩ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc làm tăng độ bền tĩnh mạch như Hesperidine, Disomine, Daflon,…
- Các loại thuốc khác: Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như vitamin C, thuốc kháng sinh, thuốc điều hòa nhu động ruột,…
2. Điều trị bằng các thủ thuật
Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng làm chậm tiến triển và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Vì vậy phần lớn các trường hợp mắc bệnh trĩ nội đều phải can thiệp các thủ thuật xâm lấn nhằm loại bỏ búi trĩ hoàn toàn.
Các thủ thuật được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội, bao gồm:
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Thủ thuật này được thực hiện thông qua kỹ thuật nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát biểu hiện bên trong trực tràng, sau đó đưa vòng cao su thắt chặt cổ búi trĩ. Sau khoảng vài ngày, búi trĩ sẽ có xu hướng hoại tử và rụng do thiếu máu nuôi dưỡng.
- Chích xơ búi trĩ: Chích xơ búi trĩ thường được áp dụng cho bệnh trĩ nội độ 2. Thủ thuật này sử dụng dung dịch đặc biệt, tiêm vào búi trĩ nhằm gây ra phản ứng xơ hóa giúp hạn chế xuất huyết sau đại tiện, giảm nguy cơ sa búi trĩ và các biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật khác như áp lạnh búi trĩ bằng nito lỏng, đốt nhiệt điện, sử dụng laser,… Các thủ thuật này có thời gian thực hiện ngắn, quy trình đơn giản và đem lại hiệu quả khá rõ rệt. Tuy nhiên trên thực tế, búi trĩ vẫn có thể tái phát sau khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn.
3. Phẫu thuật chữa bệnh trĩ nội
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp trên không đem lại đáp ứng như mong đợi. Ngoài ra, phương pháp này cũng được cân nhắc khi trĩ nội gây ra các biến chứng như thiếu máu mãn tính, rối loạn cơ thắt hậu môn, búi trĩ hoại tử,….
Các kỹ thuật được áp dụng trong phẫu thuật chữa trĩ nội:
- Phẫu thuật Longo: Phẫu thuật Longo thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ nội độ 2, 3 và 3. Phương pháp này sử dụng máy khâu vòng cắt niêm mạc ở bên trên đường lược nhằm gián đoạn tuần hoàn máu ở búi trĩ, sau đó đưa búi trĩ vào ống hậu môn và làm teo mô trĩ.
- Phương pháp khâu triệt mạch THD: Phương pháp này được thực hiện thông qua kỹ thuật siêu âm nhằm gây tắc tĩnh mạch cung cấp máu cho hậu môn, từ đó làm giảm mức độ phình giãn của búi trĩ và khiến búi trĩ teo dần theo thời gian.
4. Dùng Đông y khắc phục trĩ nội từ gốc
Thực tế, căn nguyên gây ra tình trạng bệnh trĩ xuất phát từ tình trạng khí huyết ứ trệ, không lưu thông được tại vùng hậu môn. Bởi vậy, nếu không được xử lý tận gốc, búi trĩ rất dễ phát triển trở lại dù bệnh nhân có dùng thuốc Tây hay tiểu phẫu hay phẫu thuật rất nhiều lần.
Đông y được đánh giá cao trong việc chữa bệnh trĩ bởi hiệu quả triệt để lâu dài, xử lý bệnh toàn diện từ trong ra ngoài. Cơ chế điều trị của Đông y hoàn toàn khác so với Tây y, không chỉ tập trung riêng vào xử lý biểu hiện và cảm giác nhất thời.
Bài thuốc được ứng dụng thành công bởi Trung tâm Thuốc dân tộc được giới thiệu dưới đây là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả đó.
Xuất phát từ mong muốn đem đến cho người bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng một giải pháp điều trị có khả năng TRIỆT TIÊU HOÀN TOÀN BÚI TRĨ mà vẫn đảm bảo AN TOÀN – KHÔNG BIẾN CHỨNG. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT tại Trung tâm đã nghiên cứu để bào chế nên bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đặc trị. Giải pháp áp dụng cho tất cả các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp ở mọi đối tượng khác nhau.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được bào chế dựa trên 2 cơ sở:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng về các loại thảo dược có dược tính mạnh trong kháng viêm, giảm đau, cầm máu, hoạt huyết, hóa ứ, sát khuẩn,…
- Công thức bí truyền độc đáo của người H’mông đã các chuyên gia, BS dựa trên cơ địa và mức độ hấp thụ của người bệnh hiện đại để gia giảm, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Mỗi bệnh nhân một liệu trình riêng biệt – Chia sẻ ngay để được tư vấn điều trị phù hợp nhất
Công thức kết hợp 3 trong 1, dùng cả thuốc uống – ngâm – bôi trong cùng 1 lần sử dụng là điểm đặc biệt, mới chỉ được áp dụng thành công ở bài thuốc thăng trĩ Dưỡng huyết thang.
Sau khi tính toán, gia giảm, bổ sung dược liệu, công thức bài thuốc mới đã được ra đời và ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế. Giải pháp vừa tối ưu giá trị YHCT vốn có, vừa đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người bệnh hiện đại dưới hình thức thuận tiện không kém gì các thuốc Tây y.
Cũng chính nhờ điều này mà Thăng trĩ Dưỡng huyết thang trở thành bài thuốc được chuyên gia đánh giá rất cao
Bên cạnh đó, nhờ nguồn thảo dược sạch, nguồn gốc rõ ràng mà bài thuốc có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng, bao gồm cả những trường hợp đặc biệt như mẹ bầu, mẹ bị trĩ sau sinh.
Liệu trình thuốc uống + thuốc ngâm chính là lựa chọn thích hợp giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Đây là điều ít có bài thuốc nào làm được hiện nay.
Theo số liệu khảo sát, có thể thấy kết quả điều trị trĩ nội bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang rất khả quan:
- 88% bệnh nhân sử dụng bài thuốc này hoàn toàn khỏi bệnh sau 3 tháng, số còn lại do bắt đầu chữa bệnh khi tình trạng đã quá nặng hoặc không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ nên cần thời gian lâu hơn.
- 100% người sử dụng khẳng định bài thuốc an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, không gây mệt mỏi như khi sử dụng Tây y.
Với bài thuốc độc đáo và hướng dẫn từ đội ngũ BS chuyên khoa giàu kinh nghiệm, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp khác nhau, nhận được rất nhiều lời khen và phản hồi tích cực.
Thông tin và hiệu quả của giải pháp đã được nhiều báo chí, truyền thông đưa tin. Đồng thời được nhiều người bệnh đã chữa khỏi chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội, phóng sự truyền hình. Điều đó đã giúp nhiều người có thêm niềm tin và lựa chọn đúng đắn để điều trị bệnh.
Xem thêm: Chương trình VTC2 – Phóng sự giới thiệu bài thuốc đặc trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc
Thực tế điều trị gần 10 năm qua đã cho thấy hiệu quả “thần kỳ” không thể phủ nhận của Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Ngày càng có nhiều người được chữa khỏi bằng bài thuốc đơn giản này.
Thuốc dân tộc hiện nay đang là đơn vị chữa bệnh trĩ bằng YHCT uy tín hàng đầu. Nếu đang gặp vấn đề phiền toái vì trĩ, hãy tìm đến ngay Trung tâm để được các chuyên gia hướng dẫn thoát bệnh một cách an toàn, nhanh chóng.
Nếu đang gặp các vấn đề về bệnh trĩ cần giải đáp, hãy liên hệ ngay
Trĩ nội điều trị không khó chỉ cần người bệnh nắm rõ nguyên lý tác động và lựa chọn đúng bài thuốc, đúng phương pháp. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ BS, người bệnh còn cần duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Có như vậy hiệu quả đạt được mới cao và chủ động phòng tránh được bệnh tái phát về sau.
Chế độ chăm sóc đối với bệnh nhân trĩ nội
Bệnh trĩ nội ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc và yếu tố tâm lý. Để kiểm soát triệu chứng của bệnh hoàn toàn và rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên kết hợp các biện pháp y tế với chế độ chăm sóc khoa học.
Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân trĩ nội, bao gồm:
- Nên uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng nhằm làm mềm phân, hạn chế táo bón và giảm áp lực lên khu vực trực tràng – hậu môn.
- Vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên để giảm triệu chứng ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
- Có thể chườm khăn hoặc túi mát lên vùng hậu môn để giảm viêm và phù nề.
- Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống dễ gây táo bón như thực phẩm chứa quá nhiều đạm, gia vị, dầu mỡ, cà phê và rượu bia.
- Tuyệt đối không mang vác nặng và rặn khi đi tiêu. Các hoạt động này có thể làm tăng lên tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng đau rát và chảy máu kéo dài. Nếu gặp khó khăn khi đại tiện, bạn nên sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc bôi dạng mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày nhằm cải thiện sức khỏe, tăng cường tuần hoàn máu và điều hòa nhu động ruột. Nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có thể ngăn chặn tiến triển của bệnh trĩ nội và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
- Tránh một số thói quen xấu như ngồi xổm, thức khuya, căng thẳng và hút thuốc lá.
Bệnh trĩ nội là một trong hai dạng của bệnh trĩ. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể gây biến chứng thiếu máu mãn tính, sa nghẹt búi trĩ và hoại tử. Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát ở các nước phát triển