Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Chớ xem thường chứng đau cổ ở trẻ em

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý trị liệu Brazil 2014 cho thấy tỷ lệ trẻ em bị đau cổ do bệnh lý chiếm khoảng 25%. Bên cạnh đó có khoảng 33% trẻ mắc chứng đau cổ do hoạt động thể chất, vui chơi hằng ngày.  Do đó, phụ huynh cần trang bị kiến thức về chứng đau cổ ở trẻ em để có hướng giải quyết phù hợp.

Đau cổ ở trẻ em là bệnh lý phổ biến do nhiều tác nhân

Đau cổ ở trẻ em: Bệnh lý nguy hiểm không nên xem thường

Hội chứng cổ – vai gáy – cánh tay không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng rất phổ biến. Khi trẻ có dấu hiệu đau cổ, phụ huynh thường rất chủ quan vì cho rằng do trẻ hiếu động nên va chạm vào các vật xung quanh. Nhưng thực chất, hội chứng vai gáy – cánh tay xuất hiện ở trẻ có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của khung xương trẻ. Vậy phụ huynh cần tìm hiểu những thông tin gì về bệnh đau cổ ở trẻ em?

1. Triệu chứng đau cổ ở trẻ em

Khác với người lớn, trẻ em bị đau cổ thường có biểu hiện bệnh không rõ ràng, khó chịu và không diễn tả được. Vì vậy, bố mẹ cần phải quan sát những biểu hiện bên ngoài của trẻ như là:

2. Nguyên nhân gây đau cổ ở trẻ em

Phụ huynh thường mặc định, chứng đau cổ chỉ gặp ở người lớn. Nhưng thực chất, trẻ em cũng có nguy bị đau cổ và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do:

Đau cổ do bệnh lý:

Đau cổ do thói quen sinh hoạt, yếu tố bên ngoài tác động:

Trẻ em bị đau cổ do ngồi nhiều trước thiết bị điện tử

3. Biện pháp khắc phục đau cổ cho trẻ

Khi trẻ có biểu h
iện đau cổ nhưng bố mẹ chưa xác định được nguyên nhân thì có thể áp dụng một số giải pháp cải thiện tại nhà ngay sau đây:

4. Khi nào trẻ em bị đau cổ cần được gặp bác sĩ.

Khi các triệu chứng đau nhức cổ ở trẻ ngày càng dữ dội thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần thận trọng khi trẻ bị đau cổ kèm theo các triệu chứng sau:

5. Điều trị đau cổ ở trẻ em

Những cơn đau cổ ở trẻ em được gây ra do các chấn thương nhẹ thường tự biến mất sau vài tuần. Ở một số trường hợp, trẻ bị chấn thương nghiêm trọng hoặc mắc phải các bệnh lý thì cơn đau  sẽ dai dẳng và khó điều trị hơn. Với các trường hợp trẻ đau cổ do chấn thương nhẹ, phụ huynh nên tìm cách khắc phục ngay.

Bên cạnh những phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, phụ huynh có thể tham khảo và hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài tập cổ nhằm phục hồi và làm tăng độ dẻo dai cho phần đốt sống cổ. Bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng duỗi cổ bằng cách nghiêng đầu sang một bên khi trẻ có cảm giác đau vùng cổ.

Các kỹ thuật thở sâu và thư giãn cũng có khả năng giúp cho trẻ cải thiện được chứng đau nhức vai và cổ do căng thẳng. Nếu cơn đau nhức bùng phát dữ dội và khiến cho trẻ cảm thấy không thoải mái thì phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau tạm thời như ibuprofen hoặc acetaminophen. Các loại thuốc này cũng có để lại tác dụng phụ. Vì vậy phải hết sức thận trọng khi cho trẻ sử dụng.

Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Châu Âu năm 2008 đã xác định được mối liên quan giữa chứng đau cổ ở trẻ em và máy tính. Giới hạn thời gian sàng lọc hội chứng Cổ – vai – cánh tay cho trẻ là một cách để phụ huynh có thể kiểm soát tình trạng của trẻ, kể cả khi chúng lớn lên. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng, nguy cơ tái phát chứng đau cổ ở trẻ sẽ tăng lên khi trẻ sử dụng máy tính nhiều hơn 3 giờ/ngày và ít vận động.

Điều trị đau cổ ở trẻ em đúng cách sẽ giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm

6. Phòng tránh đau cổ ở trẻ em

Đau cổ ở trẻ em có thể là bệnh lý nguy hiểm và gây khó khăn cho việc điều trị cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Để hạn chế và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng đau cổ, phụ huynh nên lưu ý cho trẻ một số vấn đề sau đây:

– Tập cho trẻ thói quen ngủ khoa học: Các nhà khoa học cho biết, tư thế ngủ không tốt của trẻ cũng là một nguy cơ cao khiến cho trẻ bị đau cổ. Vì vậy, khi trẻ nằm ngủ, mẹ có thể kê thêm một chiếc gối thấp, mềm dưới cổ để giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái và không bị cứng cổ khi thức dậy.

– Tư thế ngồi bàn học: Nhiều trẻ có thói quen nằm dài trên bàn học, ngồi không đúng tư thế khiến cho cột sống lưng và cổ bị tổn thương. Hãy tập cho trẻ thói quen ngồi bàn học vừa tầm, ngồi thẳng lưng để không làm ảnh hưởng đến mắt và cột sống.

– Hạn chế mang nhiều vật nặng: Hệ thống cột sống của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ nên khi phải mang vác vật nặng quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống của trẻ, nguy hiểm nhất đó là vùng xương vai và cổ. Do đó, phụ huynh không nên để trẻ tự mang vác đồ đạc nặng (bao gồm cả mang cặp) thường xuyên. Nên lựa chọn cho trẻ những loại balo được thiết kế khoa học và có khả năng phân bố đều cho 2 vai.

– Không ngồi sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu: Trẻ có thói quen sử dụng thiết bị điện tử vô tội vạ nếu không được bố mẹ kiểm soát. Bố mẹ nên quản lý chặt chẽ thời gian sử dụng điện thoại, máy tính của con, chỉ nên dành khoảng 30 phút – 1 tiếng/ngày để xem. Thời gian còn lại, hãy hướng cho trẻ luyện tập thể thao, vận động ngoài trời để tăng cường sức khỏe.

– Thực hiện các bài tập cổ đều đặn: Các bài tập vận động cổ cho trẻ là không thể thiếu sau thời gian học tập. Việc thường xuyên luyện tập cổ sẽ giúp trẻ thoát khỏi chứng thoái hóa cột sống về sau. Bố mẹ hãy luôn theo dõi việc luyện tập của trẻ và hướng dẫn đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Những dưỡng chất có lợi cho xương khớp mà trẻ cần được bổ sung như là Canxi, Omega -3, Glucosamine, Vitamin E,… Hãy cung cấp cho trẻ những dưỡng chất tự nhiên này trong thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây để giúp cho bữa ăn của trẻ trở nên thú vị hơn.

Ngăn ngừa đau cổ ở trẻ em bằng cách cho trẻ tham gia hoạt động nhiều hơn ngồi trước máy tính

Bạn muốn tìm hiểu thêm:

  • Chứng đau cổ do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì để điều trị?
  • Đau lưng mỏi cổ vai gáy là dấu hiệu của bệnh gì?

Có thể nói, đau cổ ở trẻ em thường được gây ra bởi các chấn thương trong cuộc sống hằng ngày như té ngã, va chạm khi chạy nhảy, ngồi hoặc nằm quá lâu,… Nhưng nó cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ mà bố mẹ cần phải lưu ý. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên dành thời gian để đưa trẻ đến chuyên khoa xương khớp kiểm tra. Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đau cổ ở trẻ em mà phụ huynh có thể tham khảo. Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân nhằm điều trị dứt điểm,
bạn nên đưa bé đến những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để kiểm tra sớm. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết

Rate this post
Exit mobile version