Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị đau dạ dày ngày càng tăng cao. Để cải thiện bệnh tình, cha mẹ nên sử dụng những loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được khuyến cáo. Tuy nhiên, thuốc nào an toàn và phù hợp với trẻ thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết.
Danh sách 10+ loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em
Đau dạ dày khiến trẻ ăn không tiêu, ngủ không ngon, ợ chua, đầy hơi,… Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh, cha mẹ có thể tham khảo 11 loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được nhiều người tin tưởng dưới đây:
1. Thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em – Phosphalugel
Nếu bạn đang tìm một loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ sơ sinh, Phosphalugel chính là lựa chọn thích hợp. Loại thuốc này thường được người Việt chúng ta gọi với cái tên quen thuộc là thuốc chữ P. Phosphalugel. Đây là sản phẩm được điều chế dưới dạng keo trắng, màu hơi đục, tựa như sữa và có hương thơm nhẹ, dễ uống.
Thành phần:
- Aluminium Phosphate.
- Canxi Sulphate Dihydrate.
- Kali Sorbate.
- Pectin.
Công dụng: Phosphalugel có tác dụng kìm hãm sự tiết dịch vị, axit trong dạ dày. Từ đó, tình trạng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, ăn không tiêu… và các dấu hiệu đau bao tử ở trẻ được cải thiện hơn rất nhiều.
Cách dùng:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sử dụng Phosphalugel sau khi ăn. Mỗi lần uống, mẹ nên dùng muỗng cà phê lấy khoảng ¼ gói thuốc đút cho trẻ.
- Trẻ trên 6 tháng: Uống khoảng 2 thìa cà phê.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 – 2 gói/lần, dùng 3 lần/ngày.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Thuốc Phosphalugel không dùng cho trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tác dụng phụ: Có thể gây táo bón, chóng mặt, đau đầu.
Giá bán: Khoảng 95.000đ – 100.000đ / Hộp 26 gói.
2. Trị đau dạ dày cho bé – Gastropulgite
Gastropulgite là một trong những thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em tốt nhất hiện nay. Với những ai đang bị viêm dạ dày, đau dạ dày, viêm loét hay trào ngược dạ dày, Gastropulgite sẽ hỗ trợ điều trị các triệu chứng này hiệu quả.
Thành phần: Attapulgite de Mormoiron, Gel Aluminium Hydroxide, Magnesium Carbonate.
Công dụng:
- Làm lành các vết thương tại vùng niêm mạc dạ dày.
- Đào thải chất độc, tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy.
- Trung hòa lượng axit trong dạ dày, nhờ vậy giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.
Cách dùng: Thuốc được điều chế thành 2 loại là viên nén và bột. Với trẻ, ba mẹ nên dùng dạng bột và pha loãng sẽ dễ uống hơn.
- Trẻ từ 3 – 12 tuổi: Dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần dùng ⅓ gói, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ lớn hơn 12 tuổi: Sử dụng 2 – 4 gói/ngày.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Trẻ dưới 3 tuổi hoặc những trẻ bị dị ứng với Gastropulgite.
- Tác dụng phụ: Có thể gây táo bón, cảm giác buồn nôn.
Giá bán: 120.000đ/ hộp (30 gói 20g).
3. Thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em Prilosec OTC
Đây là một trong những loại thuốc Tây chữa đau dạ dày có xuất xứ từ Mỹ và được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc Prilosec OTC giúp hạn chế tình trạng tiết dịch vị dạ dày. Nhờ vậy, các triệu chứng ợ chua, đau dạ dày, trào ngược dạ dày… được cải thiện hiệu quả. Do đó, Prilosec OTC thường có mặt trong danh sách các loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em tốt nhất hiện nay.
Thành phần:
- Muối Magnesium.
- Iron Oxide.
- Magnesium Stearate.
- Microcrystalline Cellulose.
- Omeprazole.
Công dụng:
- Kiểm soát quá trình tiết dịch axit ở dạ dày.
- Cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Chữa hội chứng hội chứng Zollinger Ellison ở người trưởng thành.
Cách dùng: Prilosec OTC có 2 cách dùng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
- Trẻ 1 tháng – 1 tuổi: Trẻ từ 3 – 5kg uống 2,5 mg/ lần/ ngày; Trẻ từ 5 đến 10kg dùng 10mg/ lần/ ngày.
- Trẻ 1 – 16 tuổi: Trẻ từ 5 – 10kg dùng 5mg/ lần/ ngày; Trẻ từ 10 – 20kg uống 10mg/ lần/ ngày; Trẻ trên 20kg dùng 20mg/ lần/ ngày.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Tác dụng phụ: Đau bụng kéo dài, tiêu chảy, đi ngoài phân máu, tiểu ra máu, tiểu ít, tăng cân bất thường. Đôi khi là nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, chuột rút, nghẹt thở…
Giá bán: 520.000đ/ hộp (140 viên).
4. Thuốc chữa đau dạ dày trẻ em Trimafort
Trimafort có nguồn gốc từ xứ sở kim chi và được sản xuất bởi doanh nghiệp Daewoong Pharm. Loại thuốc này được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày như: Trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét đại tràng… Ngoài ra, Trimafort còn làm giảm các triệu chứng như: Ợ chua, đầy hơi, ăn không tiêu, ngộ độc…
Thành phần:
- AL2O3.
- MG(OH)2.
- Simethicone.
Công dụng:
- Cải thiện triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
- Điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh.
- Làm lành các vết thương, vết loét ở niêm mạc dạ dày nhanh chóng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng, đầy hơi, các cơn đau thượng vị…
Cách dùng: Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhi mà sẽ chỉ định dùng Trimafort với liều dùng hợp lý. Phụ huynh nên dẫn con đến bác sĩ để được khám, tư vấn liều dùng thích hợp nhất.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Trẻ em dưới 5 tuổi và đối tượng dị ứng với thuốc.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu như: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, khó chịu,… Bố mẹ phải dừng thuốc và đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Giá bán: 110.000đ/ hộp/ 20 gói.
5. Trẻ bị đau dạ dày uống thuốc gì? – Dataki
Nhắc đến một trong những thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em mà bỏ qua Dataki là một thiếu sót lớn. Thuốc Dataki được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên, lành tính và tốt cho sức khỏe.
Thuốc Dataki hoạt động dựa trên cơ chế kiểm soát và ổn định nồng độ axit có trong dịch vị dạ dày. Từ đó, các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, trào ngược dạ dày ở trẻ được hạn chế.
Thành phần: Mộc hương, bạch truật, hoàng bá, mẫu lệ…
Công dụng:
- Tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày.
- Làm giảm các cơn đau hiệu quả.
- Làm lành các vết loét dạ dày, hành tá tràng nhanh chóng.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng lẫn triệu chứng của bệnh dạ dày.
- Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách dùng: Nên cho trẻ uống 2 viên/ lần, dùng 2 lần/ ngày và uống cách bữa ăn nửa tiếng.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ bị dị ứng với thành phần của thuốc.
- Tác dụng phụ:
Giá bán: 950.000 VNĐ/hộp 60 viên nang.
6. Thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em – Ranitan 300mg
Ranitan được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm POV của Việt Nam. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén dài và được bọc một lớp bao phim bên ngoài. Ranitan không là thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em mà còn ngăn ngừa các biến chứng về dạ dày hiệu quả.
Thành phần: Dược chất Ranitidine hàm lượng 300mg.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến dạ dày như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày, hành tá tràng, xuất huyết dạ dày
- Hạn chế tiết dịch vị lẫn axit trong dạ dày.
- Tăng cường đề kháng cho dạ dày, ngăn chặn nguy cơ ung thư.
Cách dùng:
- Mỗi lần uống 1 viên, dùng 2 lần/ ngày.
- Dùng đều đặn trong vòng 4 – 6 tuần.
- Nên uống trước khi ngủ hoặc dùng trước bữa ăn.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Những trẻ có tiền sử mắc bệnh về gan hoặc loãng xương, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, viêm họng, nổi ban đỏ và mề đay trên da…
Giá bán: 600.000đ/ hộp/ 240 viên.
7. Điều trị đau dạ dày cho trẻ em – Yumangel
Yumangel là một trong các loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em từ 6-12 tuổi được nhiều bác sĩ trong ngành đánh giá cao. Yumangel hay còn được biết với cái tên là thuốc điều trị đau dạ dày chữ Y. Thuốc được điều chế dưới dạng sữa, có vị ngọt giúp trẻ dễ uống.
Thành phần:
- Almagate.
- Nhũ dịch Simethicon.
- Natrium Carboxymethylcellulose.
- Lucta 45.
- Hương liệu bạc hà.
- Dung dịch D.Sorbitol.
- Sucrose.
- Chlorhexidine Acetate.
Công dụng:
- Kìm hãm lượng axit tiết ra ở dạ dày, tránh tình trạng trào ngược dạ dày và các biến chứng bệnh dạ dày.
- Cải thiện hiệu quả các triệu chứng như: Ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, đau vùng thượng vị, táo bón…
Cách dùng: Tùy vào độ tuổi của mỗi trẻ sẽ có cách dùng tương ứng:
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống ½ gói/ lần, mỗi ngày dùng từ 2 – 4 lần.
- Trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 gói, dùng từ 2 – 4 lần/ ngày.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc nếu trẻ dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, nếu trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón hoặc biểu hiện nào khác lạ, bố mẹ nên ngừng thuốc và nhờ bác sĩ tư vấn.
Giá bán: 90.000đ/ hộp 20 gói 15ml.
8. Thuốc đau dạ dày cho trẻ em Sucralfate
Sucralfate được điều chế dưới dạng viên nén, dung dịch và gel. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, Sucralfate còn giúp bảo vệ thành niêm mạc ruột của trẻ.
Thành phần: Sucralfate.
Công dụng:
- Điều trị chứng bệnh Zollinger-Ellison.
- Giảm tiết dịch axit, từ đó ngăn ngừa trào ngược dạ dày.
- Cải thiện các triệu chứng của một số bệnh dạ dày.
Cách dùng: Nếu muốn cho trẻ dùng Sucralfate, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hoặc chỉ cho trẻ dùng đúng liều lượng theo toa thuốc đã kê đơn.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ nhỏ mẫn cảm với Sucralfate.
- Tác dụng phụ: Tiêu chảy, nổi các nốt ban đỏ, mề đay, men gan thất thường, nhức mỏi tay chân.
Giá bán: 70.000đ/ hộp 30 gói.
9. Trẻ bị đau dạ dày uống thuốc gì – Gaviscon
Đây là sản phẩm thuốc hãng Reckitt Benckiser – thương hiệu dược phẩm lớn ở Anh. Gaviscon là thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em lẫn người lớn. Thuốc này thường hỗ điều trị các triệu chứng liên quan đến một số bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày, co thắt dạ dày, viêm thực quản.
Thành phần:
- Natri Alginate.
- Natri Bicarbonate.
- Calcium Carbonate.
- Một số loại tá dược khác.
Cách dùng:
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi ngày dùng 4 lần, mỗi lần dùng 5 – 10ml/ lần.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày sử dụng 4 lần, mỗi lần dùng 20ml/ lần.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Vì tính chất lành tính nên thuốc Gaviscon không chống chỉ định đối tượng nào. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu khác lạ, gia đình cần ngừng dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Tác dụng phụ: Nổi các nốt mẩn đỏ, xuất hiện mề đay, phát ban, tim đập nhanh, co thắt phế quản dẫn đến khó thở.
Giá bán: 177.000đ/ hộp/ 24 gói.
10. Thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em – Nexium
Nexium được sản xuất ở Thụy Điển bởi Công ty AstraZeneca. Đây là loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em dựa trên cơ chế kìm hãm hoạt động bơm proton, kiểm soát lượng axit mà dạ dày tiết ra. Từ đó, giúp điều trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, Nexium còn hỗ trợ làm lành các vết thương ở dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, nhanh chóng loại bỏ triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em. Hiện Nexium đã được sản xuất dưới dạng cốm, thích hợp cho trẻ sử dụng.
Thành phần: Esomeprazole.
Cách dùng:
- Trẻ dưới 12 tuổi: Không được dùng vượt quá 20mg.
- Trẻ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 – 2 viên/ ngày.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ dị ứng với thành phần của Nexium.
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, tiêu chảy, táo bón….
Giá bán: 320.000 VNĐ/ hộp 14 viên.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em
Trong quá trình dùng thuốc, cha mẹ nên chú ý một số điểm sau:
- Chỉ cho trẻ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc nếu bệnh tình còn nặng.
- Thường xuyên tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi, chẩn đoán chính xác và kê toa thuốc thích hợp cho trẻ.
- Tránh mua thuốc giả, thuốc hết hạn để gây hại cho sức khỏe.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, cha mẹ xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ.
- Khuyến khích bé tập luyện thể dục thể thao để nâng cao khả năng miễn dịch.
- Không được cho trẻ uống nhiều loại thuốc cùng lúc.
>> MUA NGAY KẸO CHỐNG ĐẦY HƠI KIRKLAND SIGNATURE CHÍNH HÃNG TẠI DR VITAMIN << |
Để yên tâm hơn, các mẹ có thể liên hệ với bác sĩ của DrVitamin để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm cũng như cách chăm sóc cho trẻ đang gặp phải vấn đề về đau dạ dày.
Mong rằng các loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được nêu ở trên sẽ hữu ích với cha mẹ trong lúc chăm con trẻ bị bệnh. Tuy nhiên, bạn không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc này cho trẻ mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy dẫn trẻ đến trung tâm y tế để được chẩn đoán chính xác và kê toa thuốc thích hợp.
Xem thêm: Viêm dạ dày HP nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị