Khi tìm hiểu về cấu tạo và nắm được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, bạn sẽ chủ động tránh xa các tác nhân gây hại và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Khi tìm hiểu về cấu tạo và nắm được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, bạn sẽ chủ động tránh xa các tác nhân gây hại và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Trung bình, một người hoạt động ở mức vừa phải hít thở khoảng 20.000 lít không khí trong 24 giờ. Hệ cơ quan giúp chúng ta thực hiện chức năng cơ bản nhất này chính là hệ hô hấp. Chúng lấy oxy từ không khí và cung cấp đến các tế bào, cơ quan khác. Sau đó, các khí thải như carbonic cũng được loại bỏ ra khỏi máu thông qua hệ cơ quan này.
Vậy đâu là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp để các cơ quan này hoạt động hiệu quả lâu dài? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Cấu tạo hệ hô hấp ở người
Hệ hô hấp bao gồm các cơ quan và mô phối hợp nhịp nhàng với nhau để giúp bạn hít thở. Bên cạnh đó, các cơ hỗ trợ cho phổi cũng là một phần trong hệ cơ quan này. Mọi thứ hoạt động cùng nhau để mang oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ các khí thải như carbonic ra ngoài.
Hệ hô hấp có thể được chia thành 2 phần:
– Đường hô hấp trên: bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản. Các cơ quan này nằm ở ngoài lồng ngực.
– Đường hô hấp dưới: gồm có khí quản, 2 lá phổi và tất cả các phân nhánh của cây phế quản (kể cả phế nang). Các cơ quan này nằm ở trong khoang lồng ngực.
Bên cạnh nhiệm vụ giúp hít vào và thở ra, hệ hô hấp còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như:
– Giúp phát ra âm thanh (nói chuyện) và ngửi thấy mùi vị
– Mang không khí cùng với nhiệt độ và độ ẩm cho cơ thể
– Cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể
– Loại bỏ các khí thải, như carbonic, ra khỏi cơ thể khi thở ra
– Bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại hay gây kích ứng
Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
Môi trường sống có những tác động trực tiếp đến hệ hô hấp con người. Trong quá trình hít không khí vào, chúng ta cũng đồng thời đưa những thành phần khác qua đường dẫn khí đến phổi. Mặc dù đường dẫn khí có những cơ chế giúp loại bỏ bớt các bụi bẩn và các mầm bệnh (như vi khuẩn, virus) nhưng vẫn không đủ khả năng bảo vệ toàn diện. Đặc biệt, khi bạn thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Một số yếu tố, tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và gây ra nhiều vấn sức khỏe từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
Trung bình, một người hoạt động ở mức vừa phải hít thở khoảng 20.000 lít không khí trong 24 giờ. Hệ cơ quan giúp chúng ta thực hiện chức năng cơ bản nhất này chính là hệ hô hấp. Chúng lấy oxy từ không khí và cung cấp đến các tế bào, cơ quan khác. Sau đó, các khí thải như carbonic cũng được loại bỏ ra khỏi máu thông qua hệ cơ quan này.
Vậy đâu là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp để các cơ quan này hoạt động hiệu quả lâu dài? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Cấu tạo hệ hô hấp ở người
Hệ hô hấp bao gồm các cơ quan và mô phối hợp nhịp nhàng với nhau để giúp bạn hít thở. Bên cạnh đó, các cơ hỗ trợ cho phổi cũng là một phần trong hệ cơ quan này. Mọi thứ hoạt động cùng nhau để mang oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ các khí thải như carbonic ra ngoài.
Hệ hô hấp có thể được chia thành 2 phần:
– Đường hô hấp trên: bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản. Các cơ quan này nằm ở ngoài lồng ngực.
– Đường hô hấp dưới: gồm có khí quản, 2 lá phổi và tất cả các phân nhánh của cây phế quản (kể cả phế nang). Các cơ quan này nằm ở trong khoang lồng ngực.
Bên cạnh nhiệm vụ giúp hít vào và thở ra, hệ hô hấp còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như:
– Giúp phát ra âm thanh (nói chuyện) và ngửi thấy mùi vị
– Mang không khí cùng với nhiệt độ và độ ẩm cho cơ thể
– Cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể
– Loại bỏ các khí thải, như carbonic, ra khỏi cơ thể khi thở ra
– Bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại hay gây kích ứng
Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
Môi trường sống có những tác động trực tiếp đến hệ hô hấp con người. Trong quá trình hít không khí vào, chúng ta cũng đồng thời đưa những thành phần khác qua đường dẫn khí đến phổi. Mặc dù đường dẫn khí có những cơ chế giúp loại bỏ bớt các bụi bẩn và các mầm bệnh (như vi khuẩn, virus) nhưng vẫn không đủ khả năng bảo vệ toàn diện. Đặc biệt, khi bạn thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Một số yếu tố, tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và gây ra nhiều vấn sức khỏe từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
● Khói thuốc lá, kể cả chủ động hay thụ động. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi và các bệnh ở phổi như COPD.
● Không khí ô nhiễm với mật độ khói bụi cao, các khí thải độc hại từ phương tiện giao thông, nhiên liệu đốt rắn (than, củi…)
● Các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) trong không khí như da/ lông động vật, côn trùng, phấn hoa, nấm mốc… Các tác nhân này có thể kích thích phản ứng dị ứng xảy ra ở một số người.
● Phơi nhiễm hơi hóa chất, bụi độc hại từ môi trường làm việc. Một số ngành nghề nhất định có nguy cơ mắc bệnh ở đường hô hấp hay phổi cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại dễ bay hơi, bụi kim loại, quặng khoáng sản…
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp – giữ lá phổi khỏe mạnh
Hãy nhớ, các biện pháp làm tăng khả năng loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.
Tập thể dục
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo mọi người nên hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần để tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe hô hấp. Ngay cả những người bệnh phổi mạn tính cũng có thể cải thiện các triệu chứng nhờ tập thể dục hợp lý, thường xuyên.
Thử nghiệm các bài tập thở cũng là cách giúp cải thiện chức năng phổi, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp.
Uống nhiều nước
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp làm loãng các dịch nhầy, đàm trong phổi hay đường thở. Từ đó, việc “tống khứ” các chất này ra ngoài cũng dễ dàng hơn và đường thở sẽ trở nên thông thoáng. Mỗi người cần uống đủ lượng nước theo thể trạng của mình, đừng để cơ thể thiếu nước nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước.
Bạn có thể quan tâm: 8 thời điểm uống nước lý tưởng bạn không nên bỏ qua.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí
Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây khó thở và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại cả khi đi ra ngoài và ở trong nhà như:
● Kiểm
tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Nếu chất lượng không khí quá tệ, bạn nên tránh ra ngoài nếu có thể. Những ngày như vậy bạn cũng không nên tập luyện thể dục ngoài trời.
● Đeo khẩu trang có khả năng lọc được các loại bụi, đặc biệt là bụi mịn khi đi ra ngoài trời.
● Khói thuốc lá, kể cả chủ động hay thụ động. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi và các bệnh ở phổi như COPD.
● Không khí ô nhiễm với mật độ khói bụi cao, các khí thải độc hại từ phương tiện giao thông, nhiên liệu đốt rắn (than, củi…)
● Các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) trong không khí như da/ lông động vật, côn trùng, phấn hoa, nấm mốc… Các tác nhân này có thể kích thích phản ứng dị ứng xảy ra ở một số người.
● Phơi nhiễm hơi hóa chất, bụi độc hại từ môi trường làm việc. Một số ngành nghề nhất định có nguy cơ mắc bệnh ở đường hô hấp hay phổi cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại dễ bay hơi, bụi kim loại, quặng khoáng sản…
Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp – giữ lá phổi khỏe mạnh
Hãy nhớ, các biện pháp làm tăng khả năng loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.
Tập thể dục
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo mọi người nên hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần để tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe hô hấp. Ngay cả những người bệnh phổi mạn tính cũng có thể cải thiện các triệu chứng nhờ tập thể dục hợp lý, thường xuyên.
Thử nghiệm các bài tập thở cũng là cách giúp cải thiện chức năng phổi, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp.
Uống nhiều nước
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp làm loãng các dịch nhầy, đàm trong phổi hay đường thở. Từ đó, việc “tống khứ” các chất này ra ngoài cũng dễ dàng hơn và đường thở sẽ trở nên thông thoáng. Mỗi người cần uống đủ lượng nước theo thể trạng của mình, đừng để cơ thể thiếu nước nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước.
Bạn có thể quan tâm: 8 thời điểm uống nước lý tưởng bạn không nên bỏ qua.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí
Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây khó thở và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại cả khi đi ra ngoài và ở trong nhà như:
● Kiểm
tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Nếu chất lượng không khí quá tệ, bạn nên tránh ra ngoài nếu có thể. Những ngày như vậy bạn cũng không nên tập luyện thể dục ngoài trời.
● Đeo khẩu trang có khả năng lọc được các loại bụi, đặc biệt là bụi mịn khi đi ra ngoài trời.
● Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy.
● Sử dụng các dụng cụ bảo vệ hô hấp khi bạn làm việc tại các công trường, xưởng, mỏ than hay các công việc có tiếp xúc với hóa chất độc hại.
● Dùng máy lọc không khí trong nhà để giữ không khí ở chất lượng tốt nhất có thể. Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để tránh hít phải các dị nguyên gây kích ứng phổi như lông động vật, nấm mốc…
● Vệ sinh và thông gió tốt cho ngôi nhà, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên thay vì hóa chất tổng hợp hay có nhiều hương liệu vì chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp.
● Trồng thêm một số loại cây trong nhà giúp lọc không khí và loại bỏ một số khí thải gây hại đến hệ hô hấp. Khi đó, chất lượng không khí trong nhà cũng được cải thiện.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi, nhất là ở những người đã lớn tuổi. Để bảo vệ hệ hô hấp, bạn cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virus.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh nhiễm trùng đường hô hấp là rửa tay đúng cách. Hãy rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng cũng như nhớ hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý:
● Tránh đến những nơi đông người, nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh hô hấp
● Giữ vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng từ đường miệng
● Giữ khoảng cách với người bị bệnh hô hấp hoặc những người xung quanh nếu bạn là người mắc bệnh
Tiêm vắc-xin cúm mùa cũng là một cách phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn có thể tham khảo về lịch tiêm vắc-xin tại các trung tâm tiêm chủng tại nơi mình sinh sống. Đặc biệt, nếu bạn trên 65 tuổi, hãy tiêm phòng viêm phổi.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Hãy cố gắng tăng lượng rau củ, trái cây giàu vitamin trong các bữa ăn và hạn chế các loại thịt đỏ, sữa, trứng.
Bạn có thể quan tâm: 8 mẹo giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả. Một đường thở thông thoáng và hai lá phổi khỏe mạnh sẽ giúp bạn nhẹ nhàng tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
● Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy.
● Sử dụng các dụng cụ bảo vệ hô hấp khi bạn làm việc tại các công trường, xưởng, mỏ than hay các công việc có tiếp xúc với hóa chất độc hại.
● Dùng máy lọc không khí trong nhà để giữ không khí ở chất lượng tốt nhất có thể. Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để tránh hít phải các dị nguyên gây kích ứng phổi như lông động vật, nấm mốc…
● Vệ sinh và thông gió tốt cho ngôi nhà, sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên thay vì hóa chất tổng hợp hay có nhiều hương liệu vì chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp.
● Trồng thêm một số loại cây trong nhà giúp lọc không khí và loại bỏ một số khí thải gây hại đến hệ hô hấp. Khi đó, chất lượng không khí trong nhà cũng được cải thiện.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi, nhất là ở những người đã lớn tuổi. Để bảo vệ hệ hô hấp, bạn cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virus.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh nhiễm trùng đường hô hấp là rửa tay đúng cách. Hãy rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng cũng như nhớ hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý:
● Tránh đến những nơi đông người, nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh hô hấp
● Giữ vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng từ đường miệng
● Giữ khoảng cách với người bị bệnh hô hấp hoặc những người xung quanh nếu bạn là người mắc bệnh
Tiêm vắc-xin cúm mùa cũng là một cách phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn có thể tham khảo về lịch tiêm vắc-xin tại các trung tâm tiêm chủng tại nơi mình sinh sống. Đặc biệt, nếu bạn trên 65 tuổi, hãy tiêm phòng viêm phổi.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Hãy cố gắng tăng lượng rau củ, trái cây giàu vitamin trong các bữa ăn và hạn chế các loại thịt đỏ, sữa, trứng.
Bạn có thể quan tâm: 8 mẹo giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả. Một đường thở thông thoáng và hai lá phổi khỏe mạnh sẽ giúp bạn nhẹ nhàng tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.
Xem thêm: 10 câu hỏi người bệnh thường quan tâm khi bị bệnh gút