Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là tình trạng thường gặp ở nhiều người chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nguy cơ thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, dù đã điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống mà vẫn không thấy thuyên giảm kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường của cơ thể thì đây là dấu hiệu của bệnh lý cần được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đau vai gáy, chóng mặt, buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì, thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.
Nguyên nhân gây đau vai gáy chóng mặt buồn nôn
Thông thường, tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân chứ không nhất thiết là do bệnh lý gây ra. Bởi lẽ cơ chế chủ yếu gây ra tình trạng này là do thiểu năng tuần hoàn nào. Tức là, khi não không nhận được lượng oxy cần thiết do lượng máu lưu thông đến cột sống và não bị suy giảm đột ngột sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động ở hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề như hoa mặt, chóng mặt, buồn nôn, đau vai gáy, mất thăng bằng.
Một số nguyên nhân gây đau vai gáy, buồn nôn có thể kể đến như:
Ngồi lâu sai tư thế
Ngồi quá lâu ở một tư thế, ngồi sai tư thế, ít vận động, không thư giãn thả lỏng thân thể là một nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy, buồn nôn thường gặp nhất hiện nay. Tình trạng này thường xuất phát từ thói quen ngồi vẹo một bên hoặc phải thường xuyên vươn cổ ra phía trước do tính chất công việc. Đối tượng dễ gặp phải vấn đề này là tài xế hoặc nhân viên văn phòng. Ngoài ra cũng có thể xuất phát từ việc luyện tập thể thao không đúng cách, quá sức.
Tư thế ngủ không phù hợp
Sử dụng gối ngủ quá cao, tư thế ngủ co quắp, không nằm ngủ đúng tư thế, sử dụng niệm ngủ quá cứng hoặc quá mềm cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi cũng xuất hiện ở những người có thói quen nằm co người suốt đêm.
Thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức
Những người thường xuyên lo lắng, áp lực cuộc sống nhiều, làm việc cả ngày lẫn đêm, thiếu thời gian nghỉ ngơi. Điều này khiến tinh thần lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng từ đó gây thiếu máu lên não ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể do ăn uống thiếu chất, lạm dụng rượu bia chất kích thích, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thức quá khuya. Đây cũng là những nguyên nhân gây đau vai gáy chóng mặt buồn nôn ở nhiều người.
Do bệnh lý
Nếu tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn kéo dài trên 7 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể tình trạng này do bệnh lý gây ra. Các bệnh lý này có thể liên quan đến xương khớp, xuất huyết màng não, chấn thương sọ não, viêm màng não mủ, viêm não, nấm não…
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây đau vai gáy buồn nôn là:
- Do tuổi tác, cơ thể lão hóa khiến hệ xương khớp dễ tổn thương, yếu đi, cơ thể hoạt động không còn tốt như trước gây thiếu máu lên não, xương khớp đau nhức .
- Do chấn thương khi làm việc quá độ khiến khớp vai bị chèn ép, tổn thương; do tai nạn giao thông
- Do mang vác vật nặng quá sức, không đúng tư thế.
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn do bệnh lên thường kèm theo những biểu hiện như chỉ cần vận động mạnh là sẽ thấy đau buốt, cơn đau ở vai gáy lan ra cả bàn tay, tê bì bả vai hai tay. Ngoài ra, còn có những trường hợp các cơ bị yếu đi, người bệnh thay khó chịu, buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, chóng mặt, mất ngủ, đôi khi còn kèm theo sốt. Một số bệnh lý có triệu chứng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn thường là:
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành của động mạch bị hẹp, xơ cứng lại hoặc bị bong ra do các mảng bám xung quanh thành động mạch như canxi, chất béo, cholesterol gây ra. Thường liên quan đến các chấn thương bên trong động mạch ở cổ. Nếu không được điều trị kịp thời, khi các mảng bám dày lên sẽ làm dày thành động mạch đồng thời còn làm gián đoạn tình trạng lưu thông máu khắp cơ thể. Ngoài ra, các mảng bám này còn có thể bị vỡ ra, dễ kết hợp với các tế bào máu hình thành nên cục máu đông gây thiếu máu lên não thậm chí có nguy cơ đột quỵ, đau tim…
Tình trạng đau vai gáy, chóng mặt, buồn nôn thường liên quan đến xơ vữa động mạch vành với các biểu hiện như:
- Đau tức ngực, đau như bị đè nặng nhất là khi gắng sức, cảm xúc mạnh
- Đau ở vai, lan xuống cánh tay trường, có thể xuất hiện đột ngột
- Có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở, thở gắng sức, mệt mỏi, buồn nôn
Chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính cũng là một trong những bệnh lý có triệu chứng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn. Nguyên nhân chính là do có vấn để ở tai trong, khi các tinh thể ở sai vị trí khiến kênh bán nguyệt trở nên nhạy cảm khi thay đổi tư thế gây hiện tượng chóng mặt, buồn nôn. Thường có liên quan đến viêm tai trong, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng của phẫu thuật định vị cột sống kéo dài.
Triệu chứng thường gặp:
- Chóng mặt, choáng, đứng không vững
- Mắt mờ, mất cân bằng, cảm giác bản thân hoặc môi trường đang di chuyển
- Buồn nôn, nôn, nhức đầu dữ dội
- Yếu cánh tay, chân, đau mỏi vai gáy
- Nghe kém, mất thị giác
- Té ngã, đi bộ nói chuyện khó khăn
- Đau ngực, nhịp tim chậm hoặc nhanh
Thoái hóa đốt sống cổ
Là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên, có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đây. Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến xuất hiện do tuổi tác, lao động, tính chất công việc… Là bệnh lý mạn tính tiến triển chậm, bắt đầu từ những hiện tượng hư đĩa đệm, khớp ở các diện đốt sống, tổn thương dây chằng. Vị trí thoái hóa thường gặp nhất là ở đoạn C5-C6-C7. Tỷ lệ nam và nữ giới mắc bệnh này là như nhau. Khi tình trạng thoái hóa nghiêm trọng, dễ gây chèn ép thần kinh và mạch máu dẫn đến các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt.
Triệu chứng thường gặp:
- Đau vướng cổ, thỉnh thoảng bị vẹo cổ
- Đau kéo dài từ vai gáy lan ra cổ, tai
- Đau có thể lan lên đầu, vùng chẩm, trán gây đau đầu chóng mặt
- Có thể gây mất cảm giác sâu ở tay
- Cứng cổ khi thời tiết trở lạnh, khó quay đầu sang trái hay phải.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ khiến địa đệm bị lệch khỏi vị trí bên trong đốt sống. Điều này gây chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh khiến người bệnh thường hay khó chịu, đau đớn ở cổ. Tình trạng này rất khó chữa khỏi, cũng rất khó để có thể đưa đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng phương pháp thì có thể giúp người bệnh hồi phục đến 80 thậm chí 90%. Một trong những triệu chứng của bệnh này là đau dây thần kinh, chóng mặt, buồn nôn, tuy nhiên thường không phổ biến lắm.
Triệu chứng thường gặp:
- Đau nhức diện rộng, bắt đầu ở đốt sống cổ sau lan ra bả vai, cánh tay, lên sau đầu
- Tê ngứa tay chân, khối thoát vị chèn ép ở dây thần kinh có thể gây ngứa ở cánh tay, bàn tay, ngón chân
- Hạn chế khi cử động cổ, cánh tay, khó khăn trong việc cúi ngửa cổ hoặc quay cổ
- Đau kéo dài từ gáy ra sau tai, đầu, đôi khi bị vướng cổ thậm chí vẹo cổ
- Khi bệnh nghiêm trọng có thể xuất hiện các triệu chứng như nấc cụt, chóng mặt, buồn nôn, ngáp chảy nước mắt…
Hội chứng đau cân cơ
Là một rối loạn đau mãn tính xảy ra khi nhấn vào điểm nhạy cảm của bắp, thường xuất hiện khi một cơ bị co rút nhiều lần. Có thể do tình trạng stress, hoạt động lặp đi lặp lại trong công việc, tổn thương đĩa đệm, tổn thương cơ xương khớp, vận động cơ bắp quá sức… Mặc dù là tình trạng tương đối hiếm gặp, tuy nhiên lại có đến 35% trường hợp bị đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có liên quan đến hội chứng này.
Triệu chứng thường gặp:
- Trong cơ có một khối cứng
- Đau nhức ở nhiều cơ bắp, đau dai dẳng, ngày càng tăng
- Đau ở nhiều vị trí như đầu, cằm, vai gáy, cánh tay, chân…
Bệnh lý khác
Một số bệnh lý có triệu chứng đau vai gáy, chóng mặt, buồn nôn có thể kể đến như:
- Chấn thương sọ não nhưng không được điều trị dứt điểm, không thể chữa khỏi hoàn toàn khiến màng cứng bị tụ máu, chảy máu dưới sọ gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau vai gáy.
- Bệnh về đốt sống cổ khác như ung thư cột sống, gai cột sống cổ cũng có thể khiến bạn buồn nôn, chóng mặt
- Bệnh lý về não như nấm não, viêm não, viêm màng não virus, viêm màng não mủ… Có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn đôi khi còn kèm theo co giật.
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không?
Có thể thấy, tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Nếu như tình trạng này xuất phát từ tâm trạng, thói quen sinh hoạt, tư thế ngồi, tư thế ngủ, sử dụng gối ngủ không đúng cách… thì bạn chỉ cần từ từ thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, cố gắng điều chỉnh tư thế ngồi, rèn luyện các bài tập vật lý trị liệu để điều chỉnh là được. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn 1 tuần kèm theo các triệu chứng bất thường thì rất có thể cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý nào đó cần được thăm khám và điều trị.
Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn nếu xuất phát từ bệnh lý thì được đánh giá là rất nguy hiểm, đặc biệt là khi không được sớm chẩn đoán, điều trị kịp thời. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây suy nhược cơ thể mà còn khiến bệnh chuyển biến thành mãn tính, khó điều trị, dễ tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cổ và vai gáy. Hơn hết, nếu tình trạng này có liên quan đến các bệnh lý về xương khớp nhưng không được sớm phát hiện thì có thể dẫn đến các biến chứng như liệt nửa người thậm chí toàn thân.
Do đó, khi tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn của mình kéo dài từ 4 – 5 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu không sẽ rất dễ gây ra các triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ, mất kiểm soát đại tiện khi bệnh xương khớp chuyển biến nặng. Hơn nữa, nếu không sớm điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ sống chung với bệnh vì các bệnh về xương khớp rất khó để điều trị dứt điểm.
Làm thế nào khi bị đau vai gáy buồn nôn chóng mặt?
Khi gặp phải tình trạng này, trước tiên bạn cần xác định được nguyên nhân do đâu. Nếu xuất phát từ thói quen, chế độ ăn uống thì có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất cần nhanh chóng thăm khám để sớm tìm ra vấn đề và có biện pháp xử lý phù hợp.
Các biện pháp xử lý bao gồm:
Dùng thuốc Nam chữa đau vai gáy, buồn nôn
Nếu tình trạng đau vai gáy buồn nôn chóng mặt mới xuất hiện, không kèm theo các triệu chứng khác thì bạn có thể dùng thuốc nam để điều trị. Thuốc nam lành tính, chi phí rẻ, là nguyên liệu dễ tìm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Các cây thuốc nam chữa đau vai gáy, chóng mặt buồn nôn thường là:
- Đinh lăng: Lấy rễ cây xấu ổi, cam thảo dây, thân hoặc rễ cây đinh lăng, cúc tần mỗi loại 30g sắc với 400ml nước, chia thành nhiều lần uống, sử dụng hết trong ngày, kiên trì thực hiện trong 3 – 4 tuần.
- Cây cỏ xước: Lấy 30g cỏ xước khô sắc với 300ml nước, uống hết trong ngày
- Củ gừng tươi: Lấy 200g gừng tươi, rửa sạch, để nguyên vỏ, xắt lát, đun sôi với 500ml nước, để sôi trong 5 phút, chắt lấy nước, cho 1 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa nước cốt chanh và 100ml soda, chia nhỏ hỗn hợp thành nhiều phần, uống trước mỗi bữa ăn, liên tục trong 15 ngày.
- Ngải cứu: Lấy 500g ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, bỏ bã giữ phần nước cốt, thêm 1 thìa nhỏ mật ong vào nước, khuấy đều, uống sau bữa ăn.
Thuốc nam mặc dù an toàn lành tính nhưng bạn cũng không nên lạm dụng, cần uống đúng liều lượng và tuyệt đối không tự ý kết hợp các thảo dược với nhau. Đặc biệt, không nên để thuốc qua đêm để tránh nước thuốc bị thiu. Thuốc nam có tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì thì mới thấy kết quả.
Dùng thuốc Tây
Để xử lý tình trạng đau nhức vai gáy kèm theo chóng mặt, buồn nôn bạn có thể sử dụng thuốc tân dược. Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau tùy vào tình trạng bệnh. Thế nhưng, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng, thuốc tây cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc tây có tác dụng điều trị đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể kể đến như:
- Thuốc giảm đau: Thường là Acetaminophen, Paracetamol, Tylenol 8H có tác dụng cải thiện cơ đau, không có khả năng gây mê. Để tăng hiệu quả giảm đau, các loại thuốc này có thể được bác sĩ chỉ định dùng cùng Codein phosphat nhóm II.
- Thuốc kháng viêm: Thường là Diclofenac hoặc Meloxicam hay các thuốc không Steroid khác. Nếu được chỉ định dùng kháng viêm có steroid thì cần thận trọng với các tác dụng phụ như mất ngủ, nóng trong người…
- Thuốc giãn cơ: Có khả năng ức chế tiền synap giúp cải thiện tình trạng co cứng các cơ và dây thần kinh ở cổ, vai gáy. Thường dùng là tizanidine, decontractyl, các thuốc này sẽ phát huy tác dụng sau 3 – 6 tiếng.
- Thuốc hỗ trợ hoạt động của cơ xương và thần kinh: Có tác dụng ổn định hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thường là glucosamine, vitamin nhóm B.
- Thuốc chống trầm cảm: Phù hợp với người đau vai gáy buồn nôn do tâm trạng căng thẳng kéo dài gây mất ngủ, sụt cân, ăn không ngon, sức đề kháng yếu. Trong trường hợp này, sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện cơn đau đáng kể.
Phương pháp khác
Bên cạnh việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện đau vai gáy buồn nôn chóng mặt như:
- Chườm nóng: Là biện pháp thường xuyên được áp dụng, có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tác dụng của nhiệt độ sẽ khiến các cơ, dây thần kinh được thư giãn đồng thời cũng giúp tăng cường lưu thông máu. Để tăng hiệu quả, có thể áp dụng phương pháp sao nóng ngải cứu với muối hạt để chườm lên vị trí đau.
- Tắm nóng lạnh xen kẽ: Đây là phương pháp dùng vòi sen nóng lạnh để cải thiện, giảm thiểu cơn đau, trước tiên xả nước ấm lên vùng vai gáy trong 3 phút sau đó chuyển sang nước lạnh từ 30 – 60 giây.
- Thực hiện các bài tập cổ: Trước khi thực hiện các bài tập cổ, bạn thực hiện massage nhẹ nhàng để làm nóng cơ và lưu thông máu. Sau đó thực hiện các bài tập chuyển động cổ đơn giản như giữa cho cổ, cột sống, vai thẳng tự nhiên; xoay đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
Điều trị chuyên khoa
Nếu tình trạng bệnh kéo dài trên 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên thăm khám chuyên khoa để có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu bạn gặp vấn đề về xương khớp, có thể được điều trị bằng:
- Thiết bị y khoa: Thường là các biện pháp vật lý trị liệu như dùng tia laser, đèn hồng ngoại, xung điện hoặc kéo giãn cột sống. Các thiết bị y khoa này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nếu không cẩn thận có thể gây nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Phẫu thuật: Là biện pháp cuối cùng để giải quyết tình trạng này nếu bệnh chuyển biến nặng. Tuy nhiên, phẫu thuật thường kèm theo nhiều rủi ro, nguy cơ tái phát lại hơn nữa chi phí phẫu thuật cũng khá cao.
Chế độ dinh dưỡng cho người đau vai gáy, buồn nôn, chóng mặt
Khi bị đau vai gáy chóng mặt buồn nôn, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể:
Thực phẩm nên ăn
- Nên bổ sung chất xơ, và vitamin vừa giúp hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố trong người, vừa giúp tăng cường hấp thụ canxi và khoáng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Với rau củ, bạn nên đa dạng thực phẩm và tăng cường ăn nhiều cà chua, rau dền, mồng tơi, cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, trái cây họ cam, việt quất, kiwi, đu đủ…
- Thực phẩm giàu axit béo giúp ngăn ngừa sự phát triển, cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy như cá ngừ, cá mòi, cá hồi…
- Các loại hải sản chứa nhiều canxi, khoáng chất giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các khớp xương như tôm, cua, ghẹ…
- Thực phẩm chứa nhiều magie có tác dụng cải thiện cơn đau, xoa dịu ổn định chức năng của các dây thần kinh, có thể kể đến như hạt điều, hạt bí, yến mạch…
Thực phẩm không nên ăn
- Thực phẩm giàu cholesterol: Dễ gây rối loạn tuần hoàn máu khiến tình trạng đau mỏi vai gáy nghiêm trọng hơn, thường là thịt mỡ, bơ, bánh kẹo, đồ hộp, nội tạng động vật…
- Đồ ăn chế biến sẵn: Có thể làm tăng lipid khiến bệnh lý về xương khớp nghiêm trọng hơn như xúc xích, jambon
- Thực phẩm giàu photpho: Cản trở quá trình hấp thu canxi, thường là các loại đậu, các loại hạt và quả hạch…
- Muối và đồ ăn quá mặt: Tăng áp lực cho xương khớp, dễ gây tình trạng sưng phù.
- Các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn dễ gây giãn tịch mạch, cản trở lưu thông máu.
Biện pháp phòng tránh đau vai gáy chóng mặt buồn nôn
Để phòng ngừa đau vai gáy buồn nôn chóng mặt, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc khoa học, tránh căng thẳng, mệt mỏi, tránh làm việc quá sức
- Tránh ngồi, ngủ sai tư thế, tránh tình trạng ngủ ngồi, ngồi bất động ở một tư thế quá lâu, tránh cong người khi ngủ
- Dùng gối độ cao, độ mềm vừa phải, tránh nằm gối, nệm quá cứng hoặc quá mềm để không gây đau cứng cổ, mỏi vai gáy
- Tập thói quen ngồi đúng tư thế, giữ cho đầu và cổ ở tư thế thích hợp, không nên gập hoặc ưỡn cổ quá mức, nếu phải đứng ngồi quá lâu thì nên dành vài phút để thư giãn, thả lỏng thân thể
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, thực hiện các bài tập vận động xương khớp vừa sức.
Trên đây là một số thông tình về tình trạng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn và các bệnh lý liên quan. Cần nhớ rằng, nếu tình trạng này kéo dài từ 5 – 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc kèm theo nhiều triệu chứng bất thường thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân gây đau vai gáy ở phụ nữ sau sinh mổ và cách xử lý
- Bị đau mỏi vai gáy nên ăn gì và kiêng gì?
Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho và những điều mẹ cần biết