Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc ruột già bị viêm khu trú hoặc lan tỏa. Bệnh thường xảy ra do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, nấm men hoặc do rối loạn tự miễn. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh lý này có thể tiến triển nặng gây mất nước, rối loạn điện giải, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, trụy tim mạch và tăng nguy cơ tử vong.

Bệnh viêm đại tràng là gì? Nguy hiểm không?

Bệnh viêm đại tràng là gì?

Đại tràng là cơ quan của hệ thống tiêu hóa có chức năng hấp thu nước, tạo khuôn phân và chứa các chất cặn bã. Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng không được ruột non hấp thu sẽ được hấp thu hoàn toàn tại ruột già. Vì chức năng chính là lưu trữ chất thải nên ruột già dễ bị tổn thương do hại khuẩn sinh sôi và phát triển quá mức.

Viêm đại tràng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc ruột già (đại tràng) với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, mức độ viêm ở niêm mạc và cơ địa của từng bệnh nhân.

Trong đó, triệu chứng của viêm đại tràng cấp thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh và dễ phát sinh biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Ngược lại, viêm đại tràng mãn tính gây ra các triệu chứng có mức độ nhẹ đến trung bình nhưng tính chất dai dẳng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Phân loại bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng được chia thành 2 loại chính, bao gồm viêm đại tràng cấp và viêm đại tràng mãn tính:

1. Viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng niêm mạc ruột già bị viêm và tổn thương đột ngột. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ồ ạt và diễn tiến nhanh chóng. Nếu không kịp thời điều trị, viêm đại tràng cấp có thể gây rối loạn điện giải do mất nước, trụy tim mạch và tăng nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp chủ yếu là do ngộ độc/ dị ứng thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi hoặc nấm. Các tác nhân gây nhiễm trùng thường có trong các thực phẩm bẩn và nước không được đun sôi hoàn toàn. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn, nấm và virus nhanh chóng di chuyển xuống ruột già, phát triển mạnh và gây tổn thương cơ quan này.

2. Viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng đại tràng bị viêm kéo dài, mức độ viêm thường nhẹ hơn so với dạng cấp tính. Triệu chứng của bệnh có đặc điểm khởi phát chậm nhưng tiến triển dai dẳng và hay tái phát. Đối với viêm đại tràng mãn tính, nguyên nhân có thể là do viêm đại tràng cấp không được điều trị, do tự miễn hoặc có thể không xác định được nguyên nhân.

Mặc dù có diễn tiến chậm hơn so với viêm đại tràng cấp nhưng trong một số trường hợp, viêm đại tràng mãn tính có thể gây loét niêm mạc, dẫn đến chảy máu và thủng ruột. Ngoài ra, hiện tượng viêm kéo dài còn tăng nguy cơ phình giãn ruột và ác tính hóa tế bào.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp – mãn tính

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa có nguyên nhân và biểu hiện phức tạp. Trên thực tế, bệnh lý này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau – trong đó phổ biến nhất là do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và do tự miễn (rối loạn miễn dịch).

Viêm đại tràng cấp tính có thể xảy ra do dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính:

Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính:

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng cũng có thể tăng lên nếu có các yếu tố thuận lợi sau:

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm đại tràng

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng có sự khác biệt rõ rệt giữa các cá thể mắc bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân, phân loại và mức độ tổn thương ở ruột già.

1. Nhận biết viêm đại tràng cấp

Triệu chứng của viêm đại tràng cấp thường khởi phát đột ngột, dễ nhận biết và diễn tiến nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế, biểu hiện lâm sàng và mức độ còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Đau bụng âm ỉ, dữ dội, tiêu chảy và táo bón là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn:

Viêm đại tràng cấp do lỵ amip:

Viêm đại tràng cấp do những nguyên nhân khác:

Các triệu chứng của viêm đại tràng cấp khởi phát đột ngột và diễn tiến nhanh chóng. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, trụy tim mạch và tử vong.

2. Biểu hiện của viêm đại tràng mãn

Viêm đại tràng mãn thường khởi phát triệu chứng chậm và tiến triển dai dẳng. Tuy nhiên ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh không có tính đặc hiệu và có sự khác biệt rõ rệt ở từng bệnh nhân. Bệnh viêm đại tràng mãn được chia thành từng thể riêng biệt dựa vào biểu hiện lâm sàng.

Thể tiêu lỏng và đau bụng:

Thể táo bón và đau bụng:

Thể táo bón và tiêu chảy xen kẽ:

Ngoài ra, viêm đại tràng mãn tính còn gây ra một số triệu chứng thứ phát như ăn uống kém, toàn thân mệt mỏi, ngủ kém, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, người mệt mỏi, hốc hác,…

Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và người trung niên. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân và cơ địa của từng người. Hầu hết các bệnh viêm đại tràng cấp đều có diễn tiến nhanh và dễ phát sinh biến chứng. Trong khi đó, viêm đại tràng mãn tính có đặc điểm dai dẳng, dễ tái phát nhưng hiếm khi đe dọa đến tính mạng.

Viêm đại tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa nếu không điều trị và xử lý kịp thời

Nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, viêm đại tràng có thể dẫn đến các biến chứng sau:

Trên thực tế, viêm đại tràng gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài những biến chứng trên, bệnh còn gây mệt mỏi, mất nước, suy nhược cơ thể, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, rối loạn giấc ngủ,…

Chẩn đoán viêm đại tràng bằng cách nào?

Viêm đại tràng cần được chẩn đoán trước khi điều trị. Dựa vào biểu hiện lâm sàng (cấp – mãn tính), bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chẩn đoán tương ứng.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng trước khi chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng

Chẩn đoán viêm đại tràng cấp tính:

Chẩn đoán viêm đại tràng mãn tính:

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số chẩn đoán khác tùy theo triệu chứng lâm sàng và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Ở một số ít trường, hiện tượng viêm và chảy máu đại tràng có thể là biểu hiện của bệnh lý hệ thống.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng cần được điều trị trong thời gian sớm nhất nhằm kiểm soát tiến triển bệnh và dự phòng biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh lý tương đối đa dạng, bao gồm điều chỉnh lối sống, điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo nguyên nhân cụ thể.

Các biện pháp điều trị viêm đại tràng phổ biến:

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là lựa chọn ưu tiên đối với cả viêm đại tràng cấp và mãn tính. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau:

Viêm đại tràng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống co thắt,…

2. Điều trị ngoại khoa

Rất ít trường hợp bị viêm đại tràng phải can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật để bảo toàn tính mạng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi:

3. Xây dựng lối sống khoa học

Điều chỉnh lối sống là biện pháp quan trọng đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng – đặc biệt là viêm đại tràng mãn tính. Lối sống khoa học và lành mạnh có thể giảm nhẹ một số triệu chứng khó chịu, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và làm chậm tiến triển của bệnh.

Người bị viêm đại tràng cần ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe và điều hòa hoạt động tiêu hóa

Lối sống khoa học dành cho bệnh nhân bị viêm đại tràng:

Nếu mắc các bệnh lý đường ruột mãn tính như bệnh Celiac, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích,… bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể tái phát ngay cả khi đã điều trị dứt điểm. Chính vì vậy ngoài các biện pháp y tế, bệnh nhân cần thực hiện song song với một số cách phòng ngừa sau:

Ngâm rửa thực phẩm kỹ trước khi sử dụng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cần biết về bệnh viêm đại tràng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý này, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất. Tình trạng chủ quan và lơ là với các biểu hiện bất thường có thể khiến bệnh tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-viem-dai-trang-29028.html

Xem thêm: Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rate this post
Exit mobile version