Dư axit dạ dày nên ăn gì để trung hòa? Có thể nói thói quen ăn uống là một trong những yếu tố khiến axit dạ dày tăng cao. Để trung hòa, người bệnh cần lựa chọn thực phẩm phù hợp, cũng như hạn chế những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng sức khỏe dạ dày.
Dư axit dạ dày nên ăn gì để trung hòa?
Axit dạ dày được tiết ra từ niêm mạc của thành dạ dày, nó giữ vai trò quan trọng trong chức năng của dạ dày, điển hình là nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Thông thường, dạ dày sẽ tiết ra một lượng dịch vừa đủ cho hoạt động này.
Tuy nhiên, với người có thói quen ăn uống không điều độ, trải qua căng thẳng, áp lực trong thời gian dài, sống trong môi trường ô nhiễm,…sẽ khiến cho nồng độ axit trong dạ dày thay đổi, gây tăng cao bất thường.
Sự mất cân bằng này có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể. Đây có thể nói là một trong số các nguyên nhân gây nên những bệnh lý về tiêu hóa, chẳng hạn trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Để những lợi khuẩn trong dạ dày hoạt động ổn định, môi trường bên trong dạ dày phải là môi trường có tính kiềm nhẹ, độ pH lý tưởng từ 7.34 cho đến 7.45. Những người bị dư axit dạ dày cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống nếu muốn cân bằng lại môi trường axit dạ dày.
Vậy, dư axit dạ dày nên ăn gì? Câu hỏi này nhận được nhiều quan tâm từ người bệnh. Dưới đây là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bạn đọc có thể tham khảo:
Dư axit dạ nên ăn chuối
Chuối là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho với sức khỏe, nhất là đối với hệ tiêu hóa. Bởi vì trong quả chuối có chứa nhiều loại vitamin, chất xơ, chất dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó, chuối có tính kiềm, khi đi vào dạ dày, chuối sẽ giúp trung hòa lại lượng axit đang tăng cao, bảo vệ lớp niêm mạc. Người bệnh có thể bổ sung chuối vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, không nên ăn chuối khi bụng rỗng. Tốt nhất nên dùng sau khi ăn no 30 phút để cho các dưỡng chất được cơ thể hấp thụ tốt nhất.
Bổ sung các loại đậu khi bị dư axit dạ dày
Trong các loại đậu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như vitamin, amino acid, chất xơ, khoáng chất,…Những chất này có công dụng kìm hãm hoạt động tiết axit quá mức của dạ dày.
Do đó, bệnh nhân đang gặp vấn đề về dạ dày có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những loại đậu. Tuy nhiên, cũng cần tránh sử dụng các loại như đậu đen, đậu tương, đậu xanh,…Do chúng có thể khiến dạ dày khó tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng.
Dư axit dạ dày nên ăn gì? Bổ sung rau xanh, rau họ cải
Rau xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn nhiều loại rau xanh. Không chỉ tốt cho quá trình tiêu hóa, chúng còn giúp trung hòa lại lượng axit dạ dày. Chất xơ, vitamin có trong rau, cùng với tính kiềm sẽ giúp cho môi trường axit trong dạ dày ổn định.
Ngoài ra, các
chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo người bệnh bổ sung nhiều rau xanh cho cơ thể. Bởi, rau xanh ngoài việc tốt cho hệ tiêu hóa, chúng còn giúp cơ thể loại bỏ những gốc tự do có hại cho sức khỏe, củng cố hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Người mắc các bệnh lý về đường ruột bổ sung rau xanh vào thực đơn là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể tham khảo những loại tốt cho sức khỏe như rau chân vịt, rau cải xoan, bông cải xanh, lá bạc hà, húng quế,…
Ăn táo để ổn định axit dạ dày
Ngoài những loại kể trên, khi nhắc đến vấn đề dư axit dạ dày nên ăn gì thì bạn không nên bỏ qua quả táo. Đây được xem là thực phẩm vàng của sức khỏe. Quả táo có tính axit, tuy nhiên lượng axit và enzym trong quả táo có thể giúp trung hòa lượng axit đang tăng cao của dạ dày.
Do đó, quả táo nằm trong danh sách thực phẩm nên ăn khi bị thừa dịch vị dạ dày. Mặc dù thế, bạn chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều trong một lần. Đặc biệt, khi bụng đói không nên ăn táo, loại bỏ phần hạt để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thừa axit trong dạ dày nên ăn gừng, nghệ vàng
Gừng và nghệ vàng không chỉ là gia vị cho các món ăn mà chúng còn mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Đặc biệt, gừng và nghệ là hai thực phẩm phù hợp cho những đối tượng đang bị mất cân bằng axit dạ dày.
Sở dĩ chúng được tận dụng trong điều trị tình trạng thừa axit là vì nghệ và gừng có chứa các chất giúp chống viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương trong hệ thống tiêu hóa. Đây có thể nói là sự lựa chọn mà người bệnh không nên bỏ qua.
Cụ thể, trong gừng có chất gingerol, trong nghệ có curcumin. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ giúp ổn định lại hàm lượng axit dạ dày. Không những thế, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau thuyên giảm đáng kể, vết thương, loét trong niêm mạc dạ dày cũng được làm lành nhanh chóng.
Bạn có thể sử dụng gừng tươi, sau đó cắt thành lát mỏng để hãm với nước nóng như hãm trà, uống hàng ngày. Còn nghệ, bạn có thể ăn cùng với mật ong hoặc chế biến món ăn để giảm tình trạng tăng tiết dịch vị gây hại cho dạ dày.
Bổ sung hải sản khi bị dư axit dạ dày
Hải sản không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà còn có công dụng giảm hàm lượng axit dạ dày mà không phải ai cũng biết. Các loại có thể kể đến như tôm, cá, cua, mực,…chứa nhiều chất đạm cùng với vitamin, omega 3 tốt cho sức khỏe.
Do đó, bạn có thể lựa chọn những loại hải sản để chế biến các món ăn thơm ngon. Cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, trung hòa lượng axit trong dạ dày hiệu quả. Mặc dù vậy, để đảm bảo, bạn nên ăn những món được chế biến chín hoàn toàn, không nên ăn hải sản sống. Vì chúng có thể gây khó tiêu, chướng bụng hoặc dị ứng nguy hiểm.
Uống trà hoa cúc để ổn định axit dạ dày
Trà hoa cúc là một trong những loại trà dễ uống và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp thư giãn đầu óc, giúp dễ ngủ, thanh lọc cơ thể,…Không những thế, trà hoa cúc còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đặc biệt là giúp trung hòa axit dạ dày.
Bạn có thể uống trà hoa cúc mỗi ngày để cải thiện những triệu chứng khó chịu khi axit dạ dày tăng cao. Bên cạnh đó, thức uống này còn giúp tinh thần thoải mái, kích thích vị giác, nhờ thế mà cơ thể cũng được giải tỏa căng thẳng, áp lực. Bạn nên chọn loại hoa cúc nhỏ, trắng, cánh đơn có nhụy vàng.
Uống sữa khi axit dạ dày tăng cao
Sữa giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, uống sữa cũng là cách tốt để trung hòa lại lượng axit trong dạ dày. Do có dạng lỏng nên hệ tiêu hóa cũng làm việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên uống sữa khi bụng đang đói hoặc khi vừa ngủ dậy.
Thời gian tốt nhất để bạn uống sữa là khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi ăn. Bên cạnh sữa bình thường, bạn cũng có thể ăn thêm sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe.
Ăn bánh mì khi bị dư axit dạ dày
Bánh mì cũng là một trong nhiều sự lựa chọn cho người đang bị dư axit dạ dày. Đây có thể nói là phương pháp mang lại hiệu quả tạm thời khi cơ thể bị đau do axit tăng nhanh trong dạ dày. Do bánh mì có tính năng hút, khi vào dạ dày, chúng sẽ hút hết axit dư thừa, bảo vệ niêm mạc không bị bào mòn quá mức.
Nhờ vào tác dụng này mà người bệnh đã lựa chọn bánh mì để ăn mỗi khi cảm thấy cơ thể đang rơi vào trạng thái mất cân bằng axit dạ dày. Mỗi khi xuất hiện cơn đau, bạn có thể ăn 1 – 2 lát bánh mì.
Những thực phẩm trên đây đều là những thực phẩm phù hợp ăn khi dạ dày dư thừa axit. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Không nên cố ăn quá nhiều trong một lần ăn. Bên cạnh đó, nên cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất thay vì tập trung vào một vài nhóm thực phẩm cố định.
Dư axit dạ dày nên
tránh ăn gì để ổn định?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị dư axit dạ dày, bạn cũng nên lưu ý một số loại không tốt cho sức khỏe. Nếu chọn sai thực phẩm, nguy cơ dư thừa dịch vị dạ dày kéo theo nhiều biến chứng khác có thể xảy ra. Do đó, bạn đọc nên lưu ý những thực phẩm sau:
Tránh những thực phẩm nhiều axit
Không nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều axit khi cơ thể đang rơi vào trạng thái dư thừa axit dạ dày. Điển hình là những loại quả thuộc họ cam, quýt, bưởi,…nhiều nước, hoặc dâu tây, quả mọng chua. Mặc dù chúng chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng khi bị dư axit dạ dày thì không nên ăn những loại quả này.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những món ăn cay, nóng khiến cho tình trạng đau ở dạ dày bị ảnh hưởng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi gia vị cay, món ăn cay có thể kích thích dạ dày, nhất là khi dạ dày có những tổn thương hay viêm loét.
Loại bỏ thức uống chứa cồn, chất kích thích
Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh dạ dày không nên sử dụng những thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…Những loại thức uống này khi đi vào dạ dày có thể khiến tình trạng dư thừa axit trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nguy cơ cao gây ung thư dạ dày cho người bệnh.
Không những thế, trường hợp người bệnh có thói quen sử dụng những thức uống kể trên sẽ dễ gặp phải tình trạng rối loạn hệ thần kinh, suy giảm miễn dịch và các ảnh hưởng khác đến gan và thận. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng.
Tránh ăn các món có quá nhiều dầu mỡ
Thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp là nhóm thực phẩm không có lợi cho dạ dày. Bởi chúng có thể được chế biến từ dầu mỡ sử dụng nhiều lần, nhiều gia vị không tốt cho sức khỏe. Nhất là những món ăn này không phù hợp với người bệnh đang bị thừa axit dạ dày.
Thay vì sử dụng những món ăn gây hại này, người bệnh nên lựa chọn những loại mềm, dễ tiêu hóa hơn. Những món ăn dinh dưỡng sẽ giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả, tránh được những cơn đau không mong muốn tiếp diễn ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Một số lưu ý trong việc kiểm soát axit dạ dày
Tình trạng dư axit dạ dày hiện nay đã không còn là hiện tượng xa lạ. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do chế độ dinh dưỡng của nhiều người không đảm bảo. Do đó, để điều trị, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng được các chuyên gia xếp lên hàng đầu.
Để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất, cũng như ngăn ngừa tình trạng axit dạ dày tăng không kiểm soát, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tránh để cơ thể áp lực, căng thẳng trong thời gian dài. Sắp xếp lại công việc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp cơ thể sớm hồi phục, nhất là giúp hệ tiêu hóa làm việc ổn định hơn. Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá mức hoặc giảm cân quá độ. Đây có thể nói cũng là một trong những cách giúp trung hòa axit dạ dày tốt nhất.
- Tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe. Theo nghiên cứu, khói thuốc lá có chứa nhiều độc tố ảnh hưởng cho cơ quan tiêu hóa, nhất là chất nicotin. Do đó, nếu gặp phải hiện tượng dịch vị tăng tiết, bạn nên tránh xa khói thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề. Trong đó, tình trạng thừa axit dạ dày cũng là một trong số đó.
- Lựa chọn tư thế nằm ngủ thoải mái, một tư thế tốt cũng là cách giúp giảm axit dạ dày. Tránh nằm sấp khiến dạ dày chịu áp lực, có thể gây khó thở và nhất là khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
- Tập trung ăn uống, hạn chế làm nhiều việc trong lúc ăn. Ngoài ra, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt nhất. Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhiều trong một bữa khiến cơ quan tiêu hóa hoạt động quá mức làm axit dạ dày tăng cao.
- Nếu nhận thấy tình trạng dư thừa axit dạ dày không cải thiện, bạn nên sớm thăm khám để bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ và đưa ra phương án điều trị cho phù hợp và an toàn nhất.
Hy vọng thông qua bài viết sau bạn đọc đã giải đáp thắc mắc: “Dư axit dịch vị nên ăn gì, tránh gì trung hòa tốt?”. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như phục hồi cơ thể. Ngoài ra, để đảm bảo điều trị đạt kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp thăm khám y tế định kỳ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý, điều độ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt?
- 5 thực phẩm chức năng chống trào ngược dạ dày tốt nhất
- Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên trái hay phải?
Xem thêm: Cách chữa tai bị tắc do viêm xoang