75 tuổi, bác Võ Văn Dũng vẫn hàng ngày tự tay cuốc từng miếng đất, trồng rau sạch cho cả gia đình. Nhìn người đàn ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn ấy không ai nghĩ rằng chú từng bị căn bệnh viêm họng hạt hành hạ, đeo bám nhiều năm trời, thậm chí có đợt vì bệnh mà sinh hoạt bị đảo lộn, mất ăn mất ngủ. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác Dũng để xem hành trình chữa bệnh viêm họng hạt của bác ra sao.
Cuộc sống đảo lộn vì viêm họng hạt
Chỉ cho chúng tôi cái điếu cày kỹ kỹ nằm chỏng chơ góc vườn, bác Dũng nói: “Tất cả là tại nó đấy, người ta bảo hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện mà bác hút chỉ thấy thêm lao, thêm phổi chứ nào thấy sĩ diện ở đâu. Bác hút mấy chục năm rồi cháu ạ, trước nghiện lắm, ngày phải làm vài điếu. Đi đâu cũng phải có điếu thuốc lào đi cùng. Coi nó như bạn ấy thế mà nó lại gieo rắc bệnh tật cho bác.
Trước mình trẻ thì không sao, đến khi về già, bệnh mới bắt đầu hành hạ. Thời gian đầu, bác chỉ thỉnh thoảng thay đổi thời tiết, gió lạnh bất thường mới viêm họng, ho nhẹ thôi. Mà về sau bệnh nặng hơn, có năm ho đến 3-4 tháng liền, rồi bệnh liên tục, dai dẳng không phân biệt nắng mưa.
Các cơn ho cũng nặng thêm, họng đau rát liên tục. Bác khạc rát hết họng mà không hết, nó cứ vướng víu, ngứa ngáy ở cổ họng rất khó chịu. Có độ vì bệnh mà ho thành tràng dài, đến đi còn không vững phải ngồi lại đợi cơn ho dứt mới làm được tiếp.
Đợt nặng nhất là bác bị ho cả ngày lẫn đêm, có lúc cả nhà đang ăn cơm, bác phải chạy ra chỗ khác để ho. Đêm ho không ngủ được, sáng ngủ dậy đều ho đến rút ruột, buồn nôn. Sau đợt đấy gần như bác không làm được gì nữa cháu ạ. Trước đây, một mình bác gánh cả mẫu ruộng, hết ruộng của nhà rồi còn nhận thêm cả phần của những nhà không làm ruộng mà bệnh cái là bỏ hết”.
“Bệnh tình như thế rồi bác có đi khám ngay không ạ?”, tôi lo lắng hỏi bác ngay. Bác gật đầu: “Có chứ, vì ho nhiều người nhà còn sợ bác bị lao phổi bên bắt đi khám luôn. Bác cũng lo lắm vì trong làng hồi đấy cũng có ông vừa mất vì lao phổi xong. Bác xuống bệnh viện tỉnh, sau làm các xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ kết luận bác bị viêm họng hạt mãn tính. Nghe bác sĩ kết luận cũng nhẹ nhõm hơn hẳn vì không phải lao phổi. Nhưng thú thật mắc bệnh này cũng mệt mỏi lắm cháu ạ.
Bác sĩ cũng bảo bác phải bỏ thuốc ngay nếu không muốn chết. Sau khi hỏi han rất kĩ, bác sĩ cũng phân tích luôn rằng ngoài thuốc lào, bệnh của bác còn do bác thường xuyên phun thuốc trừ sâu, rồi thuốc bảo vệ thực vật cho ruộng mà chẳng bao giờ che miệng, che mũi. Ngày trước hết vụ, rơm rạ thu xong về là dùng đun bếp, mà hồi kinh tế vững hơn thì đem đốt, không đun nữa, có ngày đốt nhiều tới mức khói mờ khói mịt cả làng. Bác sĩ bảo những thứ đó cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh, tích tụ bao nhiêu năm nên mới khổ thế này”.
“Rồi khi phát hiện bệnh, bác điều trị thế nào?” Tôi hỏi tiếp
“Dùng thuốc bác sĩ bệnh viện kê cháu ạ.” Bác Dũng vừa nói, vừa cho chúng tôi xem đơn thuốc dày cộp mà bác giữ lại. “Đợt đầu, dùng được 2 tuần thì bác cũng bớt ho, không khó chịu, vướng víu như trước. Bà nhà bác cũng ngâm cho lọ chanh muối, thi thoảng thì ngậm cho dễ chịu. Sau đấy thì cũng không còn ho như trước nên bác lại tiếp tục với công việc thường ngày. Mà khổ nỗi, nghiện thuốc lào nên khó bỏ, cứ nghĩ bệnh khỏi rồi thì không sao nên bác lại hút. Đúng là cái miệng hại cái thân, chẳng được bao lâu bác lại ho lại, cơn ho dữ dội lại bùng phát và lần này còn nặng hơn. Dùng thuốc theo đơn trước bác sĩ kê mà cũng không thấy đỡ mấy.
Lần này, các con bác đưa hẳn bác lên bệnh viện Bạch Mai khám, kết luận vẫn chỉ là viêm họng hạt tính. Nhưng bác sĩ dọa rằng nếu bác không chịu bỏ thuốc thì bệnh sẽ còn nặng hơn thế, thậm chí còn có thể dẫn đến ung thư vòm họng rất nguy hiểm. Cũng sợ nên bác bỏ thuốc, kiêng khem đủ kiểu nhưng cũng không tiến triển là bao.
Dùng thuốc được 1-2 tháng mà không thấy khỏi hẳn, đi khám lại bác sĩ có đề xuất bác đi đốt hạt. Nhưng nghe nhiều người nói đốt hạt chỉ đốt được hạt to thôi, của bác dày đặc hạt thế này sau nó lại mọc lại. Mà thấy bảo cái đốt hạt này mình cũng phải kiêng khem dữ lắm, rồi nhỡ gặp biến chứng thì không biết đường nào nên bác không đốt.
Các con chúng nó cũng thương mình, chịu khó tìm thầy tìm thuốc, ai mách thuốc chỗ nào hay là bảo bác dùng thử xem sao. Bác còn lên tận Hà Tĩnh tìm ông lang chữa viêm họng hạt bên đấy. Nhưng rồi thuốc nào cũng chỉ đỡ được thời gian đầu rồi đâu lại vào đấy. Lúc đấy bác cũng chán lắm, không biết phải làm sao, nghĩ hay mình cứ sống chung với lũ”.
Chấm dứt chuỗi ngày khổ sở vì viêm họng hạt mãn tính nhờ một lần ra thủ đô chơi
Nói thật, nghe bác Dũng kể chuyện tôi có phần không tin vì nhìn bác da dẻ hồng hào, khỏe mạnh, kể chuyện từ nãy giờ mà giọng cứ sang sảng, chẳng thấy dấu hiệu gì của việc đã mắc bệnh cả. Tôi có hỏi bác: “Bệnh nặng như vậy mà giờ bác khỏe mạnh thế này thì tuyệt quá bác ạ”. Bác cười to, sung sướng: “Đúng rồi cháu ạ, bác cũng được như thế này là may lắm đấy chứ”.
Nhấp chén nước chè, bác tâm sự: “Đấy ốm đau bệnh tật mệt mỏi lắm, trong lúc bác tái bệnh, ho dữ dội thì con gái bác làm việc trên Hà Nội về bảo trên đó có bệnh viện 102 khám chữa hiệu quả lắm, nhiều người khỏe rồi bố lên khám lấy thuốc xem sao. Bác nghĩ mình cũng từng khám viện Hà Nội rồi mà có khỏi đâu nên cứ ậm ừ cho qua, nhưng biết thế nào rồi nó cũng bắt mình đi khám bằng được nên bác bảo thôi thì đi một lần xem thế nào. Biết đâu hợp thầy hợp thuốc lại khỏi bệnh, mình cũng chẳng mất gì. Thế nhưng đúng thật nếu lần đó không đi thì có khi bây giờ bác vẫn đang khổ sở vì căn bệnh này lắm cháu ạ.”
Bác nói tiếp: “Đấy là Bệnh viện YHCT Tai Mũi Họng Quân dân 102, bác nghe nhân viên bệnh viện giới thiệu là thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 cháu ạ. Bệnh viện này mới mở nhưng trước đấy là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cũng có nhiều năm khám chữa bệnh rồi. Tới bệnh viện khám, bác bất ngờ lắm, vì đi các viện công trước đấy phải đi từ sáng sớm, tới nơi lấy số xếp hàng nửa ngày mới tới lượt. Mà ở viện này các cháu nhân viên chu đáo lắm, tiếp đón niềm nở ngay từ cổng, con gái bác đặt lịch rồi nên không phải chờ lâu. Bệnh viện cũng thoáng đãng, sạch sẽ, thoải mái lắm cháu.
Nhất là bác sĩ ở đấy rất nhiệt tình, tận tâm, hỏi han kỹ lưỡng, làm cụ thể bài bản chứ không qua loa như nhiều chỗ bác khám. Bệnh viện chữa bằng YHCT nhưng bác vừa được bắt mạch, chẩn bệnh, vừa được nội soi tai mũi họng, xét nghiệm sức khỏe tổng thể, x-quang họng,… Bác sĩ bảo kiểm tra như vậy mới thấy rõ tình trạng viêm nhiễm ở đâu để rồi kê đơn cho phù hợp. Ở viện cũng trang bị nhiều thiết bị hiện đại lắm.
Nghe bác sĩ bệnh viện giải thích tình trạng viêm họng hạt mãn tính cứ dai dẳng không dứt mặc dù bệnh bác đã cai thuốc lá là do chức năng ngũ tạng bị suy yếu, hoạt động kém nên dễ bị yếu tố gây bệnh tấn công. Muốn giải quyết được bệnh thì phải giải độc phổi, thanh lọc cơ thể, bồi bổ chức năng ngũ tạng.
Sau khi khám kỹ lưỡng, bác sĩ có kê đơn cho bác bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang của bệnh viện. Bác sĩ còn tư vấn, bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang này có thành phần từ thiên nhiên, giúp giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ tạng phủ. Bên cạnh đó, nó còn giúp bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây độc.”
Chẳng đợi được bác kể, tôi vội hỏi: “Thế dùng thuốc bác thấy bệnh tình ra sao?”
Nụ cười nở tươi trên môi, bác Dũng gật gù nói: “Chẳng biết có phải hợp với cái anh Thanh Hầu Bổ Phế Thang này không mà dùng bác thấy hiệu quả lắm. Bác sĩ có kê đơn cho bác theo 3 giai đoạn dùng thuốc theo 3 tháng. Thuốc Đông y thường chữa gốc bệnh trước nhưng vì bác ho nhiều quá, khó chịu nên bác sĩ điều chỉnh thuốc cho chữa triệu chứng trước rồi mới đi chữa gốc bệnh cháu ạ.
Uống tuần đầu đúng thật là không có hiệu quả nhiều nhưng sang tới tuần thứ hai thì bệnh của bác bắt đầu thay đổi, không ho nhiều như trước nữa cháu ạ, cổ họng cũng bớt đau rát, vướng víu. Bác cứ kiên trì uống thuốc theo liệu trình của bác sĩ, sang tháng thứ 2 thì thấy người khỏe hẳn, ăn ngon, ngủ tốt, không ho nhiều như trước. Tới tháng thứ 3 thì đúng thật là bệnh cũng biến mất luôn. Bác mừng quá, nghĩ bụng bệnh tình ổn thế này thì chẳng mấy chốc mình lại đi làm được rồi”.
Bác Dũng chia sẻ tiếp: “Thấy tình trạng bác thuyên giảm rõ, con gái bác lại liên hệ với bệnh viện đặt mua thêm tháng thuốc nữa để cho bác dùng tiếp. Thực ra tháng lấy thêm này chỉ toàn thuốc bổ thôi. Bác sĩ cũng bảo khi cơ thể khỏe mạnh thì bệnh cũng sẽ tự lùi. Mà con gái bác bảo thuốc của bệnh viện này toàn thảo dược sạch, đảm bảo, bệnh viện họ tự trồng cháu ạ nên dùng yên tâm lắm. Người già như bác không lo tác dụng phụ, chứ như thuốc Tây y nhiều hóa chất, uống nhiều hại người lắm cháu ạ.
Sau khoảng 2 tháng sử dụng thêm 1 tháng thuốc bổ, người bác khỏe, chẳng thấy mệt mỏi gì cả, da dẻ hồng hào mỡ màng, cứ gọi là vui quá.”
Nói tới đây, bác quay sang nhìn chúng tôi với ánh mắt tràn đầy hạnh phúc: “Tuần trước, bác mới có chuyến lên thăm thủ đô rồi đấy các cháu ạ, thăm hết Hồ Gươm, tới Lăng Bác, con nó dẫn đi chơi nguyên ngày ở ngoài đường mà người vẫn khỏe, chẳng ho gì nữa cả. Xong con bác cũng có chở qua bệnh viện 102 vừa để kiểm tra sức khỏe lần nữa, vừa để cảm ơn bác sĩ đã điều trị cho mình. Nhờ có bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang của bệnh viện 102 mà bác chữa khỏi căn bệnh bao nhiêu năm trời. Cảm ơn bác sĩ, cảm ơn bệnh viện lắm cháu ạ.”
Trên đây là chia sẻ của bác Võ Văn Dũng, 75 tuổi, bệnh nhân viêm họng hạt mãn tính tại Bệnh viện YHCT Tai Mũi Họng Quân dân 102. Bạn đọc quan tâm tới liệu trình điều trị của bệnh viện có thể liên hệ theo thông tin:
Xem thêm: Tiểu đường ở trẻ em: Chú ý tới biến chứng và biện pháp điều trị an toàn