Cách chữa viêm amidan hốc mủ hiện nay có các phương pháp bằng tây y, đông y, dân gian, phẫu thuật,… Tùy vào từng tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm và cơ địa mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
TOP 4 cách chữa viêm amidan hốc mủ cho hiệu quả nhanh và an toàn
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng bệnh lý hô hấp dạng mãn tính của viêm amidan thông thường. Một số biểu hiện đặc trưng của tình trạng này như sau: sưng đau amidan; hốc mủ trắng (dạng lấm tấm hoặc từng ổ mủ rõ rệt). Bệnh này cần điều trị ở giai đoạn đầu khi các biểu hiện mới khởi phát, mức độ còn nhẹ để nhanh chóng dứt điểm hoàn toàn.
Tùy thuộc vào mức độ và thể trạng mỗi người mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Nên cân nhắc lựa chọn cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh, tránh lạm dụng cách điều trị không phù hợp khiến bệnh diễn tiến nặng thêm. Dưới đây là thông tin về 4 cách chữa viêm amidan hốc mủ phổ biến và cho hiệu quả nhanh chóng.
Uống thuốc gì điều trị viêm amidan hốc mủ?
Đa số các trường hợp viêm amidan hốc mủ gây ra bởi virus, vi khuẩn (chủ yếu từ virus). Để điều trị triệt để tình trạng này cần phải có thuốc diệt tận gốc nguyên nhân. Cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định nhóm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn để kìm hãm và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Để điều trị được hiệu quả nhanh chóng, bác sĩ cần tiến hành thực hiện kháng sinh đồ trước đó. Mục đích của biện pháp này là tìm ra loại kháng sinh có sự nhạy cảm với vi khuẩn và mức độ nhạy cảm với từng loại. Khi đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất và có các biện pháp phòng ngừa khác hợp lý.
Cách chữa viêm amidan hốc mủ với thuốc Tây y thường bao gồm một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh, kháng khuẩn: Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân bắt buộc phải có. Tùy mức độ và tình trạng viêm nhiễm mà đơn thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh hoặc điều trị theo đơn thuốc của người khác. Có thể dùng dạng kháng sinh độc lập hoặc một số loại kháng sinh kết hợp (tăng hiệu quả và mở rộng phổ kháng khuẩn)
- Thuốc hạ sốt: Viêm amidan hốc mủ chủ yếu gây ra do tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó, sốt là biểu hiện chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp bị sốt, người bệnh sẽ được kê dùng thuốc hạ sốt (Ibuprofen, Paracetamol).
- Thuốc kháng viêm: Chỉ định hỗ trợ điều trị, làm lành các ổ viêm loét, giảm sưng tấy tại hai khối amidan. Có hai dạng dùng: Dạng uống và dạng tiêm (chỉ định tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và tình trạng dùng thuốc của người bệnh)
- Thuốc giảm đau: Sưng tấy amidan kéo dài có thể gây nghẹn họng, khó nuốt, cơn đau tăng khi người bệnh ho hoặc nói chuyện. Bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau với mục đích cải thiện các triệu chứng trên ở cổ họng.
- Thuốc chống phù nề: Chỉ định với mục đích giảm tình trạng sưng tấy, nóng đỏ. Alphachymotrypsin là loại thuốc chống phù nề được chỉ định phổ biến nhất, được ứng dụng nhiều trong các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp
- Thuốc điều trị tại họng: Ngoài các loại thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm một số thuốc dùng tại chỗ, cụ thể như nước muối sinh lý (vệ sinh họng hàng ngày) hoặc thuốc sát khuẩn họng (Betadine; Lysopaine;….)
Đặc điểm của phương pháp Tây y là hiệu quả điều trị tương đối nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu dùng lâu dài. Để đảm bảo an toàn trong điều trị, người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa kết thúc đợt dùng thuốc để tránh tình trạng “nhờn thuốc”, ảnh hưởng đến việc trị bệnh sau này.
Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng mẹo dân gian tại nhà
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng tương đối nghiêm trọng nhưng việc điều trị dễ dàng hơn nếu phát hiện ở giai đoạn mới khởi phát, các biểu hiện còn nhẹ. Khi đó, người bệnh có thể áp dụng cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng mẹo dân gian tại nhà.
Tuy nhiên, các mẹo này chủ yếu được lưu truyền trong dân gian, thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của chúng. Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng và chỉ nên áp dụng như biện pháp điều trị hỗ trợ bên cạnh phương pháp dùng thuốc khác.
- Mẹo điều trị với lá trầu không: Người bệnh có thể sử dụng kết hợp lá trầu không với củ nén (hành tăm) để điều trị viêm amidan tại nhà. Rửa sạch và để ráo khoảng 10 lá trầu không; củ nén bóc vỏ, rửa sạch và giã nhỏ toàn bộ nguyên liệu. Ngâm vào nước sôi khoảng 10-15 phút, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày
- Bài thuốc với mật ong: Người bệnh có thể dùng trực tiếp mật ong nguyên chất điều trị (với tần suất 2-3 lần/ngày). Ngậm trực tiếp trong cổ họng hoặc hòa với nước ấm (2-3 thìa/lần) và uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp mật ong với một số nguyên liệu khác nâng cao hiệu quả điều trị như gừng, lê, chanh, tắc,…
- Dùng lá hẹ trị viêm amidan: Chuẩn bị một nắm lá hẹ (liều lượng phù hợp), để ráo nước và cắt thành khúc nhỏ. Để lá hẹ vào bát cùng với các nguyên liệu kết hợp khác (sử dụng mật ong, gừng hoặc đường phèn,…). Chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút và chắt lấy nước cốt sử dụng hàng ngày.
- Bài thuốc từ nghệ vàng: Nghệ có lượng hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất phù hợp cho các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Người bệnh sử dụng bột nghệ kết hợp với sữa tươi để uống trước khi đi ngủ (nên làm ấm sữa để bột nghệ hòa tan dễ dàng hơn). Ngoài ra, có thể hòa bột nghệ với nước để súc họng và vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Mẹo với diếp cá: Rau diếp cá rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng của các bệnh lý hô hấp. Rửa sạch một nắm lá diếp cá, để ráo nước, giã nát và chắt lấy nước cốt. Thêm vào 1 thìa muối hạt, một lượng nước sôi vừa đủ và uống trong ngày. Có thể kết hợp thêm mật ong để tăng hương vị và tăng hiệu quả điều trị
Trong quá trình sử dụng các mẹo dân gian nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường như nổi mề đay, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,… cần ngưng dùng thuốc ngay và báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý phù hợp. Không dùng các bài thuốc có chứa mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tránh ngộ độc
Bài thuốc chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y
Theo quan điểm của cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y, chứng bệnh này cũng được phân chia thành hai dạng: Cấp tính và mãn tính. Với dạng cấp tính, viêm amidan hốc mủ được gọi là “phong nhiệt ngũ nha” (chứng bệnh gây ra bởi các yếu tố phong nhiệt từ bên ngoài). Với dạng mãn tính, đây là chứng “hư hỏa ngũ nha” (nguyên nhân chủ yếu do độc tố trong cơ thể tích tụ lâu ngày)
Điều trị Đông y thường đi từ căn nguyên của bệnh nên thời gian kéo dài và cần sự kiên trì của người bệnh. Các bài thuốc Đông y cho chứng bệnh này tập trung vào tiêu đờm, trừ phong và thanh nhiệt.
Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y cho chứng viêm amidan hốc mủ như sau:
- Bài thuốc số 1: Kim ngân hoa (16g); Ngưu hoàng tử (12g); Hoàng cầm (12g); Liên kiều (14
g); Cát cánh (10g); Bạc hà (10g); Hoàng liên (8g). Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, sắc cùng với 6 bát nước đến khi cô cạn còn ½ lượng nước thì có thể tắt bếp. Dùng trong ngày, chia ra nhiều lần và có thể hâm nóng khi sử dụng - Bài thuốc số 2: Kim ngân hoa (15g); Huyền sâm (15g); Bạc hà (10g); Tang bạch bì (10g); Thiên hoa phấn (10g); Kinh giới (10g); Xích thược (10g); Sơn đậu căn (10g); Bạch cương tàn (10g); Ngưu bàng tử (10g); Cam thảo (6g). Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
- Bài thuốc số 3: Mạch môn (14g); Xuyên bối mẫu (14g); Hoàng cầm (12g); Nhân sâm (12g); Phục linh (12g); Bạc hà (12g); Trần bì (12g); Chi tử (10g); Tô diệp (10g); Cam thảo (6g). Sắc thuốc với 6 bát nước, sử dụng thang thuốc trong ngày, chia 3 lần và nên dùng sau ăn
- Bài thuốc 4 Thanh hầu bổ phế thang: Thành phần gồm: Thành phần gồm: Kha tử, phật thủ, cương tàm, tân chỉ, bạch nghệ, sơn trà, quất hồng bì,… Mỗi lần sắc đổ nước ngập mặt thuốc, mỗi thang sắc kỹ 3 lần, trộn các lần với nhau chia thành 6 – 9 phần uống trong 3 ngày, hâm nóng thuốc trước khi uống 20 phút.
Để việc điều trị an toàn và hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở Đông y để được chẩn đoán chính xác. Qua đó, bác sĩ có chuyên môn sẽ kê đơn và gia giảm liều lượng các vị thuốc phù hợp nhất với tình trạng người bệnh.
Phẫu thuật điều trị viêm amidan hốc mủ, áp dụng trong trường hợp nào?
Phẫu thuật điều trị viêm amidan hốc mủ được áp dụng trong trường hợp các phương pháp chữa khác không còn mang lại hiệu quả. Đặc biệt tình trạng viêm nhiễm amidan tiến triển nặng và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ thường chỉ định can thiệp ngoại khoa cho một số trường hợp sau đây:
- Viêm amidan hốc mủ dạng mãn tính (kéo dài nhiều năm liên tục), thường xuyên bị tái phát
- Amidan sưng to, chảy dịch mủ gây chèn ép đường thở khiến người bệnh khó chịu dữ dội
- Sưng đau amidan nổi hạch rõ dưới cổ, có thể sờ thấy
- Xuất hiện biến chứng tại các cơ quan xung quanh như viêm tai, viêm mũi, viêm xoang,….
- Nghi ngờ có biểu hiện diễn tiến sang ung thư
Nhìn chung, phương pháp phẫu thuật điều trị viêm amidan hốc mủ chỉ áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Nếu cần áp dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo uy tín và cơ sở vật chất đầy đủ.
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa viêm amidan hốc mủ
Để việc điều trị bệnh được hiệu quả, trong quá trình áp dụng các cách chữa viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần lưu ý:
- Chủ động vệ sinh tai mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý. Tránh khạc nhổ quá mạnh gây vỡ ổ mủ và khiến bệnh nặng hơn
- Mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là đến nơi có nhiều khói bụi hoặc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất
- Uống nước đầy đủ, tối thiểu 2 lít nước/ngày. Ngoài nước khoáng, có thể uống nước hoa quả, nước canh,…..vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tốt cho cổ họng
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường nhóm thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh lý hô hấp
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tập trung điều trị biểu hiện viêm amidan, tránh làm việc quá sức và để tâm lý căng thẳng trong thời gian này
- Không hút thuốc, uống rượu bia tránh ảnh hưởng đến cổ họng và khiến bệnh diễn tiến nặng hơn
Các cách chữa viêm amidan hốc mủ được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng và mức độ triệu chứng của từng bệnh nhân. Để có chẩn đoán chính xác và điều trị an toàn, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp. Dùng thuốc theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định, không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi thuốc ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hơn.
Thông tin hữu ích:
- Các loại thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng
- TOP 7 cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian hiệu quả nhất
- Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì, nên ăn gì hỗ trợ điều trị tốt nhất
Xem thêm: Bị viêm xoang mũi không nên ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất?