Cách nấu nấm lim xanh rừng chữa bệnh cần lưu ý cách sơ chế nấm lim xanh loại bỏ hết độc tố. Hướng dẫn cách sắc nước nấm lim xanh rừng tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh. Sử dụng nấm lim xanh rừng lưu ý gì? Ai nên dùng và không nên dùng nấm lim xanh rừng? Lưu ý liều lượng dùng nấm lim xanh rừng phù hợp với từng bệnh lý.
Cách nấu nấm lim xanh rừng theo bài thuốc gia truyền Đông y có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng nước nấu nấm lim xanh. Bạn cần lưu ý liều lượng sử dụng nấm lim theo hướng dẫn của dược sĩ. Nấm lim xanh nên sử dụng phối hợp với các liệu trình thuốc Tây y để đảm bảo hiệu quả điều trị. Lưu ý, bạn nên sử dụng hai phương pháp cách nhau 30 phút.
Cách nấu nấm lim xanh chữa bệnh hiệu quả
Có nhiều cách sử dụng nấm lim xanh rừng: Hãm trà, ngâm rượu, sắc nước, tán bột… Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cách dùng nấm lim xanh phù hợp. Với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh, sắc nước nấm lim xanh là cách dùng phổ biến nhất.
Cách sơ chế nấm lim xanh rừng
Nấm lim xanh rừng tự nhiên thường mọc trên thân, rễ cây lim đã chết. Vỏ lim lại chứa rất nhiều tạp chất và độc tố. Vì vậy, muốn sử dụng được loại dược liệu này, bạn cần sơ chế cẩn thận. Khi chưa sơ chế, hợp chất kháng nguyên trong nấm chưa được làm giàu, giá trị sử dụng sẽ không cao. Vì vậy, cần phải sơ chế nấm lim xanh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sơ chế nấm lim xanh rừng tươi
Với nấm lim xanh rừng tươi, sau khi thu hái nếu không sơ chế rất dễ bị mọt, mốc. Vì vậy, những người thợ sơn tràng đi khai thác nấm trong rừng già thường cắt cả chân nấm dính vỏ lim để nấm được tươi lâu. Khi mua nấm lim xanh rừng tươi về, bạn bên cắt bỏ chân nấm phần dính vỏ lim để loại bỏ độc tố.
Bạn không nên rửa nấm bởi sẽ làm trôi đi lớp bào tử chứa giá trị dinh dưỡng cao trên mũ nấm. Bạn cần nhẹ nhàng làm sạch nấm lim xanh để giữ lại tối đa những dưỡng chất có ích. Có thể sử dụng khăn sạch lau nhẹ nấm lim xanh và tráng qua nước ấm. Sau đó, nấm lim mang phơi khô để nấm có mùi thơm đặc trưng.
Sơ chế nấm lim xanh rừng khô
Với nấm lim khô, trước khi sơ chế, bạn cần kiểm tra và loại bỏ những gốc nấm có dính vỏ cây. Sau đó, bạn ngâm nấm lim xanh khô trong nước muối loãng, ấm trong 10 phút rồi vớt ra mang đi chế biến.
Bài thuốc sắc nước nấm lim xanh
Hướng dẫn cách nấu nấm lim xanh rừng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 30g nấm lim xanh đã qua sơ chế;
- 2 lít nước sạch;
- Nồi đất, nồi sứ (Bạn không nên dùng nồi kim loại để sắc nước nấm lim xanh vì các chất trong nấm phản ứng với kim loại gây kết tủa có hại cho sức khỏe).
Đun nấm lim xanh khoảng 30 phút tới khi cạn còn 1,5 lít nước. Chia nhỏ 1,5 lít nước nấm thành 5 lần, uống thay nước trong ngày. Bạn chỉ nên sử dụng nước nấm đã sắc trong 24h, không để qua đêm.
Nấu nấm lim xanh lưu ý gì?
Làm theo cách nấu nấm lim xanh, khi mới uống, cơ thể có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau bụng;
- Đi tiểu nhiều;
- Buồn nôn;
- Chóng mặt.
Bạn không cần lo lắng nghĩ rằng đây là tác dụng phụ của nấm lim xanh. Bởi vì khi cơ thể chưa thích nghi với lượng dược chất cao của nấm, cơ chế thải độc tố mạnh của nấm làm cho cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu trên. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng liều lượng 5 – 10g khi mới sử dụng nấm lim xanh sắc nước uống chữa bệnh. Sau đó, bạn có thể tăng dần liều lượng sử dụng theo quy định dưới đây.
Đối tượng sử dụng nấm lim xanh
Nấm lim xanh là loại thảo dược lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Tuy vậy, trước khi nấu nấm lim xanh sử dụng, bạn cần tìm hiểu về đối tượng nên và không nên sử dụng nấm lim xanh. Bởi vì nấm lim xanh chứa hàm lượng dược chất cao và cơ chế thải độc tố mạnh nên sẽ không phù hợp với một số đối tượng bệnh lý.
Ai nên dùng nấm lim xanh?
- Nhóm người mắc bệnh ung thư: Ung thư hệ nội tạng, ung thư hệ tiêu hóa, ung thư hệ sinh dục, ung thư hệ nội tiết…
- Nhóm người mắc các bệnh lý mãn tính: Bệnh về xương khớp, bệnh về huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh về gan, thận, phổi, thần kinh…
- Những người suy nhược cơ thể: Người mới ốm dậy, người có thể trạng kém, người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh, người sau hóa trị, xạ trị ung thư.
Ai không nên dùng nấm lim xanh rừng?
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Cơ thể giai đoạn này có nhiều thay đổi nhạy cảm. Đối tượng này không nên dùng nấm lim xanh.
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Nấm lim xanh chứa hàm lượng dược chất cao, không phù hợp với trẻ nhỏ.
- Người bị bệnh thận: Các hoạt chất của nấm lim xanh kích thích quá trình xả thải độc tố mạnh, gây gánh nặng cho thận. Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh thận không nên dùng.
- Người huyết áp thấp: Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao, những người huyết áp thấp không nên dùng.
Xem thêm: Nấm lim xanh và bài thuốc chữa bệnh nan y – Báo Lao động
Liều lượng sử dụng nấm lim xanh
Liều lượng dùng nấm lim xanh sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh:
- Ung thư: 30g/ngày;
- Viêm gan B, C: 30g/ngày;
- Xơ gan, gan nhiễm mỡ: 30g/ngày;
- Phì đại tuyến tiền liệt: 20g/ngày;
- Tai biến mạch máu não: 20g/ngày;
- Bệnh gout: 15g/ngày;
- Viêm, đau khớp: 15g/ngày;
- Tiểu đường: 10g/ngày;
- Đau dạ dày, đại tràng: 10g/ngày;
- Chống viêm, kháng khuẩn: 10g/ngày.
Liều lượng dùng nấm lim xanh dùng để tăng cường sức khoẻ:
- Thải độc gan: 20g/ngày;
- Tăng cường sinh lý: 20g/ngày;
- Hạ mỡ máu: 20g/ngày;
- Bệnh cao huyết áp: 20g/ngày;
- Thanh lọc, bồi bổ cơ thể: 10g/ngày.
Hoặc website: www.namlimxanh.vn để được cung cấp thông tin.