Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc

Bệnh Zona và viêm da tiếp xúc là 2 căn bệnh da liễu phổ biến và có những yếu tố tương tự, gần giống nhau nên thường xuyên chẩn đoán nhầm lẫn. Chính vì vậy khiến việc điều trị không chính xác, bệnh kéo dài dai dẳng và gây ra những rủi ro ngoài ý muốn. Vậy cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc như thế nào là đúng nhất?

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc chính xác

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh Zona và viêm da tiếp xúc là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này là rất cao. Nguyên nhân là vì chúng có điểm chung tương tự nhau về nhiều yếu tố như triệu chứng, hình dạng thương tổn… Điển hình như: vùng da bị tổn thương nổi nhiều mụn nước li ti dính chùm. viêm đỏ và mưng mủ, cơn đau rát của viêm da tiếp xúc giống với cơn đau nhức của bệnh Zona, những tổn thương của bệnh zona chỉ xuất hiện một bên người và khiến người bệnh nhầm lẫn với triệu chứng của viêm da tiếp xúc 1 bên người…

Biết cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả hơn

Vì vậy, để phân biệt chính xác trường hợp nào là bệnh Zona và trường hợp nào là bệnh viêm da tiếp xúc cần dựa vào một số cách sau đây:

1. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh

2. Dựa vào triệu chứng

Triệu chứng của bệnh Zona và viêm da tiếp xúc có những điểm tương tự nhưng vẫn có vài điểm khác biệt để bác sĩ dựa vào đó để chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng bệnh Zona

Mắc bệnh Zona gây ra một số tổn thương ngoài da cơ bản như: xuất hiện các đốm mụn nước li ti hoặc bọng nước tập trung thành từng chùm, chủ yếu là mọc dọc theo dây thần kinh, liên sườn. Quan sát kỹ hơn có thể thấy mụn nước hơi lõm vào trên bề mặt và thường có viêm hạch.

Bệnh zona đặc trưng với triệu chứng nổi mụn nước li ti tập trung thành từng chùm trên da

Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như sốt 38 độ C, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, gây ra đau nhức dữ dội như điện giật chứ không gây ngứa ngáy. Những người cao tuổi mắc bệnh sẽ có mức độ đau tăng cao hơn so với người trẻ tuổi, ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh hơn.

Khoảng 4 – 5 ngày sau, mụn nước sẽ tự vỡ, xẹp xuống, khô lại, đóng vảy tiết và để lại những vết sẹo lọm bạc màu. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau mắt, sưng phù, sụp mí mắt, đỏ rát… thậm chí hậu quả nặng nhất là suy giảm thị lực, dẫn đến mù lòa.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc

Tùy vào dạng viêm da tiếp xúc mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau, cụ thể triệu chứng viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ngay sau khi làn da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Điển hình như bị côn trùng cắn làm cho độc tố bám vào da hoặc tiếp xúc với hóa chất dị ứng gây kích phát nhiều triệu chứng như ngứa ngáy, da ửng đỏ, phồng rộp, nổi mụn nước với nhiều hình dạng khác nhau.

Kèm theo đó là tình trạng nóng rát, đau nhức, dị ứng nổi mề đay toàn thân, phù nề, nổi sẩn, phát ban đỏ và ngứa ngáy dữ dội, thậm chí khởi phát viêm nhiễm. Những tổn thương do viêm da tiếp xúc có thể tự lành lại từ 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn nếu mức độ bệnh nặng, mạn tính và chuyển sang giai đoạn viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

3. Dựa vào biến chứng của bệnh

Bệnh viêm da tiếp x
úc và bênh Zona đều là những căn bệnh da liễu gây ra các tổn thương khó chịu ngoài da và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, đời sống tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu so sánh về mức độ ảnh hưởng thì bệnh Zona có xu hướng diễ tiến nặng hơn bệnh viêm da tiếp xúc.

Biến chứng viêm da tiếp xúc

Phần lớn các trường hợp bị viêm da tiếp xúc đều không gây nguy hiểm đến tính mạng và cũng không quá khó trong việc kiểm soát triệu chứng. Nếu chăm sóc và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách, chỉ sau 1 – 4 tuần những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng khô lại, bong tróc vảy và không để lại sẹo thâm trên da.

Tuy nhiên, nếu không được quan tâm chăm sóc, áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu chắc chắn bệnh sẽ diễn tiến xấu đi. Trong đó, một số biến chứng của viêm da tiếp xúc như:

Biến chứng viêm da tiếp xúc thường không nghiêm trọng như biến chứng bệnh Zona

Biến chứng bệnh Zona

Trong khi đó, bệnh Zona có biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều, do có sự tồn tại của virus trong các tế bào thần kinh, từ đó gây ra nhiều triệu chứng ở cả trong và bên ngoài cơ thể. Có thể kể đến một số biến chứng như:

Phương pháp điều trị bệnh zona và viêm da tiếp xúc

“Bệnh nào thuốc ấy” là phương châm điều trị bệnh được hầu hết các chuyên gia da liễu áp dụng. Vì nếu xét về bản chất, bệnh zona và viêm da tiếp xúc là 2 căn bệnh khác nhau nên phương pháp điều trị cũng sẽ khác. Những trường hợp chẩn đoán nhầm chắc chắn việc điều trị sẽ không đạt hiệu quả.

Vì vậy, từng bệnh phải được điều trị theo cách riêng biệt nhằm mục đích điều trị khỏi hoàn toàn các triệu chứng.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu không quá nặng, trường hợp chỉ gây kích ứng đơn thuần trên da, cách điều trị sẽ không quá  phức tạp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp như:

Dùng các loại thuốc bôi ngoài da

Nếu bị viêm da tiếp xúc do dị ứng, kích ứng khi tiếp xúc với hóa chất, nọc độc côn trùng… sẽ được chỉ định dùng các lại thuốc sau:

Bị viêm da tiếp xúc với các dị ứng đơn thuần chỉ cần rửa da bằng cồn và dùng kem bôi giảm ngứa, làm dịu da

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị sau để đạt kết quả tốt nhất:

Nếu tuân thủ điều trị sớm và đúng cách, chỉ từ 7 – 10
ngày bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng, không biến chứng và không để lại sẹo thâm trên da.

Điều trị bệnh Zona

Bệnh Zona thường có mức độ nặng hơn viêm da tiếp xúc nên việc điều trị cũng phức tạp hơn rất nhiều. Để điều trị bệnh Zona chủ yếu sử dụng các loại thuốc Tây, chăm sóc tại nhà và phòng ngừa tái phát.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Zona chủ yếu là thuốc dạng bôi dạng uống hoặc tiêm.

Điều trị bệnh Zona bằng các loại thuốc đặc trị, diệt virus, chống viêm, giảm ngứa, an thần… do bệnh có diễn tiến khá nghiêm trọng

Lưu ý: Tuyệt đối tuân thủ loại thuốc, liều dùng và tần suất sử dụng do bác sĩ chỉ định để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Kết hợp chăm sóc tại nhà

Các loại thuốc Tây chữa bệnh Zona có tác dụng rất mạnh và dễ gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức, trong thời gian dài. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng cũng cần tuân thủ thực hiện các cách chăm sóc tại nhà sau:

Nếu áp dụng các biện pháp điều trị sớm, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, chỉ khoảng 2 – 3 tuần bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi những tổn thương lành lại sẽ để lại vùng da giảm sắc, sậm màu hơn so với những vùng da lân cận.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc cơ bản bạn cần tham khảo và nắm rõ để phát hiện bệnh sớm, chủ động áp dụng các biện pháp điều trị tích cực cải thiện tình trạng bệnh. Hoặc nếu không thể chẩn đoán được bệnh, ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên da, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng và phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

  • Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách chăm sóc và điều trị
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Nguyên nhân và cách xử lý
  • Bệnh vảy nến: Nguyên Nhân, Triệu chứng, Cách điều trị mới nhất
  • Bệnh Tổ Đỉa: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Dứt Điểm

Xem thêm: Ung thư đầu cổ và những điều cần biết

Rate this post
Exit mobile version