Ung thư buồng trứng có lây không, có di truyền không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Do bệnh có những triệu chứng mờ nhạt khi khởi phát, nên nhiều trường hợp người bệnh phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn. Bệnh chuyển biến nặng có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, tính mạng của nữ giới. Đây là căn bệnh nguy hiểm, phụ nữ nên hiểu về tính chất của bệnh để có hướng phòng tránh hiệu quả.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng
Bệnh ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt thường xuất hiện ở phụ nữ sắp bước vào giai đoạn mãn kinh hoặc đã mãn kinh. Mặc dù ở người trẻ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Tuy nhiên, hiện nay mức độ trẻ hóa của ung thư buồng trứng đang ngày càng gia tăng.
Bệnh có 4 giai đoạn tiến triển chính. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh tương tự như một số chứng bệnh khác khiến người bệnh chủ quan không điều trị sớm. Các khối u bắt đầu phát triển gây hại cho buồng trứng, vòi trứng và lan rộng ra các cơ quan gần kề khác.
Mặc dù số người bệnh ở tuổi trung niên khá cao, nhưng không phải ai cũng nằm trong nhóm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Trên thực tế, đối tượng thường có khả năng ung thư thường là:
- Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình nhưng không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn, quan hệ mạnh bạo khiến vùng kín bị tổn thương.
- Người sử dụng quá nhiều chất kích thích, người bị nghiện thuốc lá, lạm dụng thuốc an thần.
- Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, bởi họ có hệ thống miễn dịch yếu.
- Người đã từng thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng.
- Phụ nữ sử dụng nhiều thuốc tránh thai, đặc biệt là ở dạng khẩn cấp. Bên cạnh đó, nếu chị em sử dụng nhiều thuốc điều hòa kinh nguyệt, lạm dụng thuốc nội tiết cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh ung thư nguy hiểm.
- Nhóm đối tượng nữ giới đã từng mắc bệnh lây nhiễm từ đường tình dục, chẳng hạn như giang mai, bệnh lậu, chlamydia,…khiến buồng trứng, tử cung bị tổn thương.
- Trong gia đình có trên 2 người thân mắc phải căn bệnh này.
- Phụ nữ có thực hiện điều trị thay thế hormone, người bị béo phì, hiếm muộn – vô sinh thường có buồng trứng yếu cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Phụ nữ có tiểu sử bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng, thường xuyên bị viêm sẽ bị suy yếu tế bào khiến cho nguy cơ ung thư gia tăng.
Bên cạnh những đối tượng có nguy cơ cao kể trên, chị em phụ nữ trải qua quá trình mang thai và sinh con, có hoạt động tình dục an toàn, lành mạnh sẽ ít nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen sinh hoạt không khoa học, để cơ thể thường xuyên căng thẳng, lo âu cũng khiến nội tiết tố bị rối loạn. Điều này khiến cho một số bệnh lý về buồng trứng xuất hiện khi bước vào giai đoạn trung niên.
Ung thư buồng trứng có lây không?
Thực tế cho thấy, bệnh ung thư không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trong đó, bệnh ung thư buồng trứng cũng tương tự. Chính vì thế, nếu tiếp xúc bình thường hoặc thông qua đường máu thì bệnh cũng không khiến người khỏe mạnh nhiễm bệnh.
Người khỏe mạnh có thể chung sống bình thường trong cùng môi trường với người bệnh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn gốc tạo ra các tế bào ung thư bởi sự tổn thương gen BRCA1 hoặc BRCA2, gây nên kích thích phản ứng giữa các tế bào.
Vì có cơ chế khởi phát từ gen nên ung thư buồng trứng không có lây nhiễm. Bên cạnh đó, nếu trong cơ thể bạn có tồn tại hai loại gen kể trên nhưng có lối sống lành mạnh, không bị tác nhân kích thích tổn thương gen gây hại thì có ít nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn.
Một số trường hợp hy hữu, đối tượng người bệnh trải qua quá trình cấy ghép nội tạng bị mắc bệnh ung thư buồng
trứng. Nguyên nhân có thể do tạng được cấy ghép có tế bào ung thư hoặc cơ quan của người hiến tặng có mẫu gen liên kết bị lỗi. Điều này khiến cho người nhận tạng có khả năng cũng nhiễm bệnh ung thư.
Theo đó, tế bào ung thư được đưa vào cơ thể sản sinh ra các kích ứng và chúng tiếp tục phát triển thành khối u ác tính. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực kỳ hiếm, bởi trước khi tiến hành phẫu thuật ghép nội tạng thì cơ quan đó đã được kiểm tra và xét nghiệm chặt chẽ. Chỉ những tạng đảm bảo tiêu chuẩn mới tiến hành thực hiện cấy ghép cho người bệnh.
Mặc dù ung thư buồng trứng không có khả năng truyền nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nhưng với trường hợp bệnh hình thành do virus HPV thì vẫn có khả năng lây nhiễm. Bởi loại virus này có tính chất truyền nhiễm từ hoạt động tình dục, đường máu, hay thậm chí sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
Chính vì thế, đối tượng mắc ung thư buồng trứng do loại virus này sẽ có khả năng lây cho người thường xuyên tiếp xúc gần, hoặc sử dụng chung khăn, quần áo,…Vậy, virus HPV là gì mà nguy hiểm như thế? Thực thế, virus HPV loại virus gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, có khả năng gây viêm nhiễm, tổn thương bộ phận sinh dục nữ lên đến 99%.
Tuy ung thư buồng trứng vẫn tồn tại con đường lây nhiễm như trên nhưng tỷ lệ này lại rất thấp. Người bệnh hoặc người thân, người tiếp xúc với bệnh nhân không phải quá lo lắng. Điều quan trọng trong điều trị là nên giữ tinh thần lạc quan, giữ vững tâm lý. Bởi việc cách ly với xã hội, hoang mang, lo lắng chỉ khiến bệnh tiến triển theo hướng tiêu cực.
Ung thư buồng trứng có di truyền không?
Ung thư buồng trứng không có tính lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh nhưng có khả năng di truyền từ người thân cùng huyết trong gia đình. Nếu trường hợp trong gia đình có trên 2 người mắc phải căn bệnh này thì phần trăm cao những thành viên nữ còn lại có thể bị nhiễm bệnh.
Nguyên nhân như đã đề cập, thực tế các tế bào ung thư hình thành do gen bị lỗi gây ra. Tuy nhiên, liên quan đến gen đồng nghĩa với việc liên quan đến vấn đề di truyền. Theo các chuyên gia, có khoảng 50% tỷ lệ bệnh ung thư sẽ được truyền nhiễm từ các gen lỗi sang thế hệ con, cháu.
Theo đó, khi các gen có nhiệm vụ ngăn chặn sự hình thành các khối u ác tính bị đột biến sẽ khiến cho các tế bào ung thư có điều kiện phát triển, di truyền từ bố mẹ sang con cái. Trong đó, BRCA1 và BRCA2 thường là hai liên kết gen quyết định nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và ung thư vú phổ biến.
Trường hợp chúng xuất hiện ở đối tượng nam giới, nhiều khả năng khi đến độ tuổi 40 – 60 thì họ có thể bị ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư còn gặp tình trạng khối u phát triển ác tính ảnh hưởng đến tuyến tụy và da nếu có xảy ra kích thích.
Tuy nhiên, cũng phải đề cập rằng, không phải người phụ nữ nào mang gen di truyền ung thư buồng trứng đều có nguy cơ khởi phát ung thư. Bởi, nếu gen được bảo toàn tốt, không chịu kích thích bởi bất kì tác nhân nào từ môi trường thì chúng sẽ không có điều kiện để phát triển gây hại.
Ngược lại, trường hợp các liên kết gen gặp vấn đề, bị tổn thương sẽ bắt đầu sản sinh ra các tế bào ung thư. Tóm lại, mặc dù có tính di truyền cao nhưng bệnh ung thư buồng trứng có bùng phát hay không còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của nữ giới.
Cách kiểm tra khả năng di truyền của ung thư buồng trứng
Tầm soát ung thư buồng trứng là một trong những phương pháp giúp phụ nữ phát hiện sớm căn bệnh này. Bên cạnh đó, thông qua việc tầm soát, phụ nữ cũng nhận biết được khả năng nhiễm bệnh có phải do di truyền hay do nguyên nhân nào khác gây ra.
Thực tế, việc tầm soát sẽ diễn ra các bước thăm khám từ lâm sàng, điều tra tiểu sử bệnh lý của gia đình đến xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe. Trong đó, thông qua việc xét nghiệm máu hoặc nước bọt, bác sĩ sẽ biết được có sự tồn tại của gen đột biến di truyền hay không.
Khi đến bệnh viện uy tín thăm khám, bạn sẽ được tư vấn cụ thể, người hướng dẫn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc xét nghiệm gen. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mắc bệnh ung thư buồng trứng (nếu có) và kịp thời đưa giải pháp điều trị cho người bệnh.
Phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm bởi vì các lợi ích như:
- Giúp phụ nữ có cái nhìn tổng quát về khả năng di truyền ung thư từ gia đình, ổn định tâm lý.
- Giúp phụ nữ đánh giá khả năng di truyền ung thư trong gia đình.
- Nhận định sớm những vấn đề và điều trị.
- Đưa ra những phương án điều trị cũng như phòng tránh phù hợp cho từng đối tượng người bệnh.
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm kiểm soát tốt nhất sự phát triển của các tế bào ung thư, phòng tránh nguy cơ.
Phụ nữ sớm phát hiện bệnh sẽ có tỷ lệ điều trị cao hơn những trường hợp ung thư buồng trứng phát triển đến giai đoạn muộn. Chính vì thế, chị em có thể thực hiện tầm soát ung thư sớm và có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
Phòng tránh ung thư buồng trứng bằng cách nào?
Chủ động trong việc phòng tránh bệnh ung thư buồng trứng có thể nói là việc mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên thực hiện. Bởi, khi ung thư tiến triển nặng, nhiều nguy cơ người bệnh phải đối mặt với tình huống nguy hại cho sức khỏe, tính mạng. Do đó, phụ nữ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp. Đặc biệt, giữ vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục để đảm bảo “cô bé” được sạch sẽ, tránh viêm nhiễm.
- Không quan hệ tình dục quá mạnh bạo, nên sử dụng biện pháp phòng tránh thai an toàn. Hạn chế sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp.
- Lựa chọn quần lót, quần áo phù hợp, có chất lượng tốt, thấm hút để giảm nhiệt độ cho vùng kín. Tránh tình trạng vùng kín bị ẩm ướt khiến vi khuẩn, nấm,…xâm nhập, gây hại.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không nên lạm dụng rượu bia, chất kích thích. Nếu cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất có thể bổ sung bằng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn từ người có chuyên môn.
- Tránh để cơ thể lo âu, stress kéo dài khiến hormone bị rối loạn. Điều này có thể khiến cho cơ thể nữ giới gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng. Thông qua vận động, cơ thể được điều hòa tốt, tăng cường sức đề kháng.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, sớm nhận biết những vấn đề và điều trị.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?”. Như đã đề cập, mặc dù không có khả năng cao lây nhiễm nhưng bệnh có thể di truyền từ người thân trong gia đình. Do đó, để sớm phát hiện và điều trị, bạn nên tầm soát và kiểm tra khả năng nhiễm bệnh do di truyền. Càng nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu thì khả năng điều trị càng cao, giúp bạn phòng tránh được nhiều nguy cơ.
Có thể bạn quan tâm:
- Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần cảnh giác!
- Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
- Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp
Xem thêm: Calcitonin