Ung thư lưỡi là căn bệnh mà lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải tuy nhiên thường gặp ở nam giới nhiều hơn, ung thư lưỡi với những biểu hiện không khó để chúng ta có thể phát hiện được bệnh tuy nhiên không phải ai cũng biết để điều trị kịp thời. Cùng theo dõi bài viết này để biết thêm những thông tin căn bản và cần thiết về căn bệnh này nhé.
Nguyên nhân ung thư lưỡi
Với tỉ lệ số người mắc phải không cao tuy nhiên đây là bệnh gây ra rất nhiều nguy hiểm với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, nói về nguyên nhân gây bệnh thì có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Thói quen hút thuốc, uống rượu bia nhiều khiến tế bào ung thư phát triển
+ Những người có thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và đúng cách trong một thời gian dài làm cho vi khuẩn tích tụ lại khiến lưỡi bị viêm nhiễm.
+ Những người có tiền sử mắc các bệnh về răng miệng, hay những người có người thân, gia đình mắc bệnh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này.
Cho dù là bất kì nguyên nhân nào gây ra bệnh thì ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu khác lạ của răng miệng thì nên đi khám bác sĩ ngay để sớm phát hiện bệnh từ đó có cách khắc phục hiệu quả, khi phát hiện được bệnh và nguyên nhân gây bệnh thì nên hạn chế và loại bỏ những tác nhận đó ra khỏi thói quen sinh hoạt của mình nhằm khắc phục tình trạng sức khỏe cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
Những dấu hiệu của ung thư lưỡi
Dấu hiệu của ung thư lưỡi được biểu hiện bằng những thay đổi bất thường bên trong khoang miệng, không giống những bênh khác, chỉ cần chú ý một chút thì bạn sẽ biết được cơ thể mình đang gặp phải vấn đề gì.
Đau lưỡi là biểu hiện đầu tiên và cũng rất rõ ràng mà người bênh có thể gặp phải, có thể một số người sẽ nhầm lẫn sang bệnh nhiệt miệng tuy nhiên đối với ung thư lưỡi thì tình trạng đau này xuất hiện liên tục, bạn sẽ cảm giác như có vật gì cọ xát vào khiến cho việc nói chuyện,uống nước, nhai nuốt cũng gặp khó khăn.
Các mảng trắng xuất hiện nhiều hơn việc này gây những cơn đau, rát lưỡi, tình trạng này kéo dài khiến cho lưỡi trở nên mỏng hơn dễ chảy máu và bị tổn thương khi nhai vật cứng. Đôi khi tình trạng này xuất hiện là do vấn đề vệ sinh răng miệng của bạn không đúng cách khiến các mảng bám thức ăn tích tụ gây ra tình trạng này, tuy nhiên đối với bệnh ung thư lưỡi thì có thể kèm theo các cơn đau rát, rất khó ăn uống hay nuốt. Đó là dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn đầu mà người bệnh rất có thể gặp phải
Người bệnh có thể thấy các dấu hiệu như tê lưỡi, hôi miệng, giọng nói bị thay đổi do tế bào ung thư phát triển gây trở ngại trong vấn đề phát âm thanh.
ở những giai đoạn tiếp theo thì các vết lở loét sẽ xuất hiện không rõ nguyên nhân, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu.
Một triệu chứng không khó để chúng ta có thể nhận ra chính là cảm giác đau họng liên tục, rất nhiều người bệnh khi được hỏi là có phát hiện ra những dấu hiệu này không thì đến 90% câu trả lời là có, tuy nhiên khi được hỏi tại sao thấy có những dấu hiệu này mà lại không đi khám thì họ cho biết do chủ quan bởi nghĩ rằng chỉ là những cơn đau bình thường do nhiệt miệng hoặc do thay đổi thời tiết mà không nghĩ được rằng đây là biểu hiện của ung thư lưỡi.
Đối với một số người bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối thường có các biểu hiện rất rõ ràng như mệt mỏi, sút cân, sốt, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực… các biểu hiện này có thể xuất hiện không báo trước trong thời gian dài, đây là những triệu chứng thông thường mà người bệnh thường gặp, nếu thấy những dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám ngay để sớm được điều trị.
Ung thư lưỡi có nguy hiểm không?
Ung thư lưỡi có nguy hiểm không? là thắc mắc của không ít người bệnh, đây là căn bệnh không có quá nhiều người mắc phải tuy nhiên tương đối nguy hiểm nếu không được điều trị sớm, lưỡi là cơ quan tiếp nhận thức ăn đầu tiên giúp cho cơ hàm nhai và chuyển xuống dạ dày, khi lưỡi bị tổn thương đồng nghĩa với việc mọi hoạt động để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng không được đảm bảo khiến cơ thể yếu dần và hệ miễn dịch của cơ thể không đáp ứng để có thể chống chọi với bệnh tật.
Theo các chuyên gia cho biết người bệnh có thể sống trên 5 năm chiếm 85% nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp phát hiện muộn hơn khi các tế bào ung thư đã xâm lấn rộng thì tỉ lệ sống của người bệnh thấp hơn chỉ khoảng 50%.
Chính vì thế yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị thành công kéo dài sự sống cho người bệnh chính là phát hiện sớm bệnh, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kì để biết được tình trạng mình đang gặp phải từ đó có cách điều trị phù hợp.
Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không và sống được bao lâu?
Ung thư lưỡi là bệnh nguy hiểm tuy nhiên vẫn có thể điều trị được nếu như được phát hiện sớm khi các tế bào ung thư chưa xâm lấn sang các cơ quan xung quanh, tuy nhiên rất ít người được điều trị sớm do tính chủ quan khiến bệnh phát triển nặng hơn.
Một số trường hợp bệnh nặng các bác si sẽ phải cắt lươi, sàn miệng, cắt cả xương hàm, nạo vét họng…. trong trường hợp này thì tỉ lệ điều trị thành công là rất thấp.
Tùy từng mức độ bệnh khác nhau mà sẽ có thể sử dụng những phương pháp điều trị khác nhau như:
+ Phẫu thuật: Biện pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u, đối với ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu khi tế bào ung thư còn chưa phát triển rộng.
+ Xạ trị: Trong trường hợp khối u lớn thì sẽ dùng các tia phóng xạ để tác động trực tiếp lên tế bào ung thư giúp tiêu diệt hoàn toàn khỏi lưỡi, tuy nhiên xạ trị chỉ được dùng trong 1 vùng bị xâm lấn, đồng thời cũng có thể khiến tế bào lành bị ảnh hưởng.
+ Hóa trị: Dùng sau phẫu thuật để giảm tình huống bệnh tái phát
Cho dù là sử dụng biện pháp nào thì cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể, vì thế tùy vào tình trạng bệnh của người bệnh mà sẽ có cách chọn phương pháp phù hợp người bệnh cũng nên chuẩn bị trước tâm lý sẵn sàng trước khi tiến hành điều trị.
Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc vào việc tình trạng sức khỏe của người bệnh như thế nào, giai đoạn mà người bệnh phát hiện bệnh, kích thuốc khối u cũng như khả năng xâm lấn của tế bào ung thư thế nào.
Chăm sóc người bệnh ung thư lưỡi sau phẫu thuật
Đối với người bệnh ung thư lưỡi nói riêng và bệnh ung thư nói chung sau khi phẫu thuật thì người bệnh cần có một chế độ chăm sóc phù hợp, để đảm bảo giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
Sau phẫu thuật người bệnh nên ăn qua đường ống thở trong khoảng 1-2 ngày đầu đến khi bác sĩ chỉ định có thể ăn uống được như bình thường là được. Trong thời gian này người bệnh đang còn rất yếu vì thế nên ăn những thực phẩm mềm, dê nuốt đến khi các vết mổ có dấu hiệu lành thì mới có thể ăn uống các món khác.
Trong thời gian này thì người bệnh không nên đánh răng mà chỉ nên vệ sinh và súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Cần nghỉ ngơi không nên nói hay vận động nhiều để giúp vết thương lành lặn hơn
Sau khi phẫu thuật người bệnh cần có cách bảo vệ sức khỏe bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường, có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp để đảm bảo những tác nhân gây bệnh không ảnh hưởng đến cơ thể.
Ung thư lưỡi nên ăn gì
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta đặc biệt là người bệnh ung thư khi cơ thể đang ở trong giai đoạn yếu cần phải bổ sung các thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng cũng phải đảm bảo an toàn đối với người bệnh.
Như thế nào là một chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh, vì khi lưỡi bị tổn thương lúc nào cũng sẽ có cảm giác đau việc ăn uống gặp rất nhiều khó khăn.
+ Sữa và cháo trắng: Đây là giải pháp tối ưu nhất cho người bệnh, sẽ không khiến người bệnh phải nhai không phải vận động quá nhiều lúc nào cũng có thể ăn được. Người bệnh có thể sử dụng nguồn thực phẩm này cho đến khi cảm thấy khỏe hơn, các bạn yên tâm bởi những thực phẩm này vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể.
+ Cung cấp rau xanh và hoa quả: Bạn có thể thêm rau xanh vào bữa ăn hằng ngày giúp tăng cường hệ tiêu hóa rất tốt, có thể chế biến sao cho thật mềm và dễ ăn để người bệnh dễ dàng bổ sung. Nếu cảm thấy khó khăn bạn có thể xay thành nước để uống, nước hoa quả cũng là nguồn cung cấp vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại còn đảm bảo làm dịu cơn đau nhanh chóng cho người bệnh.
Người bệnh nên bổ sung các loại rau như đậu cô ve, rau cả ngọt, rau muống, súp lơ…. bổ sung các loại quả như cam, bưởi, dưa hấu…
+ Ngũ cốc: Ngũ cốc tốt đối với người bệnh ung thư lưỡi bởi lúc này lưỡi bị tổn thương, cơ thể đang còn yếu, các loại ngũ cốc này có thể giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết, có thể chế biến thành các món súp ăn vào bữa sáng và trưa nhưng tránh ăn vào bữa tối vì sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
+ Bổ sung nước hằng ngày: Nước giúp cơ thể thanh lọc, đào thải các chất độc hại từ bên trong ra ngoài tốt nhất, uống nước cũng giúp tình trạng lưỡi diu nhẹ, lưỡi cũng không phải hoạt động quá nhiều.
Bên cạnh những thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung thì người bệnh cũng cần biết đến những thực phẩm không tốt cho cơ thể để hạn chế và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hằng ngày.
Người bệnh ung thư lưỡi đặc biết nên kiêng các loại đồ uống chứa chất kích thích, chứa nồng độ cồn cao như rượu bia vì chất cồn có trong loại đồ uống này có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn, lưỡi bị tổn thương và khó hồi phục.
Thuốc lá cũng là thứ mà người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng, khói thuốc có chứa nhiều nhiều thành phần gây ung thư, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người bệnh.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh, thực phẩm được chế biến sẵn… đều không phải là thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc cải thiện tình trạng bệnh tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng thì nó lại như con dao 2 lưỡi khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, vì thế người bênh cần biết cách kết hợp, sử dụng khẩu phần ăn một cách hợp lý nhất đảm bảo mang lại kết quả tốt cho người bệnh.
Ngoài ra thì người bệnh cần có một lối sống và sinh hoạt khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng đảm bảo phù hợp với thể trạng của người bệnh, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh những tác động xấu đến tâm lý người bệnh.
Kết hợp sử dụng các sản phẩm với thành phần từ những thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao cho người sử dụng. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ để tránh việc sử dụng không đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh ung thư lưỡi với đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả được sử dụng hiện nay. Qua bài viết này chúng tôi hi vọng mọi người có thể có cái nhìn chính xác về bệnh từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp mọi người vui lòng để lại số điện thoại đẻ được tư vấn rõ hơn.
<!– Facebook Comment
–>
Xem thêm: Cảm giác chán ăn buồn nôn – Nguyên nhân và cách khắc phục